5 Biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm và mất bao lâu để hồi phục
Biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm là gì? Vì sao lại xảy ra những biến chứng đó? Và mức độc nguy hiểm của những biến chứng là như thế nào? Cách phòng tránh ra sao? Bạn có chắc chắn đã biết hết chưa! Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được hiểu thêm về những biến chứng này nhé!
Nội dung chính:
Biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh phổ biến hiện nay, đại đa số những người có tuổi hoặc tuổi già đều ít hay nhiều sẽ gặp phải căn bệnh này. Căn bệnh khiến cho người bệnh phải khổ sở với những cơn đau thắt lưng, nhức hoặc đau cổ,… khiến cho người bệnh rất khó chịu.
Và để trị dứt điểm cũng như là điều trị nhanh nhất, nhiều người tìm đến phương án ngoại khoa (tức là phẫu thuật) để giải quyết căn bệnh này. Về mặt chuyên môn, nhiều Bác sĩ lẫn các tài liệu Y học đều không phản đối thậm chí nói rằng đây là một cách tốt cho căn bệnh.
Tuy nhiên, khi can thiệp ngoại khoa vào bất cứ căn bệnh nào cũng đều có thể có những rủi ro và biến chứng để lại. Và hôm nay, để giúp mọi người hiểu rõ hơn những biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm, chúng tôi sẽ miêu tả cho bạn thấy được chúng.
Tái phát bệnh cũ, “thoát vị đĩa đệm thêm một lần nữa”
Bạn nghĩ rằng: Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, một khi đã phẫu thuật thì có thể hồi phục hẳn à?
Vâng, đúng là các triệu chứng khó chịu hoặc đau đớn của bệnh sau khi phẫu thuật có thể, thậm chí là chấm dứt. Nhưng, đó chỉ có thể là những niềm vui nhất thời. Căn bệnh vẫn có thể tái phát một lần nữa khi người bệnh không tuân thủ đúng lời dặn dò của bác sĩ điều trị chuyên khoa hoặc người bệnh không được chăm sóc y tế một cách đúng đắn và tốt nhất.
Theo con số thống kê về bệnh thoát vị đĩa đệm, có tới khoảng 10 – 15% người bệnh sau khi thực hiện phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm bị tái phát bệnh. Có nhiều trường hợp là bị ngay trên cùng một đĩa đệm đã điều trị trước đó.
Theo các ý kiến được ghi nhận, người bệnh nếu bị tái phát bệnh có thể cảm nhận được những triệu trứng ban đầu của bệnh trong vòng 6 tuần (tức là khoảng 1 tháng và 2 tuần). Tuy nhiên bởi vì cơ chế sinh lý mỗi người mỗi khác, cùng với chế độ chăm sóc và tịnh dưỡng, các dấu hiệu có thể xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn thời gian 6 tuần này.
Khi đã bị tái phát thoát vị đĩa đệm sau khi đã phẫu thuật qua, thì cơ hội để tiến hành cuộc phẫu thuật lần hai sẽ khó hơn nhiều bởi nhiều vấn đề chuyên môn liên quan. Cùng với đó khi thực hiện phẫu thuật lần hai, cơ hội cũng như thời gian hồi phục sau điều trị của người bệnh sẽ khó khăn và lâu dài hơn.
Do đó, chế độ nghỉ ngơi tịnh dưỡng là một điều không được xem nhẹ sau khi đã điều trị bệnh.
Bệnh thoái hóa đĩa đệm
Bạn cứ thử nghĩ xem, nếu một đĩa đệm bị tổn hại và phải cắt bỏ đi phần hư hại thì những đĩa đệm gần kề sẽ như thế nào?
Đúng thế đấy, các đĩa đệm khác sẽ bị tác động là điều hiển nhiên sẽ xảy ra.
Theo nhiều chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa cho rằng: Khi một đĩa đệm nào đó bị thoát vị và phải cắt đi vì nguyên do gì đi nữa, thì sau khi thực hiện cuộc phẫu thuật sẽ có thể tác động. Đồng thời làm xuất hiện thoái hóa một phân đoạn hoặc nhiều phân đoạn cột sống có liên quan hoặc gần kề đến vị trí đĩa đệm bị thoát vị và cắt đi.
Điều này đồng nghĩa với việc dẫn tới thoái hóa đĩa đệm ở phân đoạn đó.
Thời gian bắt đầu có những triệu chứng của bệnh thoái hóa đĩa đệm những vùng xung quanh (bắt đầu tính từ lúc cắt bỏ đi đĩa đệm bị thoát vị) là vài năm. Và trong vài năm ấy, để phòng tránh biến chứng này có thể xảy ra, chúng ta buộc phải có những sự chăm sóc tốt cho người bệnh. Đồng thời tuân thủ cũng như tái khám đều đặn theo lời dặn của bác sĩ.
Có thể nhiều người sẽ không thấy cẩn phải quan tâm, nhưng thoái hóa đĩa đệm lại chính là một trong những nguyên nhân khiến cho cột sống bị thoái hóa hay còn gọi là bệnh thoái hóa cột sống. Một căn bệnh xương khớp gây khó chịu và đau đớn cho biết bao nhiêu người.
Bị nhiễm trùng
