Chấn thương dây chằng chéo sau có nguy hiểm không? Cách phục hồi hiệu quả
Chấn thương dây chằng chéo sau là tổn thương xảy ra ở vùng đầu gối. Những dấu hiệu triệu chứng nhận biết ban đầu không rõ nét và khả năng vận động của người bệnh lúc nào vẫn chưa bị ảnh hưởng gì nhiều. Sau một thời gian xảy ra, những triệu chứng bệnh tiến triển nặng hơn dẫn đến khớp gối bị hạn chế vận động, viêm đau nhức khớp… Vậy chấn thương dây chằng chéo sau là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa?
Nội dung chính:
- 1 Chấn thương dây chằng chéo sau là gì?
- 2 Triệu chứng dấu hiệu của chấn thương dây chằng chéo sau
- 3 Nguyên nhân gây chấn thương dây chằng chéo sau
- 4 Chấn thương dây chằng chéo sau có nguy hiểm không?
- 5 Chẩn đoán chấn thương dây chằng chéo sau
- 6 Điều trị chấn thương dây chằng chéo sau
- 7 Biện pháp phục hồi chấn thương dây chằng chéo sau
Chấn thương dây chằng chéo sau là gì?
Dây chằng chéo sau tiếng anh là Posterior Cruciate Ligament, viết tắt LCP, nằm ở vị trí ở đằng sau của đầu gối và đóng vai trò liên kết các xương với nhau. Cụ thể ở đây là liên kết xương đùi và xương cẳng chân với nhau.Dây chằng chéo sau có kích thước lớn và sức mạnh hơn so với dây chằng chéo trước nhưng vẫn hoàn toàn có thể bị tổn thương, rách hoặc đứt.
Chấn thương dây chằng chéo sau ít xảy ra hơn so với chấn thương dây chằng chéo trước. Theo số liệu thống kê, loại chấn thương này chiếm tỷ lệ dưới 20% chấn thương ở vùng gối. Khi đó, không chỉ dây chằng chéo bị tổn thương mà một số sụn và dây chằng khác ở đầu gối cũng bị chấn thương. Một số ít trường hợp phần xương ở bên dưới có thể bị phá vỡ một phần.
Chấn thương dây chằng chéo sau được phân loại thành các cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ sẽ có triệu chứng khác nhau. Đó là:
- Cấp 1: Dây chằng chéo sau bị rách một phần
- Cấp 2: Một phần dây chằng bị rách, lỏng hơn
- Cấp 3: Dây chằng sau bị rách toàn bộ, đầu gối bị nới lỏng
- Cấp 4: Chấn thương dây chằng chéo sau và những dây chằng khác ở đầu gối cũng bị tổn thương
Chấn thương dây chằng chéo sau có thể được phân loại thành thể cấp hoặc mãn tính. Cấp tình là do bị chấn thương đột ngột. Mãn tính xảy ra kéo dài theo thời gian.
Triệu chứng dấu hiệu của chấn thương dây chằng chéo sau
Những triệu chứng điển hình khi dây chằng chéo sau bị chấn thương gồm có:
- Đau nhức: Những cơn đau nhức ban đầu nhẹ sau đó nặng hơn ở đầu gối khiến cho người bệnh đi khập khiễng và khó khăn hơn.
- Đầu gối bị sưng tấy: Chỉ sau vài giờ dây chằng chéo sau bị tổn thương, đầu gối sẽ bị sưng tấy
- Cảm giác đầu gối bị lỏng lẻo hơn
Các triệu chứng chấn thương dây chằng chéo sau có thể rất nhẹ, thậm chí người bệnh không cảm nhận được trong trường hợp những bộ phận khác của đầu gối có liên quan đến dây chằng chéo trước không bị tổn thương. Dần dần theo thời gian, những triệu chứng trở nên nặng hơn, người bệnh sẽ cảm nhận thấy rõ rệt.
Nguyên nhân gây chấn thương dây chằng chéo sau
Dây chằng chéo sau bị chấn thương do những nguyên nhân sau:
- Bị khuỵu chân
- Đầu gối bị va chạm mạnh
- Do tai nạn xe
- Do bị té ngã đầu gối quỳ xuống sàn
- Chấn thương khi chơi thể thao, đặc biệt là khi chơi các bộ môn như bóng chày, bóng đá, trượt băng, trượt tuyết
Chấn thương dây chằng chéo sau có nguy hiểm không?
Chấn thương dây chằng chéo sau có thể dẫn đến tình trạng cấu trúc ở đầu gối cũng bị tổn thương. Kéo theo đó là tình trạng đầu gối bị đau nhức, lỏng lẻo. Ngoài ra, dây chằng chéo bị tổn thương có thể gây ra những biến chứng sau:
- Khớp gối bị cứng
- Lỏng lẻo khớp gối
- Viêm khớp ở vùng đầu gối
Như vậy, chấn thương dây chằng chéo sau không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị để tiến triển nặng có thể gây ra một số biến chứng nguy hại, ảnh hưởng đến khả năng vận động, sức khỏe của người bệnh. Vì thế, khi xuất hiện triệu chứng cần đến gặp bác sĩ thăm khám, chẩn đoán để có biện pháp điều trị kịp thời.
Chẩn đoán chấn thương dây chằng chéo sau
Để chẩn đoán chấn thương dây chằng chéo sau, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng (nếu có) và khám lâm sàng:
- Ấn vào đầu gối để xác định xem đầu gối có bị nới lỏng, tổn thương, có dịch trong khớp do bị chảy máy không.
- Di chuyển chân, đầu gối, bàn chân theo những hướng khác nhau
- Yêu cầu đi lại, đứng lên
Sau đó sẽ so sánh với chân bên bị tổn thương với bên chân khỏe mạnh để xác định được bất thường ở đầu gối.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm sau:
- Nội soi khớp gối
- Chụp cộng hưởng từ MRI khớp gối
- Chụp X-quang
Điều trị chấn thương dây chằng chéo sau
Điều trị chấn thương dây chằng chéo sau có nhiều biện pháp. Tùy thuộc vào chấn thương ở mức độ nào và thời gian bị chấn thương bao lâu mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp. Nhưng đa số các trường hợp bị chấn thương dây chằng chéo sau không cần phải thực hiện phẫu thuật.
Các biện pháp phổ biến hiện nay gồm có:
Điều trị bằng thuốc
Loại thuốc dùng để điều trị chấn thương dây chằng chéo sau là thuốc giảm đau không kê đơn có tác dụng giảm đau nhức, sưng viêm. Thường dùng là thuốc giảm đau natri naproxen hoặc ibuprofen.
Điều trị bằng vật lý trị liệu
Tập luyện một số bài tập tác động vào đầu gối giúp cải thiện chức năng và giúp đầu gối khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể phải dùng băng hoặc nạng hỗ trợ trong quá trình tập luyện giúp phục hồi chức năng đầu gối.
Tiến hành phẫu thuật
Chấn thương dây chằng chéo sau nặng, nhất là trường hợp kèm theo tổn thương các loại dây chằng khác ở đầu gối, gãy xương đầu gối thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật nhằm tái tạo lại dây chằng chéo sau.
Biện pháp phục hồi chấn thương dây chằng chéo sau
Để phục hồi chấn thương dây chằng chéo sau, bạn hãy áp dụng biện pháp R.I.C.E, đó là:
- Nghỉ ngơi: Để đầu gối nghỉ ngơi, không phải chịu tác động khiến tổn thương nặng hơn thì người bệnh nên dùng nạng hỗ trợ di chuyển.
- Chườm lạnh: Chườm lạnh vào đầu gối khoảng 30 phút, chườm nhiều lần, mỗi lần cách nhau 3 – 4 tiếng và chườm đều đặn trong 2 – 3 ngày liên tiếp.
- Nén: Sử dụng băng thun co giãn quấn quanh đầu gối có dây chằng chéo bị tổn thương.
- Năng cao: Khi nằm cần dùng 1 chiếc gối đặt ở dưới giúp nâng cao đầu gối giảm sưng đau cho người bệnh.
Chấn thương dây chằng chéo sau có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bênh, vì thế khi có bất cứ dấu hiệu, triệu chứng sưng đau nhức ở vùng đầu gối thì hãy đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ có chẩn đoán chính xác và biện pháp điều trị phù hợp, ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Rách sụn chêm là gì? MRI chẩn đoán, chi phí mổ và sau bao lâu thì phục hồi?
28 Tháng Mười Một, 2020

Vôi hóa sụn khớp là gì? Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
28 Tháng Mười Một, 2020

Chấn thương dây chằng chéo trước là gì? Hậu quả và cách điều trị
19 Tháng Mười Một, 2020

Xương bánh chè nằm ở đâu? Giải phẫu xương bánh chè
17 Tháng Mười Một, 2020

Sai chệch trật khớp cùng đòn là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
13 Tháng Mười Một, 2020

Lỏng khớp gối là gì? Có nguy hiểm không? Cách khắc phục hiệu quả
9 Tháng Mười Một, 2020