Bệnh giời leo có lây không và lây qua đường nào? [Chuyên gia giải đáp]
Bệnh giời leo gây ra những vết màu đỏ, mọng nước khiến nhiều người tự hỏi bệnh giời leo có lây không? Cùng với đó là những cơn đau nhức, khó chịu khiến chúng ta không khỏi suy nghĩ mức độ ảnh hưởng của bệnh? Bạn lo ngại quá trình sinh hoạt và tiếp xúc có thể khiến những người thân, bạn bè quen biết cũng bị lây nhiễm căn bệnh không mong muốn này? Nếu đang muốn biết thêm về sự lây lan của giời leo hay zona thần kinh, những đường lây lan của bệnh cụ thể ra sao thì hãy tập trung đọc kỹ bài viết này để hiểu nhé.
Nội dung chính:
Bệnh giời leo có lây không?
Trước hết, hãy ghi nhớ: Giời leo là bệnh không lây trực tiếp. Nghĩa là người bị bệnh tiếp xúc với những người khác không khiến những người này bị bệnh giời leo. Tuy nhiên, tùy vào nguyên nhân gây bệnh, người tiếp xúc với người mang bệnh có thể bị những bệnh khác hoặc hoàn toàn không ảnh hưởng gì.
Giời leo do viêm da tiếp xúc thì bệnh hoàn toàn không lây
Đó là khi da tiếp xúc trực tiếp với tác nhân trực tiếp gây viêm, sưng là chất độc từ kiến ba khoang hay bọ giời leo.
Kiến ba khoang, bọ giời là những côn trùng có độc. Trong đó, bọ giời là có thân dài tương đối giống với con rết, điểm khác biệt lớn nhất giữa chúng là kích thước bọ giời leo có xu hướng khiêm tốn hơn. Cả 2 loại côn trùng đều sinh sống trong môi trường ẩm, tối nhưng khá gần với con người như tại gầm giường, khe giường, gầm bàn, gầm tủ, hoặc dưới gốc cây ẩm,…
Vào ban đêm, chúng ra khỏi nơi trú ẩn để tìm thức ăn, nếu bám hoặc bị con người dùng tay trần đập chết, da của chúng ta chạm vào chất độc trong người chúng nên phản ứng kích ứng, phỏng và nổi mụn nước. Những mụn nước này nếu được chữa trị đúng cách có thể khỏi sau 5 – 7 ngày và không lây từ người sang người.
Giời leo do virus thì bệnh có thể lây và gây ra thủy đậu
Chỉ những người chưa bao giờ bị thủy đậu mới bị thủy đậu. Nếu người đã tiêm phòng thủy đậu thì khả năng bị thủy đậu sẽ thấp hơn. Trong khi đó, nếu người tiếp xúc đã từng bị thủy đậu và được chữa lành trước sẽ không bị nhiễm thêm virus.
Tuy vậy, nhiều trường hợp sau tiếp xúc xuất hiện triệu chứng bệnh, đó không hẳn do sự lây lan của virus mà do người này “vô tình” hội tụ đủ điều kiện phát bệnh – cũng có nghĩa là người từng bị thủy đậu đều có khả năng bị giời leo.
Sở dĩ diễn ra tình trạng này là do nguyên nhân gây bệnh đến từ một loại virus thuộc họ herpes có tên là Varicella Zoster (viết tắt là VZV hay tên tiếng Việt quen thuộc là virus thủy đậu).
Đúng như tên gọi, VZV khi mới vào cơ thể thường gây ra bệnh thủy đậu. Bệnh này có thể được chữa trị và không để lại sẹo.Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là toàn bộ lượng virus gây bệnh đã bị hệ miễn dịch cơ thể tiêu diệt tận gốc hoàn toàn.
Những con virus còn sót lại có khả năng cư ngụ trong tế bào hạch thần kinh. Khi cơ thể khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch vững vàng, hoạt động của các tế bào cũng như các hệ cơ quan bình thường, nhất là khi điều kiện tâm lý và các hoạt động thần kinh tốt, virus bị kiềm chế và không có cơ hội sinh sôi, phát triển.
Đó là lý do vì sao nhiều người bị bệnh thủy đậu sau đó hoàn toàn không thấy xuất hiện dấu hiệu của zona thần kinh (tên khác của giời leo).
