7 cách chữa đầy bụng khó tiêu ai dùng cũng hiệu quả
Dưới đây là 7 cách chữa đầy bụng khó tiêu đơn giản mà lại cực kỳ an toàn. Bỏ túi ngay những mẹo này để có thể thưởng thức bữa ăn một cách trọn vẹn nhé!
Nội dung chính:
7 cách chữa đầy bụng khó tiêu
Cách cách chữa đầy bụng khó tiêu ở bài viết này hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà, không quá tốn kém nhưng hiệu quả lại rất cao. Các cách bao gồm:
Sử dụng baking soda
Thành phần chính của baking soda là natri hidrocacbonat có khả năng điều trị trào ngược axit. Về nguyên tắc natri hidrocacbonat sẽ trung hòa acid trong dịch vị dạ dày nhờ đó làm giảm các triệu chứng đầy bụng khó tiêu.
Cách dùng: Pha 2 thìa cà phê baking soda với một cốc nước ấm và uống sau bữa ăn.
Lưu ý: Không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong vòng 2 giờ sau khi uống baking soda.
Xem thêm: Chướng bụng đầy hơi buồn nôn là triệu chứng nguy hiểm của bệnh gì?
Bổ sung men vi sinh (lợi khuẩn) và prebiotic
Men vi sinh giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa giúp giảm cảm giác đầy bụng khó tiêu. Các thói quen sinh hoạt không lành mạnh cộng với việc lạm dụng thuốc kháng sinh khiến lượng men vi sinh bị giảm một cách đáng kể. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại gia tăng số lượng khiến hệ tiêu hóa của bạn bị tổn thương.
Cách tốt nhất để cân bằng số lượng lợi khuẩn và hại khuẩn là bổ sung thêm men vi sinh từ bên ngoài. Thông thường bạn có thể sử dụng sữa chua và các chế phẩm từ sữa chua để cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể. Do các vi khuẩn có lợi được sinh ra rất nhiều trong trình lên men của sữa chua.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng các vi khuẩn có lợi rất dễ bị tiêu diệt dưới nhiệt độ cao. Vì vậy bạn không nên hâm nóng sữa chua trước khi dùng mà nên để nguội tự nhiên nhé.
Uống trà thảo mộc
Thì là, bạc hà, gừng và hoa cúc… đây là những nguyên liệu rất dễ tìm, bạn có thể mua chúng ở hầu hết tất cả các chợ truyền thống. Mỗi loại thảo mộc trên đều có công dụng rất tốt trong việc thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Cụ thể như sau:
- Bạc hà: Tinh dầu trong lá bạc hà có tác dụng giảm đau chống buồn nôn.
- Thì là: Có vai trò kích thích dòng mật.
- Gừng: Làm tuyến nước bọt hoạt động mạnh hơn, tăng tiết nước bọt.
- Hoa cúc: Có chức năng làm giãn các cơ của dạ dày bị căng cứng do hoạt động co bóp nhiều.
- Hoa cúc và gừng khô
Nếu không quen dùng bạc hà và thì là bạn có thể chỉ sử dụng hoa cúc và gừng để pha trà. Tuy nhiên để các loại thảo mộc này phát huy hiệu quả ở mức cao nhất thời gian pha trà nên từ 10 phút trở lên.
Dùng nước chanh bạc hà
Theo y học cổ truyền cũng như kinh nghiệm dân gian mà cha ông để lại đây là bài thuốc dùng để chữa trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Nước chanh bạc hà có công dụng kích thích niêm mạc ruột nhờ đó đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, giảm đầy bụng khó tiêu.
Nguyên liệu bao gồm:
- Lá bạc hà
- Chanh tươi
- Đường
- Nước lọc
Cách làm:
- Bước 1: Rửa sạch lá bạc hà rồi cho vào thái nhỏ hoặc xay nhuyễn.
- Bước 2: Vắt lấy nước cốt chanh. Lưu ý không lấy hạt chanh.
- Bước 3: Cho bạc hà, nước cốt chanh vào cốc nước lọc thêm lượng đường vừa đủ rồi khuấy đều.
Thay đổi thói quen ăn uống
Một trong những thực đơn ăn uống có thể giảm đầy bụng, khó tiêu mà bạn có thể thử là BRAT. Thức ăn chủ yếu trong chế độ ăn này gồm có cơm, bánh mì nướng, chuối và sốt táo. Hầu hết các thực phẩm này đều rất thân thiện với dạ dày.
Trước hết bạn nên thêm từ từ từng chút một những thực phẩm này vào bữa ăn hằng ngày để tập làm quen đồng thời tích cực bổ sung nhiều nước vào cơ thể. Bên cạnh đó hãy dùng thêm nước hầm gà hoặc nước ép táo để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra bạn có thể ăn thêm một số loại thức ăn khác như như bột yến mạch, khoai tây luộc, trà thảo dược…
Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ
Tầm quan trọng của chất xơ trong việc bảo vệ và tăng cường chức năng đường ruột là không thể phủ định. Bạn càng nạp nhiều chất xơ vào cơ thể thì nguy cơ bạn bị mắc táo bón càng giảm.
Tuy nhiên cần lưu ý là chất xơ nên được thêm vào từ các bữa ăn hàng ngày, điều này sẽ giảm thiểu khả năng đầy bụng và khó tiêu. Rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì ngũ cốc là các nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ tuyệt vời nhất. Các chất xơ chưa hòa tan sẽ làm quá trình chuyển thức ăn từ dạ dày đến ruột bị chậm lại. Do đó, bạn nên lựa chọn các loại thực phẩm chứa chất xơ hòa tan.
Sử dụng nhiệt
Khi bị đầy bụng, khó tiêu bạn có thể sử dụng túi chườm ấm để làm ấm bụng. Việc này sẽ giúp xoa dịu các cơn đau do dạ dày bị kích thích gây ra. Đây là phương pháp dễ thực hiện nhất, an toàn nhất mà không sợ các tác dụng phụ như sử dụng thuốc.
Trên đây là 7 cách chữa đầy bụng, khó tiêu an toàn và hiệu quả. Các phương pháp này đã được kiểm chứng nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng nhé. Đầy bụng, khó tiêu tuy không gây ra tác hại quá lớn với cơ thể nhưng lại làm bạn mất cảm giác thèm ăn. Hãy lưu lại ngay những phương pháp trên đề phòng cho những lúc cần kíp nhé.
Xem thêm:
- Các loại thuốc chống đầy hơi nên sử dụng hiện nay
- Cách chữa đầy bụng nhanh nhất từ những thứ đơn giản
Bác sĩ dạ dày Phạm Thị Ngọc Ngân là người có chuyên môn và kinh nghiệm điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh dạ dày như: đau dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày và viêm hang vị dạ dày. Bằng chuyên môn và sự tận tâm tận tình của mình, bác sĩ đã giúp rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi những cơn đau do bệnh tật gây ra.
Bài viết liên quan

Tiêu chảy kéo dài không rõ nguyên nhân phải làm sao?
18 Tháng Mười Hai, 2020

Bị táo bón ăn gì cho hết? Cách chữa táo bón hiệu quả nhất
18 Tháng Mười Hai, 2020

Rối loạn đại tiện là gì? Triệu chứng và cách chữa
17 Tháng Mười Hai, 2020

Bị nóng trong bụng là bệnh gì? Cách làm hết nóng râm ran trong bụng
17 Tháng Mười Hai, 2020

Cách hết đau bụng nhanh nhất và hiệu quả ngay lập tức
17 Tháng Mười Hai, 2020

Bé bị đầy bụng nôn trớ đi ngoài khó tiêu phải làm sao? Tư vấn của chuyên gia
17 Tháng Mười Hai, 2020