Bệnh thấp khớp là gì? Nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
Bệnh thấp khớp ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở nữ giới trong độ tuổi từ 40 – 60. Bệnh gây đau nhức, cứng khớp, đau nặng hơn khi thời tiết trở lạnh… ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh. Vậy thấp khớp cấp là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Bệnh thấp khớp nên ăn gì? Điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để có câu trả lời nhé!
Nội dung chính:
Bệnh thấp khớp là gì?
Bệnh thấp khớp có tên tiếng anh là Rheumatoid Arthritis, đôi khi còn được coi là viêm thấp khớp. Bệnh ảnh hưởng đến các cơ bắp, xương khớp trong cơ thể. Thấp khớp liên quan rất nhiều đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nó có thể bị gây ra khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn chống lại chính các tế bào cơ thể.
Bệnh thấp khớp có 2 dạng:
- Thấp khớp liên quan tới khớp: Viêm khớp dạng thấp, Gút, Lupus, viêm đốt sống…
- Thấp khớp không liên quan đến khớp: Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến cơ và các mô mềm.
Hoặc có thể chia thành:
Thấp khớp cấp. Do nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (Streptococcus pyogenes) vùng hầu họng. Đây là bệnh toàn thân gây tổn thương nhiều bộ phận của cơ thể như khớp, thần kinh, da, tim, thận… Trong đó tổn thương khớp là thường gặp nhất. Thường gặp ở trẻ em từ 6 – 15 tuổi.
Thấp khớp mãn tính. Xảy ra nhiều ở phụ nữ lứa tuổi trung niên từ 40 – 60 tuổi. Những cơn đau, cứng khớp kép dài.
Dấu hiệu triệu chứng bệnh thấp khớp
Những biểu hiện của bệnh thường gặp gồm:
- Cứng khớp, đặc biệt là buổi sáng khi ngủ dậy và sau khi hoạt động. Có thể kéo dài 1 – 2 tiếng, thậm chí cả ngày.
- Khớp bị yếu, sưng nóng.
- Người mệt mỏi, giảm cân và sốt
- Biến dạng khớp, thường xảy ra do không phát hiện và điều trị bệnh thấp khớp sớm.
Ban đầu thường ảnh hưởng các khớp nhỏ như khớp ngón tay, bàn tay, bàn chân, ngón chân. Khi bệnh tiến triển nặng hơn thì lây lan đến khớp khuỷu tay, vai, hông, đầu gối, cổ tay, mắt cá chân. Hầu hết xảy ra đối xứng cả hai bên cơ thể.
Bệnh thấp khớp có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như: mắt, da, tim, phổi, thận, mô thần kinh…
Nguyên nhân nào gây bệnh thấp khớp?
Hiện nay vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh, nhưng bệnh có thể gây ra do:
- Tuổi già: Càng lớn tuổi thì nguy cơ bị thấp khớp càng cao do tình trạng thoái hóa khớp.
- Nhiễm trùng cấu trúc xương: Gây thấp khớp dẫn đến phá hủy sụn và xương trong khớp, viêm dày mạch hoạt dịch. Hoặc có thể làm yếu và kéo căng dây chằng, gân nối với các khớp, lây ngày gây biến dạng khớp.
- Do di truyền: Gen không thực sự gây bệnh thấp khớp nhưng lại dễ làm tổn thương hơn do các yếu tố môi trường như virus, vi khuẩn gây bệnh.
10 ngày “khai tử” chứng ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP bằng bài thuốc Đông Y khoa học
Đối tượng dễ bị thấp khớp
Là bệnh phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính và chủ yếu ở nữ giới.
Thường xuất hiện ở những người trong độ tuổi từ 40 – 60 tuổi.
Yếu tố rủi ro gây mắc bệnh thấp khớp
Một vài yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh gồm:
- Tuổi tác: Trong độ tuổi từ 40 – 60 tuổi
- Giới tính: Phụ nữ dễ mắc bệnh thấp khớp hơn nam giới
- Hút thuốc lá
- Tiền sử bệnh của gia đình
- Thừa cân béo phì
- Môi trường làm việc phải tiếp xúc nhiều với silica và amiăng
Bệnh thấp khớp có nguy hiểm không?
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh thấp khớp có thể gây những biến chứng nguy hiểm sau:
- Nang dạng thấp
- Loãng xương
- Nhiễm trùng
- Biến dạng khớp
- Hội chứng ống cổ tay
- Khô mắt và miêng (hội chứng Sjogren)
- Bệnh tim mạch, bệnh phổi
- Ung thư hạch bạch huyết
Chẩn đoán thấp khớp
Ở giai đoạn đầu bệnh thường có dấu hiệu triệu chứng giống với nhiều bệnh đau nhức xương khớp khác. Khi đó, để chẩn đoán thì cần phải:
- Khám lâm sàng: Kiểm tra phần khớp bị sưng tấy và phản xạ, sức mạnh cơ bắp.
- Xét nghiệm máu: Tìm ra các yếu tố thấp khớp, kháng thể anti-CCP.
- Chụp X – quang
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh thấp khớp.
Cách điều trị bệnh thấp khớp hiệu quả
Hiện nay không có cách nào chữa thấp khớp, các biện pháp chỉ làm thuyên giảm triệu chứng.
Thấp khớp uống thuốc gì?
Tùy thuộc vào tình trạng, thời gian mắc bệnh và sức khỏe của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc gì. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong chữa bệnh thấp khớp gồm:
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Giảm đau, kháng viêm. Nhưng có thể có các tác dụng phụ như ù tai, kích ứng dạ dày, tổn thương tim, gan, thận.
Steroids: Thuốc corticosteroid (prednisone) giúp kháng viêm, giảm đau và làm chậm sự phá hủy khớp. Tuy nhiên, thuốc có thể gây tăng cân, tiểu đường và mỏng xương. Thuốc được dùng giảm dần.
Thuốc chống thấp cải thiện bệnh (DMARDs): Làm chậm quá trình phá hủy khớp, bảo vệ khớp và mô. Nhưng người bệnh có thể bị tổn thương gan, nhiễm trùng phổi nặng hoặc bị ức chế tủy xương.
Tác nhân sinh học: Tăng tác dụng của thuốc DMARD sinh học. Chẳng hạn như methotrexate.
Người bị bệnh thấp khớp sử dụng các loại thuốc này giúp giảm viêm, đau nhức, hạn chế sự phá hủy mô khớp. Tuy nhiên, chúng lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cao hơn.
Vật lý trị liệu trị thấp khớp
Bên cạnh việc bệnh thấp khớp uống thuốc gì, người bệnh nên kết hợp với vật lý trị liêu để tăng hiệu quả trị bệnh. Có thể tập những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ…
Biện pháp này không chỉ giúp giảm đau, viêm do thấp khớp mà còn giúp xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai hơn, rất tốt cho mọi người.
Phẫu thuật khi bị thấp khớp
Khi đã áp dụng các cách chữa bệnh thấp khớp nhưng không có tác dụng và bệnh trầm trọng hơn thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Biện pháp này nhằm giúp phục hồi chức năng bị mất do bệnh gây ra và cải thiện lại phần khớp đã bị phá hủy.
Một số phẫu thuật như: Sửa chữa dây chằng, thay thế khớp và làm chảy khớp.
Chữa bệnh thấp khớp nhờ An Cốt Nam
Như đã đề cập, bệnh thấp khớp có thể được điều trị bằng phương pháp Tây y, bằng vật lý trị liệu hoặc nhờ vào phẫu thuật. Những phương pháp này đều có tác dụng nhanh nhưng thường gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Những trăn trở từ thực tế điều trị bệnh thấp khớp đã thôi thúc các chuyên gia, bác sĩ tại Nhà thuốc Tâm Minh Đường và An Dược nghiên cứu và xây dựng bài thuốc An Cốt Nam.
Đặc biệt, An Cốt Nam đã từng được Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (bệnh viện 108) dành cho nhiều lời khen ngợi trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2. Độc giả muốn theo dõi lại chương trình có thể xem thêm tại video ngắn sau:
Vì sao người bị bệnh thấp khớp nên sử dụng An Cốt Nam?
- An Cốt Nam được điều chế từ những dược liệu quý bao gồm: Trư Lung Thảo, Bí Kỳ Nam, Sâm Ngọc Linh, Thiên Niên Kiện, Dây Đau Xương… có tác dụng kháng viêm, giảm đau, cứng khớp, bảo vệ đầu xương và khớp hiệu quả. Đồng thời tăng cường lưu thông và tưới máu qua các khớp, giúp cho việc vận động trở nên dễ dàng hơn. Những dược liệu này đều là thảo dược sạch thu hoạch tại vườn trồng thuộc Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đạt chứng nhận CO – CQ.
- Một liệu trình điều trị của An Cốt Nam không chỉ có 10 gói thuốc uống tác động trực tiếp sâu bên trong cơ thể người bệnh mà còn kèm theo cả 10 miếng cao dán giảm đau nhanh và DVD bài tập vật lý trị liệu hỗ trợ cho người bệnh thấp khớp hồi phục một cách nhanh chóng nhất.

Một liệu trình điều trị của An Cốt Nam
Kết quả điều trị bệnh thấp khớp của An Cốt Nam
Dựa trên hiệu quả điều trị thực tế của hàng ngàn người bệnh, An Cốt Nam cho kết quả điều trị rất khả quan với:
- 25% trường hợp dứt điểm mọi triệu chứng chỉ sau 1-2 liệu trình sử dụng.
- 60% trường hợp giảm từ 80 – 90% tình trạng bệnh, sau nhiều năm không tái phát sau khi dùng 3-4 liệu trình.
- 15% trường hợp do không tuân thủ nguyên tắc điều trị và cơ địa không phù hợp nên hiệu quả điều trị thấp.
Bạn cần được bác sĩ tư vấn trực tiếp về trường hợp của mình?
Bấm vào đây để kết nối ngay!
An Cốt Nam đã có mặt trên thị trường từ rất lâu, đã chữa trị thành công cho hơn 6000 ca bệnh trên khắp ba miền của đất nước. Bài thuốc Đông y này đã giải cứu những người mắc bệnh thấp khớp khỏi những cơn đau dai dẳng và ám ảnh, trả lại cho họ một sức khỏe tốt.
Có rất nhiều trường hợp người bệnh xương khớp điển hình đã điều trị thành công nhờ An Cốt Nam như: MC Quyền Linh, nghệ sĩ Mạc Can, cụ Cúc… Bạn đọc quan tâm có thể xem thêm về hành trình điều trị bệnh xương khớp bằng An Cốt Nam của cụ Cúc (trên 80 tuổi) trong video sau:
Những kết quả đạt được của bài thuốc An Cốt Nam đã góp phần giúp nhà thuốc Tâm Minh Đường nhận được cúp vàng và giải thưởng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018” – giải thưởng do chính người tiêu dùng tin tưởng bình trọn.
Bạn cần được bác sĩ tư vấn trực tiếp về trường hợp của mình?
Bấm vào đây để kết nối ngay!
ĐỊA CHỈ MUA THUỐC AN CỐT NAM:
Hotline: 0903.876.437
Chế độ sinh hoạt khoa học, phù hợp
Những biện pháp tự chăm sóc sau đây kết hợp vật lý trị liệu và uống thuốc giúp quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt hơn:
Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Giúp giảm đau, thư giãn các cơ bị đau và căng, giảm co thắt cơ.
Tập thể dục hợp lý thường xuyên. Giúp cơ khỏe hơn và những mệt mỏi mà người bệnh đang phải chịu đựng. Nên tập những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc thể dục nhịp điệu dưới nước.
Nghỉ ngơi: Giảm stress sẽ giúp bạn thư giãn, giảm đau tốt hơn.
Bệnh thấp khớp nên ăn gì?
Chế độ ăn uống cũng sẽ góp phần vào việc điều trị bệnh. Người bị thấp khớp nên bổ sung các thực phẩm sau:
- Cà rốt, bơ, khoai lang, các loại rau xanh đậm màu, giá đỗ, vừng lạc, hạt mè… có chứa nhiều vitamin A, E. Những thực phẩm này giúp chống oxy hóa và bảo vệ đầu xương, bao khớp hiệu quả.
- Bổ sung mộc nhĩ, nấm đông cô có tác dụng giảm đau không thua gì các loại thuốc aspirin, paracetamol.
- Các thực phẩm giàu axit béo omega3 như cá hồi, cá trích, cá thu… giúp kháng viêm, giảm đau và loại bỏ cứng khớp do bệnh thấp khớp hiệu quả.
- Bổ sung các loại trái cây như chanh, dứa, bưởi, đu đủ… vào chế độ ăn hàng ngày. Những thực phẩm này cung cấp men kháng viêm, vitamin C rất tốt cho cơ thể.
Bên cạnh bị thấp khớp nên ăn gì thì cần phải kiêng một số loại thực phẩm sau:
- Các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh như xúc xích, gà rán…
- Thực phẩm giàu phốt – pho như nội tạng động vật, thịt chế biến sẵn, thịt đỏ, cà chua, măng…
- Ngô, các sản phẩm sữa bơ qua chế biến…
- Giảm muối, đường, hạn chế uống nước có ga do chứa nhiều phốt – pho.
- Hạn chế các loại au củ quả giàu axit oxalic như mận, củ cải, nam việt quất.
- Kiêng tỏi, ớt, gừng…
- Tránh uống rượu bia, đồ uống có cồn, cà phê…
Triệu chứng bệnh thường gặp: Khớp gối kêu lục cục lạo xạo khi co duỗi nhưng không đau
Trên đây là thông tin về bệnh thấp khớp. Bạn đọc có thể tham khảo và bổ sung kiến thức cần thiết về bệnh để bảo vệ bản thân và gia đình tốt hơn. Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người cùng biết nhé!

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Rách sụn chêm là gì? MRI chẩn đoán, chi phí mổ và sau bao lâu thì phục hồi?
28 Tháng Mười Một, 2020

Vôi hóa sụn khớp là gì? Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
28 Tháng Mười Một, 2020

Chấn thương dây chằng chéo sau có nguy hiểm không? Cách phục hồi hiệu quả
25 Tháng Mười Một, 2020

Chấn thương dây chằng chéo trước là gì? Hậu quả và cách điều trị
19 Tháng Mười Một, 2020

Xương bánh chè nằm ở đâu? Giải phẫu xương bánh chè
17 Tháng Mười Một, 2020

Sai chệch trật khớp cùng đòn là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
13 Tháng Mười Một, 2020