Ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe của chúng ta?

4.5/5 - (13 bình chọn)

Dứa là một trong những loại trái cây được rất nhiều người ưa thích, ngoài tác dụng giúp giải nhiệt, trái dứa còn có những công dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh cho con người. Vậy ăn dứa có tác dụng gì, cần lưu ý những gì khi ăn loại trái cây này, tất cả sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Ăn dứa có tác dụng gì?

ăn dứa có tác dụng gì

Kiểm soát bệnh viêm khớp

Tác dụng nổi bật nhất của trái dứa đó chính là việc giúp giảm tình trạng viêm cơ và khớp. Điều này do trong trái chứa chứa loại enzyme proteolytic có tên là bromelain, có tác dụng giúp phá vỡ protein phức tạp đồng thời chống viêm hiệu quả, vì vậy giúp giảm triệu chứng viêm khớp hiệu quả.

Tăng cường hệ miễn dịch

Ăn trái dứa với lượng vừa đủ hàng ngày giúp bạn nạp trên 130% vitamin C cần thiết cho cơ thể, từ đó giúp tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch của cơ thể, giúp giảm bệnh tật. Cụ thể, khi đi vào cơ thể vitamin C kích thích hoạt động của bạch cầu và nó như chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác động xấu của các gốc tự do.

Trái dứa tốt cho tế bào và mô

Ngoài công dụng trên, vitamin C trong dứa cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo collagen cho cơ thể. Đây là thành phần thiết yếu tạo nên thành mạch của da, máu, xương và các cơ quan khác. Ngoài ra lượng vitamin C trong trái dứa giúp chữa lành tổn thương rất hiệu quả, từ đó giúp bạn phòng tránh bệnh tật và nhiễm trùng.

Ăn dứa có tác dụng gì với hệ tiêu hóa?

Dứa là nguồn cung cấp lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan rất phong phú. Việc ăn dứa đều đặn giúp bạn tránh khỏi tình trạng tiêu chảy, táo bón, phòng ngừa hội chứng đông máu và hội chứng ruột kích thích.

Chất xơ trong trái dứa giúp tăng lượng phân, thúc đẩy quá trình thức ăn qua đường tiêu hóa một cách bình thường, đồng thời kích thích giải phóng chất tiêu hóa từ đó giúp hòa tan thực phẩm.

Dứa giúp tăng sức khỏe cho hệ xương khớp

Mặc dù trái dứa không giàu canxi nhưng lượng mangan có trong dứa rất cao. Đây là một khoáng chất rất quan trọng giúp phục hồi và tăng cường sự chắc khỏe của xương khớp.

Dứa rất tốt cho sức khỏe của mắt

Chất beta – carotene có trong trái dứa có tác dụng giúp trì hoãn tình trạng thoái hóa bạch cầu, một trong những căn bệnh gây ảnh hưởng tới thị lực của người cao tuổi.

Tác dụng với các bệnh liên quan tới huyết áp

Ăn dứa có tác dụng gì thì không thể bỏ qua chức năng quan trọng của dứa trong việc điều trị các vấn đề liên quan tới huyết áp. Nguồn khoáng chất kali cao trong dứa có tác dụng làm giãn mạch, nghĩa là giúp giảm áp lực, căng thẳng cho mạch máu, từ đó tăng tuần hoàn máu tới các bộ phận khác trong cơ thể.

tác dụng của dứa

Khi mạch máu giãn đều, huyết áp trong cơ thể sẽ giảm ở mức ổn định và quá trình lưu thông của máu ít bị ảnh hưởng hơn. Điều này còn giúp phòng tránh sự hình thành máu đông, làm giảm sự tích tụ mảng bám trong mạch máu và động mạch. Do đó, dứa được khuyến khích bổ sung vào thực phẩm hàng ngày giúp phòng tránh xơ vữa động mạch, huyết áp cao, suy tim, đột quỵ,…

Ăn dứa tốt cho hệ tuần hoàn máu

Dứa là nguồn cung cấp một lượng đồng khá lớn cho cơ thể, đây là loại khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong phản ứng enzyme và trong các hợp chất khác của cơ thể. Đặc biệt, đồng là yếu tố thiết yếu trong việc hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, từ đó giúp tăng lượng oxy cho các cơ quan khác nhau từ đó giúp chúng hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra, đồng còn có tác dụng làm tăng nhận thức và rất tốt cho hệ thần kinh, từ đó giúp phòng tránh tình trạng rối loạn thần kinh, bệnh Alzheimer hay chứng mất trí nhớ ở người cao tuổi.

Tác dụng của dứa với bà bầu?

Khá nhiều mẹ bầu quan tâm tới việc ăn dứa có tác dụng gì cho bà bầu không vì nhiều mẹ lo rằng ăn dứa có thể dẫn tới sảy thai do chất Bromelain trong dứa làm mềm tử cung. Tuy nhiên, chưa một nghiên cứu nào làm rõ hay chứng minh việc này, mà ngược lại sau 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu ăn dứa sẽ có những tác dụng như sau:

  • Dứa hỗ trợ hệ miễn dịch cho mẹ bầu: Lượng vitamin C trong dứa giúp tăng cường, bảo vệ hệ miễn dịch rất tốt cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, chất bromelain cũng giúp phòng tránh các dấu hiệu cảm lạnh thông thương, do đó, nếu mẹ bầu đang bị đau họng hoặc cảm lạnh thì hãy thử một miếng dứa nhé.
  • Dứa giúp phòng tránh táo bón: Lượng chất xơ có trong trái dứa giúp mẹ bầu phòng tránh tình trạng táo bón khi mang bầu. Ngoài ra, như thông tin chúng tôi đã cung cấp ở trên lượng bromelain có trong dứa giúp phân hủy protein từ đó giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.
  • Giảm tình trạng ốm nghén: Ở một số trường hợp, dứa có tác dụng giúp mẹ bầu giảm tình trạng ốm nghén.

Ăn dứa nhiều có tốt không?

Ngoài câu hỏi ăn dứa có tác dụng gì thì ăn dứa nhiều có tốt không cũng được khá nhiều người quan tâm. Thực tế công dụng của trái dứa là không thể phủ nhận, tuy nhiên nếu quá lạm dụng có thể gây phản tác dụng:

  • Ăn nhiều dứa có thể gây đau hoặc sưng môi, rát lưỡi. Nguyên nhân do bromelain gây mềm thịt, tình trạng này có thể chấm dứt trong vài giờ, tuy nhiên nếu bạn tiếp tục ăn bạn sẽ bị nổi mề đay, phát ban, khó thở,…
  • Việc ăn nhiều dứa đồng nghĩa với việc bạn đã dung nạp lượng lớn vitamin C vào trong cơ thể, điều này có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, ợ nóng, đau đầu, mất ngủ. Ngoài ra, lượng bromelain trong dứa còn có thể gây nôn mửa, phát ban và kinh nguyệt không đều.
  • Chất bromelain cũng gây tương tác với các loại thuốc khác, nếu bạn đang sử dụng thuốc chống co giật, chống đông máu, chống mất ngủ, chống trầm cảm thì không nên ăn dứa. Việc ăn dứa khi sử dụng thuốc kháng sinh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.

Hi vọng thông tin của bài viết ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe của chúng ta đã giúp bạn đọc giải đáp được toàn bộ băn khoăn về tác dụng của loại trái cây này. Mặc dù dứa rất tốt với sức khỏe, nhưng mọi người cần lưu ý về cách sử dụng loại quả này để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhé.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *