Bệnh đau dạ dày có di truyền không? Phòng bệnh theo chuyên gia
Bệnh đau dạ dày có di truyền không là một trong những mối quan tâm của rất nhiều người hiện nay bởi đây là một căn bệnh phổ biến tại Việt Nam. Đau dạ dày xảy ra ở cả người trẻ tuổi và người già, gây các cơn đau quặn thắt hoặc âm ỉ, làm ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày và có thể dẫn tới ung thư dạ dày, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không can thiệp điều trị kịp thời.
Nội dung chính:
Bệnh đau dạ dày có di truyền không?
Đau dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa hay gặp nhất, xảy ra do niêm mạc dạ dày bị tổn thương bởi các ổ viêm, loét tại các vị trí khác nhau của dạ dày. Người bệnh cảm nhận được sự xuất hiện những cơn đau âm ỉ vùng thượng vị kèm theo cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Đây là bệnh lý có thể gây biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị sớm, cụ thể là gây thủng dạ dày và nặng hơn cả là dẫn tới tình trạng ung thư dạ dày. Rất nhiều người lo lắng bệnh đau dạ dày có di truyền không và có cách nào để phòng ngừa?

Theo nghiên cứu của Đại học Y Hà Nội, đau dạ dày là bệnh có thể di truyền được. Bệnh có tính di truyền trội và liên quan đến nhiễm sắc thể thường.
- Theo số liệu nghiên cứu, nếu trong gia đình có người bị đau dạ dày thì khả năng thế hệ tiếp theo mắc bệnh này lên tới khoảng 47%. Điều này chứng tỏ, nếu cả bố mẹ đều bị viêm loét dạ dày thì nguy cơ con bị bệnh là rất cao và có thể mắc sớm hơn đối tượng khác.
- Bệnh có khả năng di truyền theo nhóm máu, theo giới tính, cụ thể những người thuộc nhóm máu O và giới tính nam dễ bị viêm, loét dạ dày hơn các trường hợp còn lại.
- Đau dạ dày di truyền theo kiểu gen trội theo nhiễm sắc thể thường qua nhiều thế hệ trong một gia đình, chủ yếu khởi phát bệnh trong độ tuổi trên 18, tuy nhiên cũng có những ca bệnh dưới 15 tuổi (chiếm khoảng 5%).
Phòng tránh khả năng di truyền của bệnh đau dạ dày
Khi đã xác định được trong gia đình có người bị đau dạ dày thì người nhà nên có những biện pháp phòng tránh bệnh trước, để ngăn ngừa khả năng mắc bệnh, giảm thiểu những tổn hại về thể xác, tinh thần và kinh tế. Phương pháp chính để phòng ngừa viêm loét dạ dày chính là tuân thủ lối sống lành mạnh, cụ thể như:
- Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, giảm bớt những căng thẳng trong cuộc sống bằng các nghe nhạc, ngồi thiền, tập yoga,…
- Không thức khuya, nên ngủ đủ 8 tiếng/ngày, kết hợp với tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng miễn dịch cơ thể.
- Trong bữa ăn, nên ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói, làm ảnh hưởng dạ dày bài tiết dịch vị và co bóp.
- Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ hoặc uống đồ lạnh thường xuyên.
Như vậy, chúng ta đã có đáp án cho thắc mắc bệnh đau dạ dày có di truyền không thông qua những nghiên cứu thực tế. Mặc dù bệnh có thể truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nhưng nếu chúng ta thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa, tạo cho mình một lối sống sinh hoạt, ăn uống cân bằng và lành mạnh thì khả năng bị viêm loét dạ dày là không cao.
Xem thêm:
- Sa dạ dày là bệnh gì? Chẩn đoán và cách chữa bệnh hiệu quả
- Viêm đau dạ dày có bị sốt không? Đau bụng kèm sốt có phải trào ngược

Bác sĩ dạ dày Phạm Thị Ngọc Ngân là người có chuyên môn và kinh nghiệm điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh dạ dày như: đau dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày và viêm hang vị dạ dày. Bằng chuyên môn và sự tận tâm tận tình của mình, bác sĩ đã giúp rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi những cơn đau do bệnh tật gây ra.
Bài viết liên quan

Cách uống bột sắn dây chữa đau dạ dày hiệu quả nhất
22 Tháng Ba, 2020

Trào ngược và Đau dạ dày có nên uống ngũ cốc? Nên uống loại ngũ cốc nào?
21 Tháng Ba, 2020

Tác dụng của lá vú sữa chữa bệnh gì? Chữa bệnh dạ dày được không?
21 Tháng Ba, 2020

Vỏ quả lựu chữa đau dạ dày có thật không?
21 Tháng Ba, 2020

Cách nấu dừa với nghệ chữa dạ dày đơn giản và hiệu quả nhất
21 Tháng Ba, 2020

Lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi?
21 Tháng Ba, 2020