Bà bầu bị ho có đờm lâu ngày do nguyên nhân nào? Cách tiêu đờm hiệu quả
Bà bầu bị ho có đờm không còn là tình trạng hiếm gặp hiện nay, triệu chứng phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có nhiều người lo ngại rằng liệu vấn đề này có ảnh hưởng gì nhiều đến thai nhi không? Làm cách nào để dứt cơn ho nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết
Nội dung chính:
Bà bầu bị ho có đờm lâu ngày do nguyên nhân nào?
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia sức khỏe sinh sản, ho có đờm là xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tổng kết lại thành 4 yếu tố chính như sau:
Nội tiết tố thay đổi
Khi mang thai, cơ thể của phụ nữ có sự khác biệt rất rõ rệt, một trong số đó là nội tiết tố (hay còn gọi là hoocmon). Chính sự thay đổi này khiến bà bầu ngoài việc thay tâm đổi tính, dễ cáu gắt, nổi giận còn kéo theo sức đề kháng bị suy giảm khá nhiều. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây tổn thương cho cơ quan hô hấp.
Ô nhiễm môi trường
Đây là nguyên nhân quen thuộc khiến sức khỏe gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là khởi phát nhiều bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Ô nhiễm môi trường khiến nhiều chủng vi khuẩn, virus có dịp sinh sôi nảy nở và lây lan nhanh trong cộng đồng như: bụi mịn, …. Đặc biệt chúng sẽ nhắm đến những đối tượng có sức đề kháng yếu gồm trẻ em, người cao tuổi, người có tiền sử bệnh mãn tính, bà bầu,…
Thời tiết giao mùa
Sự biến đổi khôn lường của thời tiết khiến cơ thể không kịp thích ứng gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe. Nóng lạnh thất thường khiến cơ thể dễ mệt mỏi, khó chịu, sức đề kháng vốn dĩ đã kém nay càng bị suy yếu.
Cơ địa của mỗi người
Cơ địa của mỗi người không giống nhau, nếu bản thân mẹ nào sẵn có tiền sử bệnh hoặc hệ hô hấp quá nhạy cảm thì khi mang bầu chắc chắn không thể tránh khỏi bị ho, cúm, viêm mũi dị ứng,…
Bà bầu bị ho có đờm đặc khi mang thai cảnh báo bệnh gì?
Đối với nhiều người, ho có đờm chỉ là triệu chứng đơn giản, có thể tự khỏi khi đờm được nhổ ra ngoài. Tuy nhiên họ lại không ngờ rằng đây là dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ có nguy cơ mắc các bệnh lý cấp và mãn tính. Nhất là đối với mẹ bầu cần phải chú ý hơn nữa vì nếu không khám chữa kịp thời sẽ làm trầm trọng hoá mức độ của bệnh. Hậu quả khiến sức khỏe của bản thân và thai nhi đều bị ảnh hưởng
- Bệnh lao phổi: đờm thường có màu trắng đục, có thể lẫn cả máu tươi. Khi bị mắc bệnh lao phổi, mẹ bầu thường sụt cân nhanh và tấy sốt vào buổi chiều.
- Bệnh viêm phế quản cấp tính: đờm thường có màu xanh hoặc màu vàng. Triệu chứng thường kèm theo ho khan, ho dai dẳng đến ho có đờm nhưng nếu loại bỏ được hết đờm, bệnh sẽ từ từ thuyên giảm.
- Bệnh viêm phế quản mãn tính: lúc mới chớm đờm có màu trắng đục nhưng qua 1-2 ngày đờm sẽ chuyển sang màu vàng sẫm hoặc màu nâu, có dịch nhầy. Ho thành từng cơn và khó dứt. Vì đây là bệnh mãn tính nên khó chữa dứt điểm và có thể gây ảnh hưởng nhiều đến thai nhi.
- Bệnh viêm phổi: đờm có màu vàng đục, thường tức ngực và thở khò khè do phổi đã bị tổn thương. Bệnh viêm phổi rất nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm sẽ không đáng lo và có thể điều trị ngoại trú.
Nếu không may bị ho có đờm, những cơn ho dai dẳng sẽ hành hạ khiến nhiều mẹ bầu không mấy dễ chịu. Có rất nhiều trường hợp bị tức ngực, đau thắt vùng eo, bụng, mệt mỏi dẫn đến khó ngủ, lười ăn, tinh thần kiệt quệ khiến làm chậm quá trình phát triển của thai nhi.
Cách làm tiêu đờm hiệu quả cho bà bầu
Nhằm hạn chế những hệ quả không tốt cho thai nhi, các mẹ nên học ngay bí kíp sau để kiểm soát những cơn ho, nhanh chóng loại bỏ dịch đờm ra khỏi cổ họng:
- Súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý là một thói quen cực kỳ hữu ích được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyên dùng. Việc này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn đọng trong cổ họng, ngăn ngừa sự xâm nhập của chúng gây tổn thương cho phổi.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, kể cả khi đi ngủ việc này sẽ giúp hạn chế việc tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi dịch bệnh.
- Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh đến những nơi đông người và luôn đeo khẩu trang đạt chất lượng của Bộ Y Tế mỗi khi ra ngoài.
- Nên đi khám sức khỏe định kỳ, mỗi tháng 1 lần để đảm bảo an toàn cho bạn và cho thai nhi. Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, các mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian từ thiên nhiên được đánh giá rất có hiệu quả giảm thiểu ho có đờm:
- Chanh mật ong: chanh thái lát mỏng cho vào mật ong đem hấp hoặc đun cách thuỷ sau đó ngậm. Thực hiện liên tục trong 1 tuần để thấy được hiệu quả.
- Tỏi mật ong: Nghiền nát 1-2 củ tỏi ngâm vào với mật ong. Mỗi sáng và tối lấy một ít dung dịch này cho vào nước ấm để uống. Duy trì trong ít nhất 2 tuần.
- Bột nghệ: pha bột nghệ tươi với nước ấm với dung lượng vừa phải. Uống từ từ để nước bột nghệ chảy qua cổ họng quét sạch vi khuẩn.
>> Xem thêm: Cách khạc đờm hiệu quả và một số cách làm tan đờm khác
Mang bầu là giai đoạn sức khỏe rất nhạy cảm do sức đề kháng trở nên yếu kém, vì vậy các mẹ tuyệt đối không chủ quan khi cơ thể xuất hiện triệu chứng ho có đờm. Bất kỳ bệnh lý nào phát sinh cũng đều có nguyên do của nó và để lại hậu quả. Dù nghiêm trọng hay không, bà bầu bị ho có đờm hãy lưu ý nhanh chóng tới gặp bác sĩ và tránh rủi ro không đáng có ảnh hưởng tới thai nhi.

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh là tác giả một số sách y học viết bằng tiếng Pháp như: La chèque de bétel en Indochine, Notes sur la Vaccination antivariolique destinées au “bà mụ”.
Bài viết liên quan

Viên ngậm ho tốt nhất hiện nay và dành cho bà bầu
29 Tháng Tư, 2020

Cách trị đờm trong mũi đơn giản mà cực kỳ hiệu nghiệm
25 Tháng Tư, 2020

Trị ho bằng mật ong có thực sự hết không, cách chữa như thế nào?
28 Tháng Ba, 2020

Ho khan tức ngực dấu hiệu cảnh báo của bệnh nào?
28 Tháng Ba, 2020

Ho có đờm vàng đặc cảnh báo điều gì?
27 Tháng Ba, 2020

Ho có đờm trắng trong có bọt biểu hiện bệnh gì?
27 Tháng Ba, 2020