Nhiễm trùng là một biến chứng ngoại khoa không quá hiếm và là một biến chứng nguy hiểm. Đương nhiên đây cũng là một biến chứng có nguy cơ cao sẽ xảy ra khi làm phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm bị thoát vị.
Vị trí nhiễm trùng có thể là ở miệng vết mổ, vùng đĩa đệm phẫu thuật hay thậm chí là các vùng xung quanh như: Vùng tủy sống, xung quanh các dây thần kinh,…
Nếu chỉ đơn giản là nhiễm trùng ở miệng vết mổ, người bệnh có thể được bác sĩ chuyên khoa kê đơn thuốc bao gồm cả kháng sinh và điều trị tích cực trong khoảng từ 1 tuần hoặc hơn là khỏi.
Nhưng nếu vị trí nhiễm trùng là ở một nơi khác: Vùng tủy sống hay xung quanh dây thần kinh,…. Thì khả năng phải phẫu thuật lần hai là rất cao vì đó là biện pháp duy nhất, kèm với đó là sử dụng kháng sinh ở một liều cao và mạnh để điều trị tình trạng nhiễm trùng này.
Và mức độ nguy hiểm của biến chứng này còn tăng cao hơn nữa nếu không phát hiện kịp thời. Khi đó diễn biến của tình trạng sẽ có thể dẫn tới các loại bệnh như: Nhiễm trùng huyết, hoại tử,…. Và cuối cùng là tử vong.
Những cơn đau dai dẳng
Lúc nãy, chúng tôi có nói rằng: Sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, các cơn đau có thể hoặc thậm chí là chấm dứt, nhưng chúng tôi cũng có bảo thêm rằng: Đó chỉ là một niềm vui nhất thời thôi.
Bởi vì trong thời gian đĩa đệm bị tổn thương và thoát ra khỏi vị trí giữa các xương cột sống, các đĩa đệm này có thể chèn ép lên vùng những dây thần kinh xung quanh đó khiến cho những dây thần kinh này bị tác động và đồng thời gây ra sự tổn thương. Và bạn biết không?
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm không thể làm lành lại hoặc hồi phục 100% các dây thần kinh đã bị tổn thương này. Nên, dù cho chúng ta đã cắt bỏ đi và điều trị đĩa đệm bị thoát vị thì các vết sẹo của các dây thần kinh vẫn như vậy.
Đó cũng là nguyên nhân chính làm xuất hiện những cơn đau khó chịu, mạnh mẽ, đôi khi có thể còn tệ hơn khi chưa làm phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm, và nếu điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ làm suy mòn tinh thần người bệnh, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống, sinh hoạt hằng ngày.
Liệt chi, một biến chứng hiếm xảy ra
Tuy là một biến chứng hiếm khi xảy ra, nhưng đây lại là một biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra khi bệnh nhân sau phẫu thuật và lại không thể hồi phục được.
Dù vậy, bệnh nhân cùng không cần quá lo lắng vì điều này, đơn giản là vì nó rất hiếm khi xảy ra.
Ngoài ra, một số biến chứng chung của các bệnh ngoại khoa cần phải phẫu thuật cũng đáng quan tâm đến đó chính là:
- Chảy máu
- Rối loạn ruột
- Rối loạn bàng quang
- Dây thần kinh bị tổn thương
- Chất lỏng tích tụ trong phổi dẫn đến viêm phổi
- Do cục máu đông hình thành và phát triển ở chân, biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu có thể xảy ra
- Hiện tượng xơ hóa xuất hiện sau khi tiến hành phẫu thuật có thể khiến khả năng vận động của người bệnh trở nên kém đi.
Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm gây tê chân, teo chân phải làm sao?
Tóm lại, đó chính là tất cả những biến chứng sau mổ của bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra. Có một cách có thể sẽ tránh được ít nhiều những biến chứng kể trên đó chính là: “Hãy chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật thật tốt, nghe lời chỉ bảo của bác sĩ chuyên khoa, tái khám sau phẫu thuật đúng lịch và tịnh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ”. Người bệnh và mọi người cần phải lưu ý và cập nhật đầy đủ thông tin liên quan đến sức khỏe của bản thân nhé.

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay, muốn đặc trị bệnh uống thuốc gì?
28 Tháng Mười Hai, 2020

Bài tập giảm cân cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả sau 1 tuần
5 Tháng Mười Một, 2020

Ghế cho người thoát vị đĩa đệm cách sử dụng đúng, hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm c3 c4 là gì và cách khắc phục hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm khớp háng có nghiêm trọng không và cách khắc phục
26 Tháng Sáu, 2020

Thoát vị đĩa đệm ra trước và ra sau là gì? Cách chẩn đoán, điều trị hiệu quả
25 Tháng Sáu, 2020