Chàm môi là gì? Có lây không? Bôi thuốc gì? Trị bệnh bằng mật ong và kiêng ăn gì?
Chàm môi là bệnh lý về da liễu gây ảnh hưởng đến những sinh hoạt hàng ngày. Nó cũng gây ảnh hưởng đến những vấn đề thẩm mỹ. Vậy thế nào là chàm môi? Bệnh lý này điều trị như thế nào? Cùng chuyên gia tìm hiểu về bệnh chàm môi qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính:
Chàm môi là gì?
Chàm môi là bệnh lý viêm da và thường xuất hiện xung quanh vùng môi và miệng của bệnh nhân. Bệnh lý này trên thực tế không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra khá nhiều những khó chịu. Triệu chứng bệnh khi bị chàm môi là ngứa và khô rát, môi miệng nứt nẻ.
Tuy rằng triệu chứng khá giống với khi người bệnh bị nẻ môi thông thường. Nhưng chàm môi thì khó điều trị và có thể tái phát một cách thường xuyên. Việc tái phát sẽ gây ra vô vàn những khó chịu cho người bệnh trong quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh cần được điều trị đúng phương pháp để tránh những biến chứng không đáng có. Ngoài ra, phải kiên trì điều trị hết bệnh để tránh bị lại. Lưu ý cần thăm khám bác sĩ da liễu chuyên khoa để tìm hướng điều trị chính xác.
Chàm môi có lây không?
Chàm môi là bệnh lý da liễu thông thường. Căn bệnh không phải do vi khuẩn hay các loại virus gây ra, nên không lây cho người khác. Bởi vậy mà bệnh lý này hoàn toàn không lây lan giữa người với người. Người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm trong quá trình giao tiếp hàng ngày.
Tuy vậy, bệnh lý này có thể lan rộng ra những vùng da khỏe mạnh. Người bệnh điều trị sai cách, để quá lâu không điều trị có thể khiến chàm lan rộng, biến chứng. Bệnh cũng có thể lây lan ra vùng da khỏe mạnh gây bội nhiễm, nhiễm khuẩn cho da. Tiến triển của bệnh sẽ trải qua hai giai đoạn chính. Đó là giai đoạn khô môi gây nứt nẻ và giai đoạn bị lở môi, mọc mụn nước rải rác rất đau rát.
Chàm môi bôi thuốc gì?
Chàm môi dùng thuốc bôi ngoài da nào là vấn đề rất được quan tâm. Sử dụng thuốc bôi ngoài da là cách điều trị thường xuyên được chỉ định áp dụng. Có những nhóm thuốc bôi ngoài da đặc trị cho những người bị mắc bệnh chàm ở môi.
Thuốc bôi dưỡng ẩm cho vùng bị chàm
Một số những loại kem dưỡng ẩm thường được chỉ định đó là Eucerin, Aquaphor hay Lubriderm. Đây là những dòng kem tăng độ ẩm thông dụng nhất. Bên cạnh những dòng thuốc bôi dưỡng ẩm được chỉ định thì không nên tự ý dùng thuốc. Những dòng thuốc bôi dưỡng ẩm không rõ nguồn gốc có thể gây hại. Bởi trong thành phần có thể chứa những chất gây hại cho vùng da môi bị chàm.
Nhóm thuốc kháng Histamin và các loại kháng sinh
Đây là nhóm thuốc có dạng bôi và cả uống để trị chàm môi. Những loại thuốc bôi kháng sinh có tác dụng ngăn ngừa sự viêm nhiễm nặng do bệnh lý chàm gây ra trên da. Thuốc kháng histamin sẽ có tác dụng kiểm soát sự ngứa ngáy, giảm khó chịu cho người bệnh.
Nhóm thuốc này có tác dụng điều trị các triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên nó có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Đó là buồn nôn, chóng mặt hay bị đau khu vực dạ dày,… Bởi vậy nên cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Không được tự ý dùng hay lạm dụng thuốc.
Nhóm thuốc bôi trị chàm môi Steroid
Đây là nhóm thuốc bôi chính và phổ biến nhất trị chàm môi. Khi bôi lên vùng da tổn thương do chàm nó sẽ giúp hiện tượng viêm ngứa dịu dần. Mặc dù vậy, loại thuốc này chỉ được dùng thời gian ngăn khoảng từ một đến hai tuần. Nếu dùng quá lâu hay lạm dụng thì có thể gây mỏng da, rạn da hoặc đổi màu da.
Trị chàm môi bằng mật ong
Sử dụng mật ong để trị chàm môi là mẹo đơn giản và rất phổ biến. Mật ong có tác dụng rất tốt trong việc dưỡng ẩm, chăm sóc da, sát khuẩn. Trong mật ong cũng chứa những chất oxy hóa rất tốt cho làn da thô ráp, nứt nẻ.
Mật ong sẽ giúp cải thiện những tình trạng và triệu chứng chàm môi. Những hiện tượng như môi viêm đỏ, khô nứt môi, sưng và ngứa sẽ được giảm đi. Những cách phổ biến dùng mật ong trị chàm môi đó là:
- Thoa mật ong lên môi trực tiếp.
- Sử dụng son dưỡng từ mật ong tự nhiên.
- Dùng hỗn hợp mật ong và dầu oliu thoa lên vùng môi bị chàm. Sau 10 phút lau sạch. Mỗi ngày nên thực hiện khoảng từ 2 đến 4 lần mang lại hiệu quả.
- Sử dụng hỗn hợp đường và mật ong massage nhẹ vùng da môi bị chàm. Sau đó cần thực hiện lau hỗn hợp đi sau khoảng 30 giây.
- Trong chế độ ăn uống hàng ngày của người bị chàm môi nên bổ sung thêm mật ong.
Lưu ý: Không nên dùng những cách trị chàm môi bằng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Những người dị ứng với phấn hoa, mật ong cũng không được sử dụng. Những vùng da đã chuyển sang bội nhiễm cũng không được dùng mật ong.
Chàm môi kiêng ăn gì?
Sau đây là một số loại thực phẩm mà người bệnh chàm môi không nên ăn.
Nên kiêng ăn những loại hải sản
Hải sản sẽ khiến tình trạng chàm môi trở nên nặng hơn. Những vùng da chàm sẽ bị kích ứng, sưng và có mủ nếu sử dụng hải sản. Người bị chàm sẽ bị đau rát, ngứa ngáy và rất khó chịu. Nếu bị kích ứng quá nặng có thể khiến chàm lan rộng ra vùng da khác. Và đặc biệt hải sản cũng tăng khả năng khiến chàm môi tái phát trở lại.
Không sử dụng những loại nội tạng của động vật
Nội tạng của các loài động vật thường chứa khá nhiều vi khuẩn và các loại chất độc khác. Nhiều người khi sử dụng nội tạng xong thì tình trạng chàm môi lại càng nặng. Vùng ngứa do chàm có thể lan rộng thậm chí ra toàn cơ thể nếu bị kích ứng do ăn nội tạng.
Không sử dụng thịt gà và bò
Gà và bò là loại thịt có thể gây ngứa cho vùng da chàm, mức độ ngứa sẽ rất dữ dội. Nếu không chịu được mà gãi sẽ gây tổn thương cho làn da. Từ đó khiến da viêm nhiễm và loét, thậm chí là nhiễm trùng da môi gây sẹo xấu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Thực hiện kiêng các loại thức ăn cay và nóng
Đồ ăn cay nóng như tiêu, ớt sẽ khiến chàm môi tiến triển mạnh. Bạn có thể bị viêm nặng và loét môi nếu ăn cay và nóng. Nó còn gây ra sưng, đau nhức nặng rất mệt mỏi và khó chịu. Với những trẻ nhỏ bị chàm mỗi thì việc kiêng ăn cay nóng lại càng quan trọng.
Không ăn thức ăn nhanh, đồ ăn sẵn
Đồ ăn sẵn thường chứa rất nhiều những loại dầu mỡ. Nó có thể gây viêm và lở loét nặng khi bị chàm môi. Ngoài ra, trong thức ăn nhanh luôn chứa rất nhiều muối. Nó khiến vùng da chàm tổn thương bị rát, chảy máu và lên mủ.
Bên cạnh những thực phẩm cần kiêng ăn thì người bệnh chàm môi nên dùng nhiều rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin. Những loại thực phẩm chứa kẽm như gạo lứt, đậu hà lan, yến mạch,… sẽ rất tốt cho người bị chàm ở môi.
Bài viết trên đây đã tổng hợp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh chàm môi, cách điều trị bệnh đúng phương pháp. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cũng rất quan trọng. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
✅Xem thêm: Thuốc bảy màu trị chàm và trị bệnh gì nữa? Có trị mụn được không?

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh là tác giả một số sách y học viết bằng tiếng Pháp như: La chèque de bétel en Indochine, Notes sur la Vaccination antivariolique destinées au “bà mụ”.
Bài viết liên quan

Thuốc bảy màu trị chàm và trị bệnh gì nữa? Có trị mụn được không?
5 Tháng Năm, 2020

Chàm khô đầu ngón tay là gì? Bệnh có lây không? Cách chữa dân gian
5 Tháng Năm, 2020

Thuốc acyclovir trị giời leo bôi ngoài da giá bao nhiêu?
5 Tháng Năm, 2020

Bị giời leo kiêng ăn gì? Có ăn được hải sản không?
5 Tháng Năm, 2020

Bị giời leo bôi thuốc gì hiệu quả nhất?
5 Tháng Năm, 2020