Bệnh gút có di truyền không? Mẹo phòng ngừa tránh bệnh di truyền
Bệnh gút có di truyền không là câu hỏi mà rất nhiều người đang thắc mắc. Bài viết hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem bệnh gút có yếu tố di truyền không nhé.
Nội dung chính:
Bệnh gút có di truyền không?
Gút là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa nồng độ axit uric quá cao trong máu dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat hoặc tinh thể axit uric. Axit uric có nguồn gốc từ chất purin – chất có nhiều trong các thực phẩm như thịt đỏ, nội tạng động vật, cá cơm và bia.
- Nếu lắng đọng ở khớp: Gây đau dữ dội và sưng đỏ, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp.
- Nếu lắng đọng ở thận: Gây ra bệnh thận như viêm thận kẽ, sỏi thận.
Bệnh thường xảy ra ở những người 30-50 tuổi, đặc biệt là ở nam giới, người béo phì. Bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và xảy ra ở nhiều người, tái phát nhiều lần. Vậy bệnh gút có di truyền không?
Theo các chuyên gia cho biết, bệnh gút là bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin liên quan đến một số gen. Do đó, bệnh gút có khả năng di truyền, khi bố hoặc mẹ bị bệnh gút thì nguy cơ mắc đối với người chung huyết thống là rất cao.
Một nghiên cứu khoa học cho thấy, có 5 Gen liên quan tới bệnh gút là HGPRT1, 3 gen có trong tinh hoàn PRP Ps1, PRP Ps2, PRP Ps3, 1 gen tại gan Glc6-photphat. Khi bố hoặc mẹ bị gút thì con cái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường là 20%.
Theo thống kê ở một số người bệnh gút cho thấy, 25% trường hợp mắc bệnh gút do yếu tố di truyền (nguyên phát). Bệnh phát triển tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
Mẹo phòng ngừa bệnh gút hiệu quả
Bệnh gút có khả năng di truyền nhưng bạn vẫn có thể phòng tránh được căn bệnh này nhờ một vài mẹo sau:
Chế độ ăn phòng ngừa bệnh gút
Hạn chế ăn những loại thực phẩm chứa nhiều purin:
- Các loại thịt đỏ, cá, bia, rượu, nội tạng động vật (lòng, gan, tim, cật)
- Các thức ăn gây toan máu (các chất đạm, các chất có vị chua…)
- Ngoài ra cần tránh nấm và một số thực vật có hàm lượng purin tương đối cao như đậu, hạt hướng dương, đậu lăng, nho khô
Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi
Những loại rau xanh, đồ uống có kiềm như nước soda có thể giúp phòng ngừa bệnh gút di truyền rất tốt. Bạn cũng nên bổ sung nguồn chất xơ, khoáng chất cần thiết và vitamin vừa giúp tăng cường miễn dịch vừa giúp phòng ngừa gút hiệu quả.
Tránh rượu bia, chất kích thích
Không nên sử dụng bia, rượu, đồ uống có cồn và chất kích thích. Vì đây là những thực phẩm có thể gây suy giảm chức năng gan thận, dẫn đến rối loạn chuyển hóa axit uric của cơ thể.
Đồng thời, những người có thói quen hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Vì trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc khiến máu lưu thông kém, sun khớp không được nuôi dưỡng tốt, tạo điều kiện lắng đọng các muối urat ở khớp.
Uống nhiều nước mỗi ngày
Mỗi ngày nên uống ít nhất 2 lít nước để tăng cường hoạt động của hệ bài tiết, thải độc tố ra ngoài cơ thể
Tuyệt đối không nên nhịn đói
Nhịn đói thường xuyên, nhất là nhịn đói trong thời gian dài sẽ khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Vì vậy, bạn nên ăn đầy đủ bữa trong ngày, không nên bỏ bữa.
Duy trì cân nặng
Dư thừa cân nặng không chỉ là yếu tố nguy cơ gây bệnh gút mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Do đó, việc giảm cân nếu thừa cân, duy trì cân nặng hợp lý để giảm sức nặng chịu đựng của các khớp và giảm lượng axit uric trong máu.
Nồng độ axit uric trong cơ thể thường có tỉ lệ thuận với chỉ số cân nặng và độ béo phì. Khi người béo phì giảm được cân nặng cơ thể thì lượng axit uric trong máu cũng giảm xuống. Từ đó sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh gút.
Giảm cân đối với người thừa cân béo phì là một điều cần rất nhiều sự nỗ lực để có thể phòng tránh bệnh gút di truyền. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn ăn kiêng khem quá nghiêm ngặt, có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hợp lý để cải thiện sức khỏe và tăng độ dẻo dai của xương khớp. Lưu ý không được tập luyện quá sức sẽ gây chấn thương cơ xương khớp, tăng lượng axit uric giải phóng ra. Chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức với tình hình sức khỏe thường xuyên.
Những bài tập phối hợp động tác toàn thân thân sẽ giúp cơ thể được vận động toàn bộ, các khớp tại các vị trí trên cơ thể bạn đều được hoạt động, không bị ứ trệ hay mỏi mệt:
Đi xe đạp
Mỗi ngày bạn nên đạp xe khoảng 15 – 20 phút là đủ, việc này sẽ giúp các khớp, cơ hoạt động nhịp nhàng, tăng cường thể chất, giúp lưu thông máu trong cơ thể tốt hơn, khả năng miễn dịch tự nhiên trong cơ thể, đem đến một tinh thần lạc quan, tươi mới mỗi ngày cho bạn.
Đi bộ nhẹ nhàng
Đối với những người bệnh cao tuổi, mỗi ngày nên đi bộ nhẹ nhàng khoảng 30 – 45 phút. Với người trẻ tuổi có thể tập nhiều thời gian hơn, những không quá 60 phút mỗi ngày, không nên tập quá sức. Đi bộ hàng ngày sẽ giúp cơ thể dễ dàng đốt cháy lượng calo dư thừa, đồng thời giúp tăng sự linh hoạt cho các khớp.
Aerobic nhịp điệu
Đây cũng là bộ môn thể thao rèn luyện toàn diện cơ thể, cải thiện tinh thần, tạo nguồn năng lượng mới, giúp kiểm soát tốt cân nặng của bạn, có giấc ngủ sâu và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Những bài tập như thể dục nhịp điệu, các bài tập trên máy giúp cải thiện những vấn đề về xương khớp. Mỗi tuần bạn chỉ nên tập khoảng 150 phút, chia đều cho các ngày để có thể ngăn ngừa bệnh gút.
Như vậy, bệnh gút có khả năng di truyền đã được khoa học chứng minh. Vì vậy, bạn nên nắm rõ những kiến thức về bệnh để phòng tránh hiệu quả. Nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe khi thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Bệnh gút có ăn được ổi không? Nên ăn và kiêng trái cây gì?
24 Tháng Tư, 2020

Bệnh gút có ăn được thịt mèo, thịt chó không?
24 Tháng Tư, 2020

Bệnh gút có ăn được lạc không?
24 Tháng Tư, 2020

Bệnh gút có ăn được tiết canh không?
24 Tháng Tư, 2020

Bệnh gút có ăn được vừng không? Món ăn và bài thuốc từ vừng
24 Tháng Tư, 2020

Người bị bệnh gút có ăn được rau muống không?
28 Tháng Ba, 2020