Đau khớp ngón tay cái trỏ giữa do đâu? Cách giảm đau hiệu quả

5/5 - (12 bình chọn)

Đau khớp ngón tay có thể gặp ở ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa hoặc cả bàn tay. Cơn đau có thể biến mất sau vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài. Nếu không điều trị sớm, tình trạng này sẽ tiến triển xấu đi, gây đau nhức dữ dội, thậm chí mất khả năng cầm nắm cùa bàn tay. Vậy vì sao lại đau khớp ngón tay cái, giữa, trỏ? Cách chữa như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Đau khớp ngón tay là bệnh gì?

Đau khớp ngón tay là tình trạng ngón tay bị đau nhức, tê ở bất cứ khớp nào. Có thể là khớp ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa hoặc cả bàn tay. Đây là hiện tượng không đe dọa tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến công việc, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

đau khớp ngón tay

Đau khớp ngón tay cái khiến người bệnh bị đau nhức khó chịu và hạn chế chức năng của cả bàn tay. Những cơn đau thường xuất hiện nhiều lần hoặc kéo dài. Đau dữ dội hơn khi thực hiện cầm nắm, véo một vật nào đó. Bên cạnh đau, người bệnh còn cảm thấy bị cứng khớp, ngón tay sưng tấy đỏ gây hạn chế khi cử động.

Đau khớp ngón tay giữa là tình trạng đau, tấy phồng, có thể sưng đỏ khớp ngón tay giữa. Những cơn đau nhẹ, tiến triển chậm và biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, sau đó, đau khớp ngón tay giữa tái phát, đau dữ dội hơn và kéo dài nhiều ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cử động ngón giữa.

Đau khớp ngón tay trỏ: Vị trí khớp ngón tay bị sưng đau, tấy đỏ là ngón trỏ. Các cơn đau có thể biến mất sau vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài trong một thời gian.

Dấu hiệu triệu chứng đau khớp ngón tay

Những dấu hiệu biểu hiện triệu chứng dưới đây cho biết bạn đang bị đau khớp ngón tay:

  • Đau ngón tay cái, trỏ, giữa hoặc cả bàn tay. Những cơn đau có thể xảy ra khi nắm, chụp, bắt hoặc véo một vật nào đó.
  • Giảm lực khi nắm, véo vật
  • Hạn chế cử động các ngón tay và bàn tay
  • Sưng cứng khớp và đau ở gốc các ngón tay.
  • Khớp ngón tay bị sưng đau hoặc có thể nhìn thấy cục xương.

Đau Xương Khớp An Cốt Nam

10 ngày “khai tử” chứng ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP bằng bài thuốc Đông Y khoa học


 

Nguyên nhân gây đau khớp ngón tay

Khớp ngón tay bị đau nhức, sưng tấy thường do những nguyên nhân sau đây:

Thời tiết nóng bức

Theo quy luật thì trời nón, nhiệt độ cao các mạch máu giãn nở thoát nhiệt ra ngoài để cân bằng nhiệt lượng trong cơ thể. Mạch máu giãn có thể khiến một vài chất lỏng rò rỉ vào mô mềm gây sưng tấy ngón tay.

Thường hiện tượng sưng đau này sẽ biến mất khi các ngón tay cử động thực hiện các hoạt động. Tuy nhiên nếu sưng đau chỉ ở ngón tay hoặc chân, đau dai dẳng kéo dài, tay yếu thì không phải do thời tiết. Cần đến gặp bác sĩ để có chẩn đoán chính xác.

Ăn nhiều muối

Bổ sung lượng muối quá lớn vào cơ thể khiến cơ thể giữa nước nhiều gây sưng tấy, phù nề tay chân.Tình trạng này chỉ kéo dài trong một ngày và trở lại bình thường khi đã tiêu thụ hết lượng muối dư thừa.

Viêm xương khớp

Là bệnh tuổi già do lớp sụn bao bọc bảo vệ đầu xương bị ăn mòn theo thời gian, trở nên mảnh và rất dễ bị gãy. Người bị bệnh có triệu chứng sưng đau, tấy đỏ và cử động ngón tay khó khăn, đặc biệt vào buổi sáng.

Thoái hóa khớp ngón tay

Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây đau khớp ngón tay cái, trỏ, giữa. Bệnh thoái hóa khớp ngón tay khiến lớp sụn bọc ngoài đầu xương bị hao mòn, mỏng và nứt vỡ khiến các khớp dần bị thoái hóa. Gây cứng khớp, sưng đau và viêm khớp ngón tay.

Bên cạnh đó, thoái hóa đốt sống cổ cũng có thể gây đau khớp ngón tay.

triệu chứng đau khớp ngón tay

Hội chứng ống cổ tay

Tất cả gân và dây thần kinh đều đi qua ống cổ tay. Vì thế khi dây thần kinh ở khu vực ống cổ tay bị tổn thương hoặc chèn ép thì sẽ gây đau nhức, tê cứng và bỏng rát khớp ngón tay. Hội chứng ống cổ tay xảy ra ở nữ giới nhiều gấp 3 lần so với nam giới.

Chấn thương, tai nạn

Những chấn thương, tay nạn ở bàn tay có thể khiến xương ngón tay bị trật khớp, gãy, cơ, sụn khớp hoặc xương dưới sụn bị tổn thương. Mặc dù những chấn thương này khỏi nhưng vẫn có thể khiến người bệnh phải chịu các cơn đau nhức khớp ngón tay thường xuyên.

Thiếu canxi

Canxi là chất quan trọng giúp xương chắc khỏe. Cơ thể thiếu canxi có thể gây đau khớp ngón tay, đặc biệt phụ nữ trong thời kỳ tiễn mãn kinh hoặc mãn kinh.

Lý giải cho điều này, những người thiết hụt canxi khiến xương bị loãng, yếu dần. Phần xương dưới sụn bị loang lổ hình thành gai xương. Từ đó gây tê nhức, ngón tay bị hạn chế cử động. Một số trường hợp có thể bị sưng tấy ngón tay, không thể cầm nắm được và hay bị cứng khớp mỗi khi ngủ dậy.

Hội chứng Raynaud

Đây là tình trạng mạch máu bị hẹp dẫn đến tuần hoàn máu gặp khó khăn bị cản trở. Hội chứng Raynaud có thể gây hoại tử vĩnh viễn nếu không được điều trị đúng và kịp thời.

Triệu chứng là các ngón tay cái, trỏ, giữa hoặc cả bàn tay bị trắng dần chuyển sang tái xanh, sưng lên và tím tái.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau khớp ngón tay

Nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bạn bị đau khớp ngón tay, chẳng hạn như:

  • Giới tính: Nữ giới
  • Độ tuổi: Từ 40 tuổi trở lên
  • Cân nặng: Thừa cân béo phì.
  • Chấn thương khớp ngón tay như bong gân, gãy xương.
  • Mắc các bệnh viêm xương khớp như viêm khớp dạng thấp
  • Các hoạt động tạo nhiều áp lực lên các khớp ngón tay cái, trỏ giữa.
  • Di truyền: Một số yếu tố di truyền như khớp bi biến dạng, dây chằng lỏng lẻo…

Cách giảm đau khớp ngón tay

Có nhiều cách giúp giảm đau khớp ngón tay. Sau đây là một số biện pháp điển hình, hiệu quả:

Nẹp

Đây là cách làm hạn chế sự di chuyển của các ngón tay và cổ tay và hỗ trợ khớp rất tốt. Có thể đeo nẹp vào ban đêm trước khi đi ngủ hoặc cả ngày và đêm.

Dùng cách này sẽ giúp, người bị đau khớp ngón tay:

  • Giảm đau
  • Khớp được nghỉ ngơi
  • Giữ khớp ở vị trí phù hợp khi tiến hành thực hiện các động tác.

điều trị đau khớp ngón tay

Mẹo dân gian chữa đau khớp ngón tay

Ngâm tay trong nước lạnh và nước ấm. Ngâm trong nước ấm 4 phút sau đó ngâm vào nước lạnh 1 phút. Thực hiện 3 lần/ngày sẽ giúp giảm đau khớp ngón tay cái, trỏ, giữa.

Massage với tính dầu. Cách này giúp giảm sưng khớp ngón tay và cải thiện lưu thông máu. Nên thực hiện massage ngón tay với dầu mù tạt trong khoảng 5 phút.

Chườm đá. Đây là biện pháp giảm đau hvaf giảm viêm hiệu quả. Dùng một vài viên đá quấn trong khăn rồi cuộn khăn lên ngón tay bị sưng đau trong khoảng 10 phút.

Dùng nghệ chữa đau khớp ngón tay cái, trỏ, giữa. Nghệ chứa nhiều curcumin giúp chống viêm, giảm sưng rất tốt. Trộng 1/2 thìa cà phê bột nghệ với 1 thìa cà phê dầu ô – liu. Dùng hỗ hợp này xoa lên ngón tay bị đau, để khô lại rồi dùng nước ấm rửa sạch.

Giấm táo là mẹo chữa đau khớp ngón tay vô cùng hiệu quả. Cách thực hiện khá đơn giản, chỉ cần ngâm chiếc khăn vào nước giấm táo rồi cuốn quanh ngón tay trong khoảng 10 phút.

Thực hiện bài tập cho ngón tay. Nếu nguyên nhân gây đau khớp ngón tay là do máu lưu thông kém và giữ nước thì đây là cách tuyệt vời để giảm sưng đau. Cách thực hiện, nắm tay và giữ trong 1 phút. Sau đó mở ngón tay ra từ từ rồi kéo giãn ngón tay. Thực hiện liên tục nhiều lần trong ngày sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

Thuốc tân dược

Để đẩy lùi những cơn đau khớp ngón tay cái, trỏ, giữa bác sĩ có thể khuyên dùng một số loại thuốc giảm đau.

Thuốc giảm đau không theo toa như:

  • Ibuprofen: Motrin IB, Advil, những biệt dược khác.
  • Acetaminophen: Tylenol, những biệt dược khác.
  • Naproxen: Aleve.

Thuốc giảm đau theo toa: Tramadol (Conzip, Ultram) hoặc  celecoxib (Celebrex).

chữa đau khớp ngón tay

Tiêm thuốc vào khớp

Khi đã nẹp và uống thuốc giảm đau nhưng không có tiến triển, bác sĩ có thể tiêm tiêm corticosteroid  trực tiếp vào khớp ngón tay cái, trỏ, giữa. Tiêm thuốc vào khớp sẽ giúp giảm đau nhanh chóng và giảm viêm hiệu quả. Tuy nhiêm, chỉ mang tính chất tạm thời.

Phẫu thuật

Tất cả các phương pháp điều trị không đáp ứng thì bác sĩ có thể khuyên người bệnh tiến hành phẫu thuật. Một số phẫu thuật như:

  • Định hình lại xương
  • Hợp nhất xương (kết xương làm cứng khớp)
  • Cắt xương hình thang
  • Thay khớp

Sau khi phẫu thuật trị đau khớp ngón tay, người bệnh cần đeo nẹp hoặc bó bột ngón tay và cổ tay khoảng 1,5 tháng. Khi tháo nẹp hoặc tháo bột ra thì cần phải tập vật lý trị liệu để giúp khớp linh hoạt và hoạt động bình thường trở lại.

