Thoái hóa đốt sống cổ có châm cứu được không?

4.9/5 - (17 bình chọn)

Thoái hóa cột sống có châm cứu được không là thắc mắc mà rất nhiều bệnh nhân đang quan tâm. Bởi những loại thuốc giảm đau chỉ mang lại hiệu quả tức thời và không thể điều trị tận gốc. Ngoài ra, một số thuốc giảm đau có thể gây tác dụng phụ. Trong khi đó, châm cứu là một phương pháp điều trị bệnh lý xương khớp khá hiệu quả, giảm đau nhanh, không gây tác dụng phụ. Để có câu trả lời chi tiết, mời các bạn đọc bài viết dưới đây nhé.

Bị thoái hóa cột sống có châm cứu được không?

Thoái hóa cột sống là căn bệnh liên quan đến cột sống rất phổ biến hiện nay. Bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, yếu tố rủi ro khác nhau, nhưng thường bắt đầu từ hiện tượng tổn thương khớp tại đĩa liên đốt, diện thân đốt, các màng hay dây chằng,…

Theo thống kê, có khoảng hơn 3 triệu người bệnh thoái hóa cột sống ở Mỹ lựa chọn châm cứu để chữa những vấn đề về cột sống. Một số nước khác, số người bệnh sử dụng phương pháp này có thể cao hơn. Châm cứu không chỉ giúp chống viêm, giảm đau hiệu quả, nó còn giúp nhiều người bệnh hồi phục và trở lại sinh hoạt bình thường.

Châm cứu ra đời cách đây khoảng hơn 3.000 năm, là phương pháp điều trị truyền thống của người Trung Hoa. Để áp dụng phương pháp này, chuyên gia hoặc lương y phải sử dụng cây kim nhỏ, mỏng châm vào những các huyệt vị trên cơ thể. Châm cứu còn được áp dụng cho nhiều bệnh khác như đau lưng, đau đầu, giải tỏa căng thẳng.

bị thoái hóa cột sống có châm cứu được không

Phương pháp châm cứu được xây dựng dựa trên nguyên lý cân bằng âm dương. Theo Đông y, trong cơ thể con người luôn có những dòng khí chạy liên tục. Những dòng khí này đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan và tuần hoàn máu thuận lợi. Do một vài yếu tố, dòng khí bị tắc nghẽn dẫn đến gây những cơn đau nhức kèm theo rối loạn chức năng của cơ quan ở vị trí đó.

Khi cột sống bị thoái hóa, chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy đĩa đệm bị thoát vị và những gai xương bắt đầu hình thành. Máu huyết lưu thông kém và dây thần kinh bị chèn ép. Hậu quả là gây ra những cơn đau nhức dữ dội và xuất hiện thường xuyên. Sử dụng thuốc giảm đau chỉ là cách điều trị tạm thời, những tổn thương cột sống và tình trạng khí huyết ứ đọng vẫn còn đó. Vì vậy, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức quay trở lại ngay khi thuốc giảm đau hết tác dụng.

Trong khi sử dụng phương pháp châm cứu, bạn sẽ cảm thấy khí huyết lưu thông tốt hơn đến vị trí bị thoái hóa. Châm cứu giúp giảm cơn đau và hỗ trợ phục hồi các thương tổn. Đồng thời, những nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra cách sử dụng kim châm vào huyệt đạo sẽ giúp cơ thể sản sinh endorphin – hormone giảm đau tự nhiên.

Kỹ thuật châm cứu thoái hóa đốt sống cổ và lưng

Tùy vào tình trạng sức khỏe và tình trạng bệnh, thời gian châm cứu có thể kéo dài từ 30-40 phút. Những kỹ thuật điều trị thoái hóa cột sống bằng châm cứu thường dùng là:

Điện châm

Chuyên gia hoặc lương y sẽ sử dụng kim châm kết hợp cùng với máy điện châm. Cường độ dòng điện sẽ được thay đổi sao cho phù hợp với sức chịu đựng của bệnh nhân. Dòng điện sẽ tác động rất sâu đến huyệt đạo nên tăng hiệu quả cải thiện bệnh.

Thủy châm

Lương y hoặc chuyên gia sẽ sử dụng thuốc tiêm trực tiếp vào các huyệt đạo. Cách sử dụng và liều lượng thuốc yêu cầu người có trình độ chuyên môn thực hiện. Thủy châm sẽ giúp thuốc có hiệu quả nhanh và đúng vị trí đang gặp vấn đề. Nhiều nghiên cứu đánh giá phương pháp châm cứu này là phương pháp kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền.

châm cứu chữa thoái hóa cột sống

Cứu ngải

Kỹ thuật châm cứu này không sử dụng kim châm vào huyệt đạo nhưng vẫn được xếp vào phương pháp châm cứu. Cụ thể, chuyên gia sẽ sử dụng cây ngải cứu phơi khô, sao vàng và xay thành bột. Sử dụng bột ngải cứu gói trong giấy bản, sau đó quấn chặt như điếu xì gà. Điếu ngải sau khi châm lửa sẽ được hơ lên những huyệt đạo.

Lưu ý khi châm cứu chữa thoái hóa cột sống cổ

Chữa thoái hóa cột sống bằng châm cứu hay bất kỳ cách nào khác cũng khó có thể khỏi dứt điểm. Ngay cả đến phẫu thuật cột sống thay đĩa đệm nhân tạo thì bệnh vẫn có thể tái phát trở lại. Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát được tình trạng bệnh, phương pháp châm cứu sẽ giúp bạn thực hiện điều này.

Hiệu quả của phương pháp châm cứu còn tùy thuộc vào những trường hợp cụ thể. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị như tuổi tác, thể trạng người bệnh, tình trạng bệnh, chế độ ăn uống và sinh hoạt… Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng khi áp dụng phương pháp này.

Xem thêm: Đau rễ thần kinh cột sống là gì? Phương pháp điều trị hiệu quả

Bạn có thể sử dụng những tài liệu trên mạng để nắm rõ được vị trí huyệt đạo và kỹ thuật châm cứu. Tuy nhiên, người bệnh nên đến những phòng khám hoặc cơ sở y tế uy tín để thực hiện châm cứu. Điều này sẽ tránh được những nguy cơ về kết quả châm cứu không tốt. Đồng thời, người thực hiện có tay nghề cao và kinh nghiệm cũng sẽ được đảm bảo hơn.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *