Cấu tạo của đĩa đệm cột sống và các chức năng quan trọng khác
Đĩa đệm là một trong những bộ phận quan trọng của cột sống. Vậy cấu tạo đĩa đệm bao gồm những gì? Chức năng của chúng? Như các bạn đã biết, đĩa đệm rất quan trọng là bộ phận nằm giữa các đốt cột sống. Nhờ có đĩa đệm mà cơ thể người có thể vận động và đi lại một cách linh hoạt nhất. Vậy cấu tạo đĩa đệm là gì? Để giải đáp cho thắc mắc đó, các bạn cùng đọc thông tin chia sẻ của bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu.
Nội dung chính:
Cấu tạo của đĩa đệm cột sống
Đĩa đệm là cấu trúc có dạng thớ sợi được xếp theo vòng tâm, có nhân keo rất chắc chắn. Bên trong đĩa đệm có nhân keo gelatin. Cột sống của cơ thể con người có tới 23 đĩa đệm. Vì vậy, khi xảy ra bất cứ những cơn đau nào đều có nguyên nhân từ đĩa đệm làm chèn ép hoặc gây chấn thương dây thần kinh.
Cấu tạo của đĩa đệm gồm 3 phần chính: nhân keo, bao xơ, tấm sụn tận cùng. Dưới đây là các đặc điểm và chức năng của từng bộ phận đĩa đệm:
Nhân keo (nhân nhầy)
Nhân keo của đĩa đệm hay còn gọi là nhân nhầy. Đây chính là một dịch chất có đặc điểm: không màu, hơi nhầy, màu trong suốt. Thành phần chủ yếu của nhân keo đĩa đệm là các proteoglycans.
Đặc điểm của nhân keo đĩa đệm có tính ngậm nước cao. Đối với trẻ em thì nhân cao chiếm tới 80 % là nước và giảm dần khi lớn nên. Đối với người già, nhân keo có tới 60% là nước.
Nhân keo đĩa đệm có tính ngậm nước khá cao. Nhân keo ở trẻ em chứa tới hơn 80% là nước và có xu hướng giảm dần khi trưởng thành. Nhân keo ở người già chỉ còn chứa khoảng 60% là nước.
Bao xơ
Bộ phận thứ 2 của đĩa đệm là bao xơ. Bao xơ của đĩa đệm được bao bọc một phần bởi nhân keo thành nhiều lớp. Các lớp nhân keo đã tạo thành hình elip. Bao xơ có thành phần chủ yếu là các sợi collagen. Những sợi collagen có khả năng đàn hồi cao và rất dẻo. Vì vậy, mà giúp cho con người có thể tập luyện các môn thể thao một cách dẻo dai nhất.
Cấu trúc của bao xơ: bên ngoài bám trực tiếp vào màng xương và bám gián tiếp vào các đốt sống lưng. Bên trong bám lấy bề mặt sụn của đốt sống lưng.
Chức năng chính của bao xơ đó là chống lại các tác động hoặc những lực vặn xoắn, giúp cho cột sống đảm bảo đúng tư thế. Ngoài ra, bao xơ còn có chức năng bảo vệ nhân keo của đĩa đệm.
Tấm sụn tận cùng
Bộ phận thứ 3 của đĩa đệm là tấm sụn tận cùng. Tấm sụn tận cùng có cấu tạo bao gồm: canxi, nước, collagen, proteoglycans. Chức năng của tấm sụn tận cùng là để bảo vệ thân đốt sống và bảo vệ sụn khỏi lớp dịch nhân nhầy. Ngoài ra, tấm sụn tận cùng còn giúp bảo vệ được đĩa đệm không bị nhiễm khuẩn.
Chức năng của đĩa đệm
Đĩa đệm thực hiện các chức năng chủ yếu sau đây:
- Chức năng liên kết các đốt sống: Cột sống của con người được hình thành và tạo nên từ các đốt xương rất cứng chắc. Chúng được liên kết với nhau bởi dây chằng, gân. Đĩa đệm nằm xen kẽ giữa các đốt cột sống giúp cho cột sống của con người được linh hoạt và đứng trụ.
- Chức năng phân tán và khả năng chịu lực tốt nhất: Nhờ có đĩa đệm mà cơ thể con người khi vận động linh hoạt hơn rất nhiều. Nhờ có đĩa điểm mà khả năng biến dạng và chịu lực nén của cột sống sẽ tốt hơn. Từ đó, hạn chế được các tác động từ bên ngoài tới cột sống lưng.
- Chức năng hỗ trợ trao đổi chất: Đĩa đệm có chức năng rất quan trọng là để hỗ trợ trao đổi chất cho nhiều bộ phận. Thông qua được các vòng sợi giúp cho khả năng khuếch tán các chất dinh dưỡng một cách đơn giản, dễ thực hiện.
Bệnh liên quan tới đĩa đệm và cách phòng ngừa bệnh đĩa đệm
Có thể thấy, đĩa đệm rất quan trọng tới cột sống lưng và quan trọng cho mỗi cơ thể của con người. Vì vậy, khi đĩa đệm chịu một tác động tổn thương thì cơ thể của con người cũng bị ảnh hưởng.
Hiện nay, theo các bác sĩ chuyên khoa nghiên cứu thì có rất nhiều căn bệnh liên quan tới đĩa đệm mà con người cần khắc phục như:
- Thoát vị đĩa đệm.
- Bệnh đau lưng, các cơn đau thường xuất hiện ở lưng khiến cho khả năng vận động và đi lại của mọi người gặp nhiều khó khăn hơn.
- Dây thần kinh ở vùng lưng bị tổn thương ảnh hưởng tới quá trình đại tiện, tiểu tiện.
- Các chi bị đau khiến cho khả năng vận động, đi lại khó khăn hơn.
Các bệnh liên quan tới đĩa đệm sẽ ảnh hưởng lớn tới xương khớp của con người. Từ đó, gây nên những cơn đau ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống. Do vậy, mọi người cần có biện pháp điều trị và phòng bệnh liên quan tới đĩa đệm như:
- Thường xuyên tập luyện thể thao như: đi bộ, đạp xe, bơi lội,.. nhẹ nhàng để đảm bảo cho xương chắc khỏe, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
- Hạn chế tăng cân quá mức. Người bị đau đĩa đệm thì cần điều chỉnh được cân nặng và chiều cao cho cân xứng. Từ đó, người bệnh sẽ phòng ngừa được nhiều bệnh liên quan tới tim mạch.
- Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý. Người bệnh xương khớp hay các bệnh liên quan đến đau đĩa đệm thì cần bổ sung các thực phẩm lành mạnh, bổ sung các thực phẩm chứa canxi, ăn nhiều rau xanh. Hạn chế dùng thức ăn nhanh và các chất kích thích như: rượu, bia, các đồ uống có ga,…
Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm nội xốp là gì?
Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ tới các bạn thông tin về cấu tạo đĩa đệm. Đĩa đệm có chức năng quan trọng với kết cấu của xương khớp trong cơ thể con người. Vì vậy, việc hiểu rõ cấu tạo và chức năng của đĩa đệm sẽ giúp cho mọi người biết cách phòng ngừa các tổn thương, các bệnh liên quan tới đĩa đệm. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào liên quan tới đĩa đệm thì mọi người nên tới các các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất.

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay, muốn đặc trị bệnh uống thuốc gì?
28 Tháng Mười Hai, 2020

Bài tập giảm cân cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả sau 1 tuần
5 Tháng Mười Một, 2020

Ghế cho người thoát vị đĩa đệm cách sử dụng đúng, hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm c3 c4 là gì và cách khắc phục hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm khớp háng có nghiêm trọng không và cách khắc phục
26 Tháng Sáu, 2020

Thoát vị đĩa đệm ra trước và ra sau là gì? Cách chẩn đoán, điều trị hiệu quả
25 Tháng Sáu, 2020