Bị á sừng bôi thuốc gì nhanh khỏi và cải thiện làn da tốt nhất?
Bị á sừng bôi thuốc gì? Thuốc bôi trị á sừng hiện nay trên thị trường có vô vàn khiến cho người bệnh băn khoăn không biết dùng loại nào thì tốt. Dưới đây là những thuốc loại thuốc bôi đặc trị á sừng tốt nhất được các bác sĩ da liễu khuyên dùng.
Nội dung chính:
Bị á sừng bôi thuốc gì?
Có rất nhiều loại thuốc bôi đặc trị bệnh á sừng. Mỗi loại có công dụng, hiệu quả khác nhau. Dưới đây là 4 loại thuốc bôi á sừng được sử dụng phổ biến nhất:
Thuốc bôi tiêu sừng
Nhóm thuốc bôi tiêu sừng có tác dụng loại bỏ lớp vảy sừng bong tróc ở trên da nhanh, cũng như ngăn chặn sự sinh trưởng tế bào thượng bì. Nhờ vậy mà quá trình chữa trị bệnh nhanh khỏi hơn.
Các loại thuốc bôi tiêu sừng điển hình như: Acid salycilic, Fucicort, Gentrizone, Betnoval, Diprosalic…
Kem dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm là loại thuốc bôi không thể thiếu đối với người bệnh á sừng. Các loại kem dưỡng ẩm có tác dụng cung cấp và duy trì độ ẩm cần thiết cho da, giảm nhanh triệu chứng bệnh và ngăn chặn được sừng hóa.
Thành phần trong kem dưỡng ẩm giúp da vùng bệnh không còn khô ráp, mềm mại hơn nhờ vậy giảm cảm giác ngứa ngày. Khi đó, lớp bảo vệ da được phục hồi, tác nhân gây bệnh sẽ không xâm nhập được vào giúp quá trình điều trị bệnh nhanh khỏi hơn.
Các loại kem dưỡng ẩm bôi trị á sừng phổ biến như telmesteine, glycyrrhetinie acid. Những loại thuốc này còn có khả năng chống viêm và giảm được tần suất phải dùng thuốc corticosteroid.
Ngoài ra, người bị á sừng bôi kem dưỡng ẩm còn giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.
Nếu bị á sừng ở tay thì các bác sĩ da liễu khuyên dùng một số loại như Cream ure 5 – 10%, Lacticare HC, Vaseline, Skincare U và Lacticare.
Liều lượng dùng của kem dưỡng ẩm trị á sừng là trẻ em 250g/đợt bôi và người lớn là 500 – 600g/đợt.
Thuốc Corticosteroid
Corticosteroid là các loại thuốc bôi trị á sừng chứa corticoid được bác sĩ kê đơn trong trường hợp bệnh nặng. Thuốc được bào chế dưới dạng mỡ, kem, gel, lotion.
Thuốc corticosteroid bôi trị á sừng có có thể làm bào mòn da hoặc giảm sức đề kháng của cơ thể với nhiễm trùng. Do đó, khi sử dụng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều lượng. Bà bầu hoặc phụ nữ đang cho con bú cần hết sức thận trọng khi sử dụng corticosteroid .
Các loại thuốc corticoid đặc trị á sừng hiện có trên thị trường gồm:
- Kedermfa Cream: Có tác dụng kháng khuẩn, ký sinh trùng, trị vảy nến, á sừng…
- Dipolac: Thuốc bôi corticoid dùng tại chỗ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, ức chế sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
- Thuốc bôi Flucinar: Có tác dụng kháng viêm và điều trị các triệu chứng khó chịu của bệnh á sừng.
- Fucidin-H: Đây là loại thuốc bôi tại chỗ kết hợp corticosteroid (hydrocortisone) và kháng sinh (axit fusidic). Thuốc có tác dụng giảm sưng loét, ngứa ngáy, mẩn đỏ, đóng vảy trên da do á sừng gây ra. Tuy nhiên, bôi thuốc quá 7 ngày có thể gây mỏng da, nhờn thuốc hoặc ảnh hưởng đến thận.
- Hidem Cream: Được chỉ định chữa bệnh á sừng, eczema… Nếu dùng thuốc trên diện rộng sẽ gây kích ứng toàn thân.
Thuốc Explaq
Ngoài Corticosteroid, Explaq cũng là loại thuốc giải đáp bị á sừng nặng bôi thuốc gì. Thuốc Explaq có tác dụng kháng viêm, giảm đau và ngứa rát hiệu quả. Đồng thời, thuốc làm dịu nhẹ và mềm da hơn.
Bên cạnh đó, thuốc bôi á sừng này còn giúp tiêu sừng, giữ ẩm và làm lành vết thương, ngăn ngừa bệnh á sừng tái phát.
Khi sử dụng thuốc bôi á sừng Explaq thì cần phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ do thành phần của thuốc mạnh, thuốc có tác dụng nhanh chóng và dễ xảy ra tác dụng phụ. Chỉ bôi 1 – 2 lần/ngày vào vùng da bị bệnh, không bôi lem ra vùng da lành xung quanh.
Hướng dẫn dùng thuốc bôi trị á sừng đúng, hiệu quả
Bôi thuốc á sừng đúng cách góp phần điều trị bệnh nhanh khỏi hơn. Sau đây là hướng dẫn bôi thuốc trị á sừng đúng chuẩn cho người bệnh áp dụng:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh bằng nước muối pha loãng ấm hoặc nước muối sinh lý, rồi lau khô bằng khăn bông sạch.
- Mở nắp tuýp thuốc, bóp nhẹ để lấy lượng vừa đủ dùng.
- Thoa thuốc nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương, tránh bôi lan ra vùng da xung quanh.
- Đậy kín nắp thuốc
- Bôi thuốc theo đúng liều lượng do bác sĩ điều trị chỉ định. Thông thường 2 lần/ngày và liên tục trong 2 – 3 tuần.
Sử dụng thuốc bôi trị á sừng cần lưu ý gì?
Khi bôi thuốc trị bệnh á sừng để đạt được hiệu quả tốt nhất thì ngoài biết được thông tin về loại thuốc thì cần phải chú ý những điều sau:
- Không bôi thuốc lên vùng da khác ngoài vùng da bị bệnh
- Liều bôi cao nhất là 3 lần/ngày. Tuyệt đối không lạm dụng bôi quá nhiều gây dư thừa và dễ bị nhờn thuốc
- Dùng trong thời gian ngắn và thuốc có nồng độ nhẹ
- Không bôi thuốc trị á sừng lên vùng da có vết thương hở
- Vệ sinh vùng da bị bệnh sạch sẽ trước khi bôi thuốc
- Tránh quệt thuốc lên môi, miệng, mắt, lưỡi hoặc bộ phận sinh dục. Trường hợp không may quệt phải thì ngay lập tức phải rửa sạch bằng nước sạch nhiều lần. Nếu nghiêm trọng thì cần đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
- Không dùng thuốc bôi trị bệnh á sừng đã quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu bị hư hỏng
- Tạm ngưng bôi thuốc một thời gian khi có triệu chứng tác dụng phụ. Bôi trở loại khi cơ thể ổn định hoặc bác sĩ điều trị cho phép.
Qua trên, chắc hẳn bạn đã biết được bị á sừng bôi thuốc gì. Các loại thuốc trên bạn chỉ nên tham khảo, để biết chính xác dùng thuốc gì thì cần đến gặp bác sĩ thăm khám và kê đơn. Bởi cơ địa, tình trạng, mức độ hoặc nguyên nhân gây bệnh của mỗi người khác nhau, sẽ được chỉ định dùng thuốc khác nhau. Tuyệt đối không tự mua thuốc trị á sừng về bôi, tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.
>> Tìm hiểu thêm: Á sừng có lây không?

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh là tác giả một số sách y học viết bằng tiếng Pháp như: La chèque de bétel en Indochine, Notes sur la Vaccination antivariolique destinées au “bà mụ”.
Bài viết liên quan

Thuốc bảy màu trị chàm và trị bệnh gì nữa? Có trị mụn được không?
5 Tháng Năm, 2020

Chàm khô đầu ngón tay là gì? Bệnh có lây không? Cách chữa dân gian
5 Tháng Năm, 2020

Thuốc acyclovir trị giời leo bôi ngoài da giá bao nhiêu?
5 Tháng Năm, 2020

Bị giời leo kiêng ăn gì? Có ăn được hải sản không?
5 Tháng Năm, 2020

Bị giời leo bôi thuốc gì hiệu quả nhất?
5 Tháng Năm, 2020