Phác đồ hoàn chỉnh chữa đau khớp ngón tay theo đông y

Các phương pháp kể trên ngoại trừ phẫu thuật thì chỉ có khả năng giảm thiểu triệu chứng mà không đem lại tác dụng lâu dài, an toàn cho sức khỏe. Do đó, nếu không muốn phải sử dụng đến phẫu thuật, bạn nên lựa chọn một giải pháp hoàn chỉnh kết hợp được nhiều yếu tố để việc chữa trị diễn ra bài bản nhất.

chữa đau khớp ngón tay bằng an cốt nam

Một trong số ít những phương pháp đáp ứng được toàn bộ các tiêu chí chữa bệnh an toàn và hiệu quả chính là bài thuốc An Cốt Nam. Theo các chuyên gia xương khớp đánh giá, An Cốt Nam là bài thuốc rất hay khi kết hợp được hai bài thuốc cổ phương là Độc hoạt tang ký sinh thang và quyên tý thang vào cùng một phác đồ điều trị. Đồng thời cùng những nghiên cứu hiện đại, phác đồ được hình thành với nguyên tắc vững chắc “kiềng 3 chân” hoàn chỉnh.

Trong đó, phần thuốc uống đóng vai trò đến 70% hiệu quả của các phác đồ. Thuốc được chế biến dưới dạng sắc sẵn tiện lợi cô đặc toàn bộ thảo dược quý như: Bí kỳ nam, trư lũng thảo, thiên niên kiện, sâm ngọc linh. Tác dụng giúp đào thải độc tố viêm nhiễm, giảm tối đa các triệu chứng đau nhức khớp ngón tay và tăng cường phục hồi các khớp.

bài thuốc chữa đau khớp tay

Bên cạnh đó, người bệnh được kết hợp sử dụng thêm phần cao dán để giảm đau tại chỗ và giúp máu lưu thông tốt hơn tại vị trí viêm nhiễm. Các bài tập khớp ngón tay, vật lý trị liệu xoa bóp cũng được bác sĩ ứng dụng để củng cố thêm công dụng của bài thuốc uống. Từ đó giúp đẩy lùi bệnh một đi không trở lại.

Ưu điểm vượt trội của bài thuốc trị tê ngón tay

Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, An Cốt Nam đã giúp cho hàng nghìn người bệnh xương khớp chữa trị thành công tình trạng đau nhức. Nhờ thành tựu này, YHCT Tâm Minh Đường đã chính thức nhận cúp vàng Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng. Và điều này khẳng định, phương pháp điều trị bệnh viêm khớp ngón tay bằng An Cốt Nam sẽ trở thành xu hướng mới an toàn và vượt trội trong tương lai.

ĐỊA CHỈ MUA THUỐC AN CỐT NAM:

liên hệ vietnamforestry

Hotline: 0903.876.437

Phòng ngừa đau khớp ngón tay

Để phòng ngừa đau khớp ngón tay, bạn cần chú ý những yếu tố dưới đây:

  • Nghỉ ngơi sau mỗi giờ ngồi máy tính đánh máy.
  • Xoa bóp, và ngâm tay vào nước ấm 10 – 15 phút/ngày.
  • Luyện tập thể dục thể thao khoa học để cơ thể, hệ xương khớp được chắc khỏe, dẻo dai.
  • Nghỉ ngơi, thư giãn đế cơ thể, khớp xương có thời gian để phục hồi năng lượng.
  • Nếu bị cứng khớp ngón tay cái, trỏ, giữa vào buổi sáng hoặc trưa sau khi ngủ dậy thì hãy xoa bóp nhẹ nhàng cùng với nước nóng hoặc gel kháng viêm.
  • Hạn chế cử động bàn tay có ngón bị tổn thương để bệnh không bị nặng hơn.
  • Có chế độ dinh dưỡng khoa học, khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin D, canxi.

Thông tin hữu ích: Cây nha đam chữa bệnh khớp

Hy vọng qua những thông tin về đau khớp ngón tay cái trỏ giữa trên đây, bạn đọc biết thêm được kiến thức sức khỏe hữu ích. hãy chia sẻ để mọi người cùng biết đến và bảo vệ sức khỏe tốt hơn nhé!


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *