Á sừng có lây không? Bác sĩ da liễu giải đáp

5/5 - (11 bình chọn)

Á sừng có lây không? Đây là thắc mắc của nhiều người bởi hiện nay số người mắc căn bệnh này đang ngày càng tăng, nhất là trong một gia đình thường có nhiều người mắc. Dưới đây là giải đáp của bác sĩ chuyên khoa da liễu về vấn đề này.

Bệnh á sừng có lây không?

Để xác định được á sừng có lây không, chúng ta cần biết được bản chất của bệnh á sừng và nguyên nhân gây bệnh là gì.

á sừng có lây không

Bản chất và nguyên nhân của bệnh á sừng

Bản chất của á sừng là một bệnh viêm da cơ địa, dấu hiệu nhận biết là tình trạng da khô, bong tróc, nứt nẻ. Những triệu chưng bệnh chỉ xảy ra ở lớp sừng của da.

Da có cấu tạo 3 lớp là biểu bì, hạ bì và mô. Mỗi lớp lại có các lớp khác. Lớp sừng thuộc lớp biểu bì, nằm ngoài cùng của da. Lớp sừng gồm tế bào chết và khoảng 20 lớp da. Lớp sừng đóng vai trò bảo vệ cơ thể trước tác động từ bên ngoài môi trường. Đồng thời, nó còn giúp hạn chế sự mất nước và dưỡng ẩm cho da.

Chức năng dưỡng ẩm tự nhiên cho da bắt nguồn từ hoạt động của tuyến bã nhờn. Lớp sừng kết hợp với nước để duy trì da mềm mại. Nhưng khi da tay bị khô ráp, bong tróc, nứt nẻ thì độ ẩm trong lớp sừng chỉ còn 8 – 10%.

Như vậy, có thể thấy bệnh á sừng xảy ra khi độ ẩm của lớp sừng rơi xuống mức thấp liên tục. Lúc này quá trình chuyển hóa lớp sừng vẫn còn chưa được hoàn thiện, vẫn còn nhân tế bào da và chất tế bào.

Nguyên nhân gây á sừng không bắt nguồn từ vi khuẩn, virus, nấm, mà do các yếu tố:

  • Di truyền chiếm đến 45%
  • Làn da quá mẫn cảm, cơ địa nhạy cảm
  • Thời tiết thay đổi thất thường
  • Các yếu tố nguy cơ khác

Á sừng có lây không?

Dựa vào bản chất và nguyên nhân á sừng thì có thể xác định được á sừng có lây không. Các bác sĩ chuyên khoa da liễu đã khẳng định á sừng là bệnh không lây từ người sang người khi tiếp xúc thông thường, nhưng trên cơ thể vùng da bị bong tróc, ngứa ngáy có thể lan rộng sang các vị trí xung quanh.

Trường hợp da người bình thường tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh thì khả năng lây nhiễm cũng không có. Kể cả dịch tiết này tiếp xúc với vết thương hở trên da của người bình thường thì nguy cơ bị lây nhiễm là rất thấp.

á sừng có lây không - 1

Như vậy có thể khẳng định lại, bệnh á sừng không lây nhiễm. Người bệnh sống bình thường không phải lo lắng lây nhiễm cho người khác. Ngược lại, mọi người cũng không nên kỳ thị khi có người thân hoặc bạn bè bị á sừng.

Tuy nhiên, á sừng là bệnh không lây nhiễm nhưng lại có tính di truyền. Trong gia đình có bố hoặc mẹ bị bệnh thì con cái sinh ra có nguy cơ bị bệnh lên đến 45%. Trường hợp cả bố và mẹ bị bệnh thì nguy cơ có thể lên đến 50%. Điều này đã giải thích được tại sao bệnh á sừng không lây nhiễm nhưng trong một gia đình lại có nhiều nguời mắc bệnh.

Mặc dù bệnh á sừng không lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc thông thường nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan. Nếu không điều trị, bệnh kéo dài sẽ khiến làn da bị tổn thương nặng nề, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, thậm chí xảy ra một số biến chứng nguy hiểm. Tiêu biểu như:

  • Da bị tổn thương, bong tróc, nứt nẻ, chảy máu và hạn chế chức năng của da
  • Bội nhiễm, nguy hiểm hơn là hoại tử da
  • Nhiễm trùng máu ảnh hưởng đến các khớp, tủy xương, tim. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể gây biến dạng khớp, bại liệt, đột quỵ.

á sừng có lây không -2

Phải làm gì khi bị á sừng?

Khi bị á sừng, để tránh cho tình trạng bệnh nặng hơn gây khó khăn cho việc điều trị thì người bệnh cần phải:

  • Đến bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa da liễu uy tín thăm khám để xác định chính xác bệnh và tình trạng bệnh. Tránh trường hợp điều trị sai bệnh do á sừng và nhiều bệnh da liễu khác có triệu chứng khá giống nhau. Bên cạnh đó nếu tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da không thuyên giảm trong khi điều trị hoặc tình trạng bệnh nặng hơn thì cần thông báo cho bác sĩ.
  • Luôn sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Không tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
  • Có biện pháp chăm sóc da đúng cách như không chà xát, gãi ở vùng da bị bệnh, không bóc lớp da bong tróc, sử dụng kem dưỡng ẩm trước khi đi ngủ, cắt móng tay móng chân….
  • Có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học như ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều hoa quả tươi, tránh tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, đeo bao tay khi rửa bát, giặt quần áo….
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm gây dị ứng, uống bia rượu và sử dụng những chất kích thích khác
  • Không ăn thịt gà, hải sản có thể gây ngứa ngáy và bong tróc da nhiều hơn

Trên đây là giải đáp á sừng có lây không của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Bệnh á sừng không phải là bệnh lây nhiễm, vì thế bạn hoàn toàn có thể yên tâm mà không lo lắng lây nhiễm cho người khác hoặc tiếp xúc với người bị á sừng mà bị lây nhiễm.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *