Chàm khô đầu ngón tay là gì? Bệnh có lây không? Cách chữa dân gian

5/5 - (11 bình chọn)

Ngoài các bệnh da liễu điển hình như nấm, lác hoặc lang ben thì bệnh chàm khô cũng khá phổ biến và rất dễ mắc phải trong điều kiện thời tiết khô hanh và không đủ độ ẩm. Bệnh chàm tuy chỉ là bệnh bên ngoài da và không gây nguy hiểm cho người bệnh, nhưng cảm giác mà chàm khô mang lại sẽ gây khó chịu và bức bối cho người bệnh.

Chàm khô là gì?

Chàm khô là hiện tượng một số vùng da không đủ ẩm và bị khô mà dẫn đến tình trạng bị tróc da và xuất hiện vảy chết. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, tuy nhiên ở vùng khủy tay và cổ tay thì chàm khô sẽ xuất hiện nhiều hơn.

Chàm khô thường được gây ra bởi tình trạng tổn thương ở vùng da do không được bổ sung đủ ẩm hoặc các mô tế bào không đủ chất. Các vùng da bị chàm sẽ liên tục tróc vảy và nứt nẻ, đồng thời các tế bào ở vùng da bị chàm khó có thể khôi phục như ban đầu.

Khi mắc phải chàm khô, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy ở vùng bong tróc da, đồng thời liên tục gãi ngứa khiến vết chàm lan rộng ra các vùng xung quanh. Tuy chàm khô không gây nhiều biến chứng hoặc ảnh hưởng nặng nề đến người bệnh nhưng cũng cần có phương pháp chữa trị phù hợp và đúng đắn, tránh tình trạng bệnh tái phát và liên tục kéo dài.

Bệnh chàm khô đầu ngón tay

Chàm khô thường xuất hiện nhất là ở các vùng da xung quanh đầu ngón tay, trường hợp bệnh này được ghi nhận đều có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Chàm khô ở đầu ngón tay sẽ gây rất nhiều bất tiện và khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Chàm khô

Việc liên tục tróc da và nứt nẻ sẽ cản trở một số các hoạt động thường ngày, đặc biệt đối với người bệnh làm việc văn phòng hoặc hành chính. Thêm vào đó, mọi hoạt động sinh hoạt đều tiếp xúc trực tiếp với đầu ngón tay, do đó hoạt động liên tục sẽ kéo dài thời gian chữa trị và bệnh khó có thể phục hồi nhanh chóng.

Nguyên nhân thường gây ra chàm khô ở đầu ngón tay là do người bệnh bị dị ứng với một số thành phần có trong chất tẩy rửa hằng ngày. Các sản phẩm này thường làm khô da, mất đi độ cân bằng ẩm của da từ đó mà dẫn đến tình trạng bong tróc. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể mắc chàm do nấm. Các loại nấm này tiềm ẩn trong môi trường sống và khi điều kiện thuận lợi, nấm sẽ tác động lên vùng da và gây ra hiện tượng chàm khô đầu ngón tay.

Bệnh chàm khô có lây không?

Có rất nhiều người khi mắc phải bệnh chàm đều lo lắng việc bệnh có thể lây nhiễm, tuy nhiên bệnh chàm khô là bệnh ngoài da, do đó không lây cho những đối tượng khác.

Bệnh chàm khô là bệnh ngoài da và do tác động của nhiều yếu tố, không phải bởi vi khuẩn hay virus do đó không thể xâm nhập hoặc lây nhiễm cho người. Khi gia đình có người mắc phải bệnh chàm khô, người bệnh không cần phải sử dụng đồ dùng riêng biệt với các thành viên khác trong gia đình.

Cách chữa chàm khô dân gian

Để có thể điều trị chàm khô hiệu quả và nhanh chóng, hiện nay có rất nhiều phương pháp được áp dụng từ Đông y đến Tây y, trong đó điều trị chàm khô bằng các mẹo dân gian được rất nhiều người sử dụng. Các phương pháp này mang lại hiệu quả cao, đồng thời có thể điều trị dứt điểm mà không gây nguy hại đến sức khỏe. Các mẹo dân gian chủ yếu thường là:

  • Sử dụng dầu dừa: Dầu dừa được xem là một trong những tinh chất mang lại khả năng điều trị chàm rất cao. Trong dừa có rất nhiều hoạt chất hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn, tiêu diệt nấm gây bệnh giúp nhanh chóng phục hồi các tế bào đã bị tổn thương. Trong dầu dừa còn chứa hàm lượng Vitamin E rất cao, có tác dụng cân bằng lại độ ẩm cho da và hạn chế tình trạng khô da. Sử dụng dầu dừa trị chàm bằng cách dùng một lượng nhỏ và thấm lên vùng da bị chàm, sau đó lấy bông gòn hoặc miếng vải nhỏ xoa đều lên các vùng da bị khô tróc. Phương pháp này đòi hỏi người bệnh cần kiên trì và nhẫn nại thì mới có thể thấy được công dụng của dầu dừa.
  • Sử dụng lá trà xanh: Lá trà xanh có công dụng diệt khuẩn và kháng viêm. Lá trà xanh sẽ nhanh chóng phát huy tác dụng diệt khuẩn và làm sạch vùng da, đồng thời cung cấp độ ẩm cho da. Tuy nhiên lá trà xanh nên được chọn lọc kỹ càng và rửa sạch sẽ trước khi sử dụng. Người bệnh nên ngâm lá trà xanh trong nước ấm và trực tiếp xoa lên các vùng bị nhiễm chàm, kiên trì từ 4 – 5 ngày liên tục sẽ giúp tình trạng bệnh thuyên giảm và nhanh chóng khỏi bệnh.
  • Sử dụng muối: Muối có tác dụng sát khuẩn rất cao và hiệu quả vì thế mà có rất nhiều người sử dụng muối để chữa trị bệnh chàm khô. Đặc biệt là muối còn có thể cải thiện sức đề kháng, hạn chế vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh tấn công trở lại. Người bệnh cũng cần cẩn trọng trong việc sử dụng các loại muối phù hợp, không phải muối nào cũng có thể điều trị chàm. Các loại muối khoáng và sạch sẽ cho hiệu quả cao hơn, muối cục hoặc muối chưa được sàng lọc tạp chất sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng nề.

Chàm khô

Chàm khô có nguy hiểm không?

Chàm khô là bệnh ngoài vùng da, do đó bệnh sẽ không gây ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng phía trong và cũng không gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên nếu như không được chữa trị sớm, bệnh sẽ gây ra những trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày, đồng thời sẽ lan rộng và kéo dài thời gian chữa trị bệnh.

Bệnh chàm khô nên được nhanh chóng điều trị để tránh tình trạng tái nhiễm, đồng thời loại bỏ cảm giác khó chịu ngứa ngáy cho người mắc bệnh.

Thông qua những thông tin trên về bệnh chàm khô, người đọc có thể hiểu rõ hơn bệnh chàm đồng thời có cho mình những phương pháp điều trị phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh. Dù là áp dụng các phương pháp chữa chàm từ dân gian hay các phương pháp khác, người bệnh cũng nên cẩn trọng tìm hiểu trước khi áp dụng lên vết chàm nhé. 

✅Xem thêm: Bệnh chàm sữa là gì? Bao lâu thì khỏi, có ngứa không? Chữa chàm sữa bằng lá trầu không và Sudocrem


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *