Bệnh á sừng là gì? Triệu chứng và cách chữa á sừng khỏi hẳn
Bệnh á sừng là bệnh da liễu khiến cho làn da bị sừng hóa, nứt nẻ, khô ráp, ngứa ngáy, chảy máu khó chịu. Mặc dù bệnh không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, gây tự ti ở người bệnh. Do đó, cần phải nhận biết được sớm các triệu chứng, từ đó có biện pháp điều trị khỏi hẳn bệnh.
Nội dung chính:
Bệnh á sừng là gì?
Bệnh á sừng tiếng anh Dermatitis plantaris sicca là bệnh ngoài da gây những mảng da bị khô ráp, vảy trắng, bong tróc, nứt nẻ, chảy máu, đặc biệt là ở ngón tay, ngón chân, gót chân. Bệnh xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi và thường bùng phát vào mùa đông.
Á sừng được coi là bệnh mãn tính, tái phát lại nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, cần phải điều trị sớm và đúng cách giúp kiểm soát bệnh tốt nhất.
Các bác sĩ da liễu cho biết, bệnh á sừng không lây nhiễm khi tiếp xúc hoặc dùng chung đồ đạc. Nhưng vùng da bị bệnh rất dễ bị lan rộng ra các vùng da xung quanh nếu việc điều trị không đúng cách.
Triệu chứng bệnh á sừng
Những người bị bệnh á sừng thường có các dấu hiệu triệu chứng sau:
Da khô ráp
Đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh á sừng. Vùng da bị bệnh bị khô, nứt nẻ, sờ vào thấy sần sùi, khô ráp hơn. Dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn với tình trạng da khô nứt nẻ vào mùa đông do bệnh thường khởi phát khi thời tiết hanh khô.
Bong vảy
Da khô kéo dài trở nên trầm trọng dần hình thành những mảng da thừa. Lúc này, lớp sừng trên da sẽ tạo thành từng mảng vảy trắng bong tróc. Cạy lớp vảy trắng sẽ thấy lớp da hồng, rất dễ bị tổn thương.
Ngứa ngáy khó chịu
Khi da bị khô ráp, bong tróc sẽ dẫn đến tình trạng ngứa ngáy ở vùng da bị bệnh. Giải thích cho điều này, bác sĩ da liễu cho biết, cảm giác ngứa ngáy do lớp da non tái tạo gây ra. Tuy nhiên, cũng có thể do vi khuẩn dễ dàng xâm nhập trên da nên gây ngứa ngáy.
Triệu chứng này khiến cho người bệnh khó chịu, mệt mỏi. Ở giai đoạn bệnh nặng có thể khiến người bệnh mất ngủ.
Khi người bệnh tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa, xà phòng, tình trạng ngứa ngáy nặng hơn. Nếu người bệnh thường xuyên chà xát, gãi ngứa thì có thể gây chảy máu, nhiễm trùng và lây lan sang vùng da xung quanh.
Mụn nước, da nứt nẻ chảy máu
Ở giai đoạn nặng trên bề mặt da xuất hiện nhiều mụn nước li ti. Những mụn nước này gây ngứa và dễ vỡ hơn, điều này do vi khuẩn xâm nhập và phát triển trên bề mặt da. Việc chà xát hay gãi dẫn đến hiện tượng chảy máu.
Da xuất hiện mụn nước là triệu chứng bệnh á sừng ở giai đoạn nặng. Những mụn nước li ti trên da gây ngứa ngáy và rất dễ vỡ. Khi mụn nước vỡ vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển trên da khiến cho vùng tổn thương bị lan rộng hơn.
Khi bị á sừng, người bệnh ngứa ngáy, chà xát, gãi gây chảy máu. Các vết nứt nẻ sẽ ăn sâu vào da khiến cho da bị tổn thương nặng nề.
Ở giai đoạn này, cần phải hết sức cẩn trọng trong việc vệ sinh da bởi nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
Nguyên nhân bệnh á sừng
Nguyên nhân chính gây bệnh á sừng là do di truyền. Trong gia đình, bố hoặc mẹ hoặc cả bố mẹ bị bệnh á sừng thì con cái có nguy cơ mắc bệnh lên đến 45%.
Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân gây bệnh như:
- Da nhạy cảm dễ bị dị ứng khi tiếp xúc với hóa chất độc hại, chất liệu gây kích thích. Làn da phải tiếp xúc với những hóa chất độc hại, chất liệu kích thích, xà phòng, nước tẩy rửa nồng độ cao… trong một thời gian thì nguy cơ bị á sừng rất cao.
- Thời tiết hanh khô, điển hình là mùa đông làn da bị mất nước sẽ thúc đẩy quá trình sừng hóa nhanh hơn, tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Tiết nhiều mồ hôi. Mồ hôi tiết ra nhiều khiến làn da luôn ẩm ướt sau đó khô nhanh, nhất là mùa đông dễ gây khô da, nứt nẻ là điều kiện thuận lợi để bệnh á sừng xuất hiện.
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng. Cơ thể thiếu hụt các loại vitamin A, C, D, E và những dưỡng chất cần thiết khác khiến cho làn da bị yếu, dễ mắc bệnh về da, trong đó có á sừng.
- Thay đổi nội tiết tố: Nội tiết tố thay đổi nhất là giai đoạn dậy thì, đang mang bầu hoặc sau sinh khiến cho làn da bị tổn thương, tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh á sừng có chữa được không?
Á sừng là bệnh ngoài da không gây nguy hiểm, đe dọa tính mạng của người bệnh nhưng lại gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Vì thế nhiều người lo lắng bệnh á sừng có chữa được không. Các bác sĩ da liễu hàng đầu cho biết: Bệnh á sừng có thể chữa khỏi hoàn toàn triệu chứng và kiểm soát được bệnh trong thời gian dài. Nhưng nếu tiếp xúc với những nguy cơ như chất tẩy rửa, xà phòng, hóa chất độc hại, nguồn nước ô nhiễm… thì bệnh sẽ tái phát trở lại và tình trạng da bong tróc sẽ nghiêm trọng hơn nhiều.
Chính vì thế, người bệnh cần phải hết sức chú ý, tránh tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa, xà phòng… Có như vậy mới có thể ngăn ngừa bệnh á sừng quay trở lại.
Cách chữa bệnh á sừng khỏi hẳn
Á sừng thường dễ tái phát lại khi gặp điều kiện thuận lợi và có tính chất mãn tính. Vì thế quá trình chữa á sừng tập trung vào việc trị khỏi triệt để các triệu chứng bên ngoài và cải thiện làn da. Việc điều trị cần phải kiên trì để đạt được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số cách chữa bệnh á sừng khỏi hẳn triệu chứng, cải thiện sức khỏe làn da đơn giản, dễ thực hiện:
Chữa á sừng bằng lá lốt
Lá lốt tên khoa học Piper lolot, họ Hồ tiêu. Trong Đông y, lá lốt được biết đến là vị thuốc có tính ấm, vị hơi cay nồng, được dùng trong chữa trị nhiều bệnh, á sừng là một trong số đó. Y học hiện đại cũng chỉ ra rằng, lá lốt như một loại kháng sinh tự nhiên, có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau rất tốt. Dùng lá lốt đun nước tắm, đắp lên da hoặc dùng trong chế biến món ăn sẽ giúp giảm bong tróc da, ngứa ngáy, viêm da do bệnh á sừng gây ra.
Cách dùng lá lốt chữa bệnh á sừng
- Đắp trực tiếp lá lốt lên vùng da bị bệnh: Rửa sạch 50g lá lốt, sau đó ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút. Vớt ra để ráo nước rồi giã nát, đắp vào vùng da bị tổn thương. Đắp trong 30 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.
- Đun nước lá lốt để ngâm rửa vùng da bị á sừng hoặc để tắm: Rửa sạch 30g lá lốt, để ráo. Sau đó cho vào nồi, thêm 1 lít nước vào đun sôi, sau đó thêm một ít muối hạt vào là được. Đợi nước nguội bớt rồi dùng nước ngâm vùng da bị á sừng hoặc dùng nước để tắm.
Thực hiện đều đặn liên tục, sau một thời gian tình trạng bong tróc, ngứa rát giảm hẳn.
Chữa á sừng bằng lá trầu không
Lá trầu không tính ấm, vị cay nồng, chứa các hoạt chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm và làm lành vết thương hiệu quả. Từ xa xưa, ông cha ta đã lưu truyền nhiều bài thuốc trị bệnh bằng lá trầu không, nhất là những bệnh ngoài da, trong đó có bệnh á sừng.
Cách chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không giúp chữa khỏi hẳn các triệu chứng ngứa rát, loại bỏ tế bào mang bệnh và khôi phục sức khỏe làn da hiệu quả. Cách dùng như sau:
- Đắp trực tiếp lá trầu không lên vùng da bị bệnh: Rửa sạch lá trầu không, để ráo nước. Sau đó, vò nát lá trầu không rồi chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bệnh. Vùng da bị á sừng cần phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi chà xát.
- Rửa vùng da bị bệnh bằng nước lá trầu không: Lá trầu không rửa sạch, vò nát rồi cho vào nước sôi hãm trong 5 phút để tinh dầu tan trong nước. Sau đó dùng nước lá trầu không rửa vùng da bị á sừng.
- Tắm bằng nước lá trầu không: Rửa sạch 1 nắm lá trầu không, cho thêm muối hạt vào rồi đun sôi. Pha loãng với nước ấm rồi dùng nước lá trầu không tắm. Khi tắm dùng bã lá trầu không chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh.
Chữa á sừng bằng cây vòi voi
Cây vòi voi còn có tên gọi khác là đại vĩ đạo, cẩu vĩ trùng. Dân gian gọi tên cây vòi voi bởi hình dáng bông hoa của loài cây này rất giống vòi của con voi.
Tên gọi khác là cẩu vĩ trùng, đại vĩ đại. Trong Y học cổ truyền, cây vòi voi là thảo dược tính mát, vị đắng nhẹ, hơi the, tác động vào 3 kinh thận, tỳ và đại trường. Cây vòi voi chứa các hoạt chất có tác dụng giảm đau, kháng viêm nên được dùng để trị bệnh ngoài da, giải độc và tiêu viêm.
Cách chữa bệnh á sừng bằng cây vòi voi như sau:
- Đắp cây vòi voi lên da: Cây vòi voi đem rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút, vớt ra để ráo nước. Sau đó, thái nhỏ rồi đem giã nhuyễn. Tiến hành vệ sinh sạch sẽ vùng da bị á sừng rồi đắp cây vòi voi được giã nhuyễn lên. Để trong 30 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Người bệnh thực hiện đắp cây vòi voi 2 lần/tuần.
- Ngâm rượu cây vòi voi: Cây vòi voi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 5 phút, để ráo nước. Sau đó cho vào bình thủy tinh sạch, đổ rượu vào ngậm cây vòi voi, đậy nắp kín, để nơi khô ráo, sạch sẽ. Sau 1 tháng là có thể sử dụng được. Dùng rượu vòi vòi đắp vào vùng da bị tổn thương giúp giảm đau ngứa, bong tróc hiệu quả. Ngoài ra, rượu vòi voi cũng có thể sử dụng để đắp vào vùng khớp bị sưng đau cũng có tác dụng giảm đau rất tốt.
Cần chú ý: Cách chữa bệnh á sừng bằng vòi voi chỉ dùng đắp ngoài da, không dùng để uống do trong vòi voi có chứa 1 độc tố có hại cho gan. Phụ nữ đang mang thai không áp dụng cách chữa này.
