Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm bằng các huyệt nào? Điều trị bệnh bằng thủy châm
Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm hiện nay là một trong những phương pháp điều trị khá phổ biến bởi độ an toàn cao, tiết kiệm và tỉ lệ khỏi bệnh lên đến hơn 90%. Tuy nhiên không phải bất cứ ai khi lựa chọn chữa bằng liệu pháp Đông Y này cũng đều nhận kết quả như mong muốn. Bài viết ngày hôm nay sẽ giải đáp tất cả những vấn đề xoay quanh “Châm cứu và điều trị thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu” để phần nào giúp các độc giả trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong quá trình điều trị nhé. Mời các bạn đón đọc.
Nội dung chính:
Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Trước khi giải đáp cho câu hỏi Châm cứu có tốt không?, chúng ta cần phải hiểu khái niệm châm cứu là gì? Trong sách y học có ghi: châm cứu là một liệu pháp trị bệnh có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ đại cách đây khoảng 3000 năm. Trong tài liệu xưa có ghi, các thầy thuốc sẽ dùng các vật nhọn kết hợp với nhiệt nóng để kích thích huyệt vị, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, cân bằng âm-dương cho cơ thể.
Theo y học cổ truyền: Cơ chế chữa bệnh của phương pháp châm cứu là dựa trên việc kiểm soát và điều hòa lại “Khí”. Khí là yếu tố cốt lõi chạy dọc cơ thể giúp cân bằng âm – dương. Âm- dương sẽ mất cân bằng nếu dòng chảy của khí bị tắc nghẽn, từ đó gây ra bệnh tật, rối loạn chức năng. Phương pháp châm cứu chính là vũ khí đắc lực giúp khai thông mạch tượng, điều hòa khí huyết, cân bằng lại âm – dương vốn có, từ đó giúp cơ thể trở lại trạng thái ổn định ban đầu.
Còn theo khoa học hiện đại, châm cứu sẽ giúp sản sinh ra một loại hoocmon có tên gọi endorphin có tác dụng kích thích hoạt động của não bộ, tăng cường chuyển hoá tuần hoàn máu và giảm đau tự nhiên rất tốt.
Tuỳ vào tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ dùng kim châm vào những vị trí huyệt đạo khác nhau. Châm cứu trước đây chủ yếu được áp dụng ở các nước Á Đông tuy nhiên cho đến hiện nay nó đã xuất hiện và phát triển trên nhiều lãnh thổ quốc gia, bao gồm cả Mỹ. Các chuyên gia y tế thuộc Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp này trên thực tế đã cho thấy hiệu quả của châm cứu vượt ngoài sự kỳ vọng. Họ ngỡ ngàng khi châm cứu đã chữa khỏi hàng tá loại bệnh khác nhau, kể cả bệnh mãn tính như thoái hoá cột sống lưng, cổ; teo và yếu cơ; đau đầu gối; thoát vị đĩa đệm,….
Thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm
Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, phương pháp châm cứu cũng không xa rời nguyên lý trên, bác sĩ sau khi thăm khám sẽ tiến hành dùng kim châm vào những huyệt vị để giảm các cơn đau. Bởi sự tác động của kim châm sẽ giúp cơ thể sản sinh một lượng lớn steroid tự nhiên ở vùng đĩa đệm và cột sống bị thương tổn. Chất steroid sẽ giúp giải phóng hooc-mon endorphin để xoa dịu các cơn đau đồng thời thúc đẩy cột sống khởi động quá trình tự sửa chữa.
Trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm, phương pháp châm cứu còn đồng thời giúp chữa lành nhiều bệnh khác. Tại sao? Như chúng tôi đã đề cập ở trên, cơ chế chữa bệnh của phương pháp châm cứu chính là việc giúp điều hòa khí huyết, cân bằng âm dương. Vì thế không có gì là lạ khi châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm đồng thời chữa được nhiều bệnh mãn tính vốn có khác, cơ thể sẽ trở nên dẻo dai hơn, ăn ngon ngủ yên, tinh thần thoải mái, sảng khoái mỗi ngày.
Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại đã giúp châm cứu đa dạng hoá các hình thức chữa trị, bao gồm:
Châm cứu theo hình thức điện châm
Điện châm là dùng kim châm có dòng điện vừa phải để châm cứu. Với sự tác động của dòng điện lên các huyệt vị. Vùng được châm cứu sẽ cảm giác tê tê nhưng những cơn đau ở vùng cột sống, đĩa đệm, thắt lưng sẽ dần dần được xoa dịu.
Thông thường, mỗi lần điện châm sẽ kéo dài từ 15 đến 30 phút, mỗi đợt điều trị cách 3 đến 5 ngày. Không nên chấm dứt liệu trình điều trị đơn phương nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
Châm cứu theo hình thức thủy châm
Đối với phương pháp thủy châm, trước khi điều trị, bệnh nhân sẽ được yêu cầu chụp chiếu để xác định vị trí huyệt đạo để cắt đứt cơn đau do xương khớp gây nên. Tiếp đó, bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc như Coramin, Adrenalin, Vitamin B1 để tiêm trực tiếp vào cơ thể. Khi tiêm người bệnh sẽ có cảm giác hơi tê và căng tại vị trí được tiệm. Phương pháp thủy châm chống chỉ định với trường hợp bệnh nhân có sức đề kháng yếu và có vấn đề về tiêu hóa.
Châm cứu bằng ngải cứu sao khô
Khác hoàn toàn với 2 phương pháp trên, hình thức châm cứu thứ 3 này là kết hợp ngải cứu và các loại thảo dược phơi khô để điều chế thành tinh dầu. Bác sĩ sẽ dùng một lượng tinh dầu vừa phải truyền vào cơ thể thông qua kim châm.
Ngoài ra còn một cách đả thông kinh mạnh khác cũng rất hiệu quả và ưa chuộng đó là cuốn bột ngải cứu sau khi được giã nhuyễn vào giấy rồi châm lửa hơ vào các huyệt vị tương ứng.
Bị thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không?
Không có phương pháp chữa bệnh nào an toàn tuyệt đối. Vì vậy để hạn chế rủi ro khi lựa chọn phương pháp châm cứu để thoát bệnh đĩa đệm, người bệnh nên ghi nhớ những lưu ý quan trọng như sau:
- Hãy chuẩn bị cho mình đủ kiến thức và những tư trang cơ bản khi đi khám bệnh như hồ sơ bệnh án. Việc cung cấp đầy đủ thông tin như vậy sẽ giúp người chịu trách nhiệm thăm khám cho bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh, đưa ra pháp đồ điều trị chính xác và rút ngắn thời gian cho cả hai bên.
- Hãy tìm hiểu kỹ cơ sở mà bạn sẽ lựa chọn đến châm cứu. Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân “chết oan” do tin vào lời mách hoặc đồn thổi xa gần không có căn cứ. Chỉ nên chữa trị tại các nơi có chứng chỉ hoạt động hành nghề, đội ngũ y bác sĩ là người có trình độ chuyên môn cao và đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này.
- Tuyệt đối không tự châm cứu tại nhà thông qua những hướng dẫn sơ sài trên mạng. Nếu không may châm cứu sai vị trí huyệt vị sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng, gây tổn thương lớn đến các dây thần kinh và mất cân bằng âm – dương.
- Tập thể dục thường xuyên luôn là cách mà các bác sĩ khuyến cáo. Vì vậy, trong quá trình châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên xây dựng cho mình một lối sống khoa học, ăn đủ chất, ngủ đúng giờ, tập những bộ môn tốt cho xương cốt như yoga, đi bộ,… Đặc biệt nên tránh các hoạt động mạnh như bê, vác, cúi gập người thường xuyên.
- Nên lắng nghe và tuân thủ đúng lời dặn của bác sĩ điều trị. Thường xuyên tập luyện các bài vật lý trị liệu và đắp thuốc thả dược nếu cần thiết.
Xem thêm: Xẹp đĩa đệm là gì? Đĩa đệm bị xẹp có chữa khỏi được không?
Liệu pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm ngày càng khẳng định được vị thế không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Nhiều quốc gia phát triển và các bệnh viện quốc tế lớn đã đưa châm cứu vào điều trị bệnh, lấy được không ít sự tín nhiệm của người dân. Tuy nhiên, châm cứu chỉ khuyến cáo dành cho những người bị thoát vị đĩa đệm ở thể nhẹ. Nếu châm cứu thường xuyên nhưng các cơn đau không thuyên giảm hãy dừng lại ngay và thông báo cho bác sĩ chuyên khoa để thay đổi phương pháp chữa trị phù hợp hơn nhé. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay, muốn đặc trị bệnh uống thuốc gì?
28 Tháng Mười Hai, 2020

Bài tập giảm cân cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả sau 1 tuần
5 Tháng Mười Một, 2020

Ghế cho người thoát vị đĩa đệm cách sử dụng đúng, hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm c3 c4 là gì và cách khắc phục hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm khớp háng có nghiêm trọng không và cách khắc phục
26 Tháng Sáu, 2020

Thoát vị đĩa đệm ra trước và ra sau là gì? Cách chẩn đoán, điều trị hiệu quả
25 Tháng Sáu, 2020