Ngược lại, nếu không tập trung chăm sóc, bồi bổ sức khỏe, ăn uống thiếu chất, sinh hoạt không lành mạnh hoặc vừa trải qua các trạng thái tinh thần đặc biệt khiến tâm lý bị sang chấn, sức khỏe giảm sút khiến hệ miễn dịch yếu đi thì cũng là lúc virus có khả năng phát triển nhân lên nhanh chóng và biểu hiện thành bệnh.
Bạn sẽ thấy căn bệnh này xuất hiện ở người già, người ốm bệnh, sử dụng nhiều loại thuốc Tây tác động mạnh, những người đang trị bệnh ung thư hay những người đang trong quá trình tiến hành trị xạ,…
Bệnh giời leo lây qua đường nào?
Như vậy, bệnh zona thần kinh, dù không thể lây trực tiếp nhưng virus gây bệnh có thể vào cơ thể và gây ra bệnh trong thời gian rất lâu sau đó. Con đường lây thông qua tiếp xúc với mụn nước từ vết thương của người có bệnh.
Có thể ví dụ 1 vài trường hợp tiếp xúc cụ thể có thể lây bệnh sau đây:
- Dùng tay không chạm trực tiếp vào các vết mụn nước còn ướt chưa đóng vảy tại bất cứ vị trí bệnh nào như: Mắt, tai, mặt, miệng, tay, lưng, chân, bụng, sườn,… của người bị bệnh.
- Chạm tay trực tiếp vào các dụng cụ vệ sinh vết thương, bông tăm, khăn dùng để vệ sinh, chăm sóc người bệnh mà không chú ý rửa tay sạch sẽ sau đó.
- Dùng chung khăn mặt, khăn tắm với người bị bệnh. Khi đó, virus bám trên các sợi vải hoàn toàn có khả năng vào cơ thể qua việc chà xát vải lên da và các bộ phận khác của cơ thể.
- Mặc chung quần áo: Tương tự như khi dùng chung khăn, quần áo cũng là nơi lý tưởng để virus bệnh bám vào và truyền cho người khác.
- Đắp chung chăn màn, ngủ chung giường với người bị bệnh: Quá trình tiếp xúc gần, nhất là lúc ngủ không làm chủ được hoạt động dễ khiến cho chúng ta vô tình chạm vào vết thương của người bệnh và nhiễm virus.
- Sử dụng chung các loại nước tắm, giặt chung quần áo, chăn màn với người bị bệnh.
Như vậy, khi tiếp xúc gần, sinh hoạt chung thường xuyên với người bị zona, chúng ta có thể bị lây. Ngoài ra còn có nhiều trường hợp tiếp xúc khác hoàn toàn có thể diễn ra, chính vì vậy các bạn không nên coi thường.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết bệnh giời leo có lây không. Tùy vào nguyên nhân mà khả năng lây của bệnh khác nhau. Như vậy, nếu do virus thủy đậu, người đã từng chữa khỏi thủy đậu cần biết cách bảo vệ sức khỏe để tránh cho virus phát triển sau này. Đặc biệt những người chưa từng bị thủy đậu (nhất là trẻ em có hệ miễn dịch hạn chế) cần nắm được các đường lây nhiễm của virus để có phương án phòng tránh thủy đậu cũng như zona thần kinh.
✅Xem thêm: Thuốc acyclovir trị giời leo bôi ngoài da giá bao nhiêu?

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh là tác giả một số sách y học viết bằng tiếng Pháp như: La chèque de bétel en Indochine, Notes sur la Vaccination antivariolique destinées au “bà mụ”.
Bài viết liên quan

Thuốc bảy màu trị chàm và trị bệnh gì nữa? Có trị mụn được không?
5 Tháng Năm, 2020

Chàm khô đầu ngón tay là gì? Bệnh có lây không? Cách chữa dân gian
5 Tháng Năm, 2020

Thuốc acyclovir trị giời leo bôi ngoài da giá bao nhiêu?
5 Tháng Năm, 2020

Bị giời leo kiêng ăn gì? Có ăn được hải sản không?
5 Tháng Năm, 2020

Bị giời leo bôi thuốc gì hiệu quả nhất?
5 Tháng Năm, 2020