Tỏi
Tỏi được biết đến là kháng sinh tự nhiên mạnh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, tỏi có chứa nhiều vitamin C và hàm lượng selen lớn giúp tăng cường sức đề kháng, làn da khỏe mạnh hơn. Chính vì thế, tỏi được dùng trong trị bệnh á sừng.
Cách chữa bệnh á sừng bằng tỏi đơn giản và dễ thực hiện: Dùng 2 – 3 tép tỏi, bóc sạch vỏ trắng rồi giã nát. Dùng miếng vải màn mỏng sạch bọc tỏi đã giã nát vào rồi chấm vào vùng da bị bệnh trong 5 – 10 phút. Sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.
Khi chấm tỏi vào vùng da bị á sừng có thể hơi tê rát và đau nhưng sau 2 – 3 lần cảm giác này sẽ không còn.
Cây đinh lăng và huyết dụ
- Cây đinh lăng có chứa rất nhiều chất tốt cho sức khỏe như vitamin B1, glucozit, alcaloit, flavonoit, axit amin. Sử dụng đinh lăng chữa á sừng sẽ đẩy lùi tình trạng đau rát, ngứa ngáy khó chịu nhanh chóng, đồng thời giúp tái tạo làn da hiệu quả.
- Trong khi đó, huyết dụ có tính mát, chứa nhiều hợp chất có lợi cho việc tái tạo làn da như anthocyan, acid amin, phenol..
Kết hợp cây đinh lăng và cây huyết dụ tạo thành bài thuốc chữa bệnh á sừng vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện: Rửa sạch 1 nắm lá đinh lăng và nửa nắm lá huyết dụ, sau đó đem sắc lấy nước uống. Để dễ uống hơn có thể thêm cam thảo hoặc một chút đường. Uống nước đinh lăng huyết dụ đều đặn hàng ngày, sau vài ngày triệu chứng bệnh giảm hẳn.
Thuốc Tây trị bệnh á sừng
Các cách chữa á sừng trên chỉ đẩy lùi triệu chứng bệnh khi ở giai đoạn nhe. Trường hợp bệnh nặng bắt buộc phải được điều trị theo thuốc kê đơn của bác sĩ da liễu. Một số loại thuốc tây chữa á sừng thường được bác sĩ kê đơn như:
- Thuốc corticoid bôi tại chỗ: Vùng da bị ngứa ngáy, bong tróc, viêm nhiễm do bệnh.
- Acid salicylic: Các loại dung dịch bôi ngoài da chứa acid salicylic.
- Thuốc mỡ kháng sinh, thuốc kháng sinh dạng bôi.
- Kem làm mềm da thành phần chứa nhiều vitamin E và những chất dưỡng da khác.
Đối với các loại thuốc chữa bệnh á sừng thì cần phải sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua về sử dụng có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, làn da bị bào mòn.
Mong rằng những thông tin hưu ích về bệnh á sừng trên sẽ giúp ích cho người bệnh. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh là tác giả một số sách y học viết bằng tiếng Pháp như: La chèque de bétel en Indochine, Notes sur la Vaccination antivariolique destinées au “bà mụ”.
Bài viết liên quan

Thuốc bảy màu trị chàm và trị bệnh gì nữa? Có trị mụn được không?
5 Tháng Năm, 2020

Chàm khô đầu ngón tay là gì? Bệnh có lây không? Cách chữa dân gian
5 Tháng Năm, 2020

Thuốc acyclovir trị giời leo bôi ngoài da giá bao nhiêu?
5 Tháng Năm, 2020

Bị giời leo kiêng ăn gì? Có ăn được hải sản không?
5 Tháng Năm, 2020

Bị giời leo bôi thuốc gì hiệu quả nhất?
5 Tháng Năm, 2020