Chụp MRI thoát vị đĩa đệm phương pháp chẩn đoán chính xác nhất

4.9/5 - (21 bình chọn)

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm là một phương pháp được dùng trong chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh. Tuy vậy, nhiều người vẫn chưa rõ về vai trò cũng như ảnh hưởng của của kỹ thuật này đến sức khỏe bệnh nhân như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Thoát vị đĩa đệm được chẩn đoán như thế nào?

Thoát vị đĩa đệm không phải là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoạt động và chất lượng cuộc sống người bệnh. Theo các chuyên gia, phát hiện sớm bệnh có thể cải thiện triệu chứng lên đến 80 – 90%. Ngược lại, nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mất cảm giác, liệt,…

Ngoài việc dựa trên lâm sàng, bệnh còn được chẩn đoán bằng những phương pháp rất hiện đại như chụp X – quang, chụp cắt lớp, MRI. Trong đó MRI được coi là kỹ thuật đặc hiệu và cho phép chẩn đoán chính xác nhất.

MRI là gì?

MRI (Magnetic resonance imaging) hay còn gọi là chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh rất hay dùng trong Y khoa. Kỹ thuật này áp dụng nguyên lý dùng sóng điện từ để tạo ra hình ảnh lớp cắt trên phim chụp. Dưới tác động của sóng điện từ, các tế bào và mô cơ thể sẽ hấp thu năng lượng và giải phóng ra các bức xạ có bước sóng khác nhau. Nguồn năng lượng này được bộ phận vi tính ghi nhận và chuyển thành dạng hình ảnh.

chụp mri thoát vị đĩa đệm

Hình ảnh 3D chụp cộng hưởng từ rất rõ nét, các chi tiết có độ tương phản cao. MRI được sử dụng để chẩn đoán các bệnh vùng tim mạch, cơ xương khớp và cột sống.

Tại sao MRI được sử dụng trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm?

MRI được đánh giá là phương pháp hiện đại, chính xác và tối ưu nhất để chẩn đoán thoát vị tính đến thời điểm hiện tại. Kỹ thuật chụp cộng từ sẽ cung cấp một số thông tin sau:

Thứ nhất, chụp cộng hưởng từ thắt lưng giúp xác định có thoát vị hay không? Phim cộng hưởng từ sẽ cho thấy tình trạng thoát vị điển hình như đĩa đệm không còn nhân hoặc có sự di chuyển của đĩa đệm trong ống sống.

Thứ hai, MRI cho phép xác định mức độ tổn thương đĩa đệm. Tình trạng mất nước của nhân nhầy bên trong chính là nguyên nhân gây thoát vị. Do đó, chụp MRI cho thấy những vùng sẫm màu, có cường độ bức xạ thấp. Nếu vùng tổn thương này càng rộng nghĩa là mức độ thoát vị càng nặng. Tùy trường hợp, có thể chỉ một vài hoặc rất nhiều đĩa đệm bị thoái hóa. Xác định mức độ của bệnh sẽ giúp bác sĩ đưa ra hướng điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật.

Thứ ba, MRI cung cấp thông tin về vị trí, hướng và số tầng đĩa bị thoái hóa. Hình ảnh chụp thu được cho thấy đĩa đệm thoát vị ở vị trí nào trên cột sống (đốt sống cổ hay thắt lưng,…). Ngoài ra, chụp MRI còn có thể chẩn đoán xem đây là thoát vị một tầng hay nhiều tầng và hướng thoát vị là ra trước hay sau đốt sống.

Chụp MRI thoát vị đĩa đệm có ưu nhược điểm gì?

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm nhờ một số ưu điểm sau đây:

  • An toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân, bởi đây là phương pháp không xâm lấn. Khác với chụp X – quang, MRI không sử dụng tia X, do đó người bệnh sẽ không bị ảnh hưởng bởi các bức xạ độc hại. Ngoài ra, chụp cộng hưởng từ dùng các chất tương phản có ít tác dụng không mong muốn.
  • Chất lượng hình ảnh thu được tốt hơn chụp X – quang và chụp cắt lớp với độ phân giải cao. Đồng thời, kỹ thuật này cho phép chụp được nhiều mặt phẳng với bất kỳ góc nghiêng nào. Do đó, chẩn đoán thoát vị bằng MRI cho độ chính xác rất cao.

mri thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh những ưu điểm, sử dụng kỹ thuật chụp MRI cũng có một số nhược điểm sau đây:

  • Đây là phương pháp hiện đại với nhiều điểm mạnh nổi bật, do đó có giá khá cao. Vì vậy, kỹ thuật này không thích hợp với bệnh nhân không có điều kiện.
  • Thời gian tiến hành tương đối lâu dẫn đến bệnh nhân khó tuân thủ, nhất là với người cao tuổi, tình trạng nặng.
  • Kỹ thuật này được thực hiện trong không gian hẹp, do đó không thích hợp với người bị chứng sợ nơi chật hẹp.

Quy trình chụp cộng hưởng từ MRI

Trước khi chụp, bệnh nhân cần làm một số kiểm tra như chứng sợ không gian hẹp, các thiết bị đặt trong cơ thể, kim loại,… để tránh các tác dụng phụ. Tiếp đến, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn để có thể phối hợp tốt trong quá trình chụp. Người bệnh nên mặc quần áo nhẹ nhàng, không đem theo đồ vật gì theo, sau đó nằm thẳng trên máy chụp và được đưa vào lồng phía trong.

Trong khi chụp, bệnh nhân cần giữ tư thế thẳng, thả lỏng để có được hình ảnh chụp không bị sai lệch. Đồng thời máy chụp cũng có bộ phận tai nghe để có thể liên hệ với bên ngoài và giảm âm thanh ồn.

Sau khi chụp xong, bệnh nhân được đẩy ra khỏi lồng và có thể đứng dậy bình thường. Tuy nhiên, người bệnh nên được theo dõi trong khoảng 10 – 15 phút để tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Bài viết trên đây đã cung cấp toàn bộ thông tin về kỹ thuật thoát vị đĩa đệm MRI. Đây được coi là kỹ thuật tối ưu nhất, là bước tiến lớn trong việc chẩn đoán thoát vị. Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp bạn sớm phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng