Đau lưng khi nằm ngửa, nằm nhiều, khi ngủ? Tư thế ngủ cho người bệnh
Đau lưng khi nằm ngửa, nằm nhiều, khi nằm ngủ hoặc nằm nghỉ ngơi do nhiều nguyên nhân gây ra. Bạn nên thận trọng với các biểu hiện trên vì có thể đây là dấu hiệu cho biết bạn đang mắc các bệnh về xương khớp. Cùng tìm hiểu bài viết sau để biết đau lưng khi nằm, khi ngủ là bệnh gì? Người bệnh nên nằm ngủ ở tư thế nào?
Nội dung chính:
Đau lưng khi nằm do đâu?
Đây là một hiện tượng thường gặp trong cuộc sống hằng ngày, kể cả ở những người trẻ tuổi. Những cơn đau lưng dưới có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ, kéo dài dai dẳng hoặc thoáng qua, kể cả khi bạn đã thay đổi tư thế nằm nhưng vẫn không đỡ. Bạn không nên chủ quan bởi vì nó có thể là biểu hiện của một số trường hợp nguy hiểm sau:
Chấn thương vùng lưng
Trong khi làm việc hoặc trong sinh hoạt hằng ngày, nếu bạn bị va đập vùng lưng vào những vật cứng và cảm thấy đau nhức tại vùng này thì có thể bạn đã bị những chấn thương cơ bản như bong gân, vỡ cơ, giãn dây chằng,… Các va chạm nghiêm trọng do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp hoặc do hoạt động quá mạnh cũng có thể là nguyên nhân gây ra đau. Mức độ đau phụ thuộc vào cường độ va đập và xử lý của bạn sau khi va đập.
Các bệnh liên quan đến cột sống
Đây là nguyên nhân hay gặp nhất khi bị đau lưng khi nằm. Một số bệnh phổ biến trong nhóm nguyên nhân này là thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống, viêm cột sống, hẹp đốt sống, loãng xương,… Những cơn đau thường kéo dài âm ỉ, tăng lên khi vận động mạnh, kể cả khi nghỉ ngơi hoặc xoa thuốc giảm đau cũng không đỡ đau nhiều.
Trong trường hợp này, bạn cần đến những cơ sở Y tế để được thăm khám, làm một số xét nghiệm cận lâm sàng như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính,… để chẩn đoán chính xác bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các bệnh về cột sống có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng vận động, biến dạng xương khớp, teo cơ, thậm chí là bị liệt.
Các nguyên nhân khác
Đau lưng khi nằm cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh như u tử cung, u buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, sỏi thận,… Phụ nữ có thai hoặc những người làm công việc khuân vác nặng, đứng hoặc ngồi nhiều,… cũng có thể thường xuyên khiến lưng bị đau.
Dù bất kỳ nguyên nhân nào thì đều có thể khẳng định những cơn đau này ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh: làm giảm chất lượng giấc ngủ, giảm hiệu quả làm việc, giảm khả năng vận động và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh.
Đau lưng khi nằm nhiều
Nằm nhiều, nằm lâu ở một tư thế có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức lưng. Khi nằm ngủ, rất nhiều người chỉ thích nằm ở một tư thế, điều này khiến cho cột sống bị ảnh hưởng. Đường cong sinh lý vốn có của cột sống có thể bị thay đổi. Bên cạnh, nằm nhiều ở một tư thế khiến cho cột sống chịu nhiều áp lực từ trọng lượng của cơ thể. Chính điều này gây ra các cơn đau lưng.
Đau lưng khi nằm ngửa
Nhiều người nằm ngửa bị những cơn đau nhức lưng hỏi thăm mà không rõ nguyên nhân do đâu. Nguyên nhân xuất phát từ việc nằm quá lâu ở trên chiếc đệm rất cứng hoặc quá mềm, có độ đàn hồi cao. Vì thế, bạn nên chọn loại đệm không quá cứng hoặc quá mềm.
Tư thế ngủ cho người bị đau lưng
Những người bị đau lưng khi nằm chắc hẳn đều thắc mắc tư thế nằm như thế nào sẽ tốt cho mình để cảm thấy thoải mái, dễ chịu và giảm các cơn đau. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số tư thế tốt cho người bệnh khi nằm:
Tư thế nằm ngửa
Nếu bạn thường xuyên có thói quen nằm ngửa khi ngủ, bạn nên sử dụng hai chiếc gối: một chiếc kê ở dưới đầu và một chiếc kê ở dưới thắt lưng. Điều này sẽ giúp định hình và ổn định đường cong sinh lý của cột sống, giảm được những áp lực lên lưng và cột sống. Người bệnh cũng có thể sử dụng thêm một chiếc gối kê ở dưới gối để khớp gối hơi cong nhẹ, tránh mỏi gối do nằm ngửa lâu.
Tư thế nằm nghiêng
Theo các chuyên gia Y tế, nằm nghiêng là tư thế nằm tốt nhất cho những người bị đau lưng khi nằm. Tư thế này giúp giảm các áp lực lên các cơ, xương vùng lưng và đường cong sinh lý ở tư thế tự nhiên nhất. Tuy nhiên, sẽ rất khó để bạn có thể ngủ cả đêm ở tư thế này mà không có sự hỗ trợ nào cả.
Vì vậy, khi nằm nghiêng bạn nên co hai đầu gối và kẹp một chiếc gối giữa hai chân. Hoặc bạn có thể sử dụng một chiếc gối ôm dài để tỳ một phần cơ thể và kê đầu gối lên đó. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kê thêm một chiếc gối mỏng ở dưới vùng thắt lưng để hạn chế mỏi vùng này nếu nằm nghiêng lâu.
Không nên nằm sấp khi ngủ
Lời khuyên dành cho các bệnh nhân bị đau lưng khi nằm nếu không muốn cơn đau nặng thêm là bạn không nên nằm sấp khi ngủ. Đây không những là tư thế nằm không tốt cho cả những người bình thường vì nó tạo một áp lực lớn lên ngực và ổ bụng, khiến tim cũng như các cơ quan khác trong ổ bụng, đặc biệt là dạ dày hoạt động khó khăn và kém hiệu quả hơn.
Nếu bạn vẫn muốn nằm ở tư thế sấp khi ngủ thì nên sử dụng một chiếc gối mềm kê dưới bụng hoặc dùng gối ôm dài để tỳ một phần cơ thể lên đó. Nó sẽ giúp bạn dễ chịu và thoải mái khi nằm sấp.
Bên cạnh việc áp dụng những mẹo trên khi nằm ngủ, bạn vẫn nên thường xuyên thay đổi tư thế nằm, tránh nằm quá lâu ở một tư thế để các cơ và xương của cơ thể, đặc biệt là vùng lưng không bị mỏi.
Có thể bạn muốn biết: Đau lưng nên ăn gì và kiêng ăn những gì?
Bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về các bệnh có thể gặp phải khi bị đau lưng khi nằm cũng như các tư thế ngủ tốt cho người bệnh. Lời khuyên cho mỗi chúng ta là hãy thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, ngồi làm việc đúng tư thế và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể để phòng tránh bệnh hiệu quả.
Điều trị dứt điểm chứng đau lưng khi nằm nhờ An Cốt Nam
Chứng đau lưng khi nằm nếu xuất phát nguyên nhân từ những bệnh cột sống mà không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” trên VTV2, Th.Bs Hoàng Khánh Toàn đã chia sẻ cho người xem đài một bài thuốc đông y có khả năng điều trị hiệu quả, dứt điểm chứng đau lưng khi nằm. Đây là bài thuốc cộng hưởng được những yếu tố tốt nhất giúp điều trị thành công đến 85%, nhiều năm không tái phát. Bài thuốc được ông nhắc tới đó chính là An Cốt Nam.
Thực tế An Cốt Nam không phải là một bài thuốc xa lạ đối với nhiều người. Trong gần 10 năm trở lại đây, An Cốt Nam đã được đông đảo bệnh nhân trong và ngoài nước biết tới là bởi:
- Được nhiều cơ quan báo chí (lao động, 24h,..) và đài truyền hình đưa tin (Bản tin trưa ngày 22/05/2019 trên kênh HTV9)
- MC Quyền Linh, nghệ sĩ Mạc Can sử dụng và chứng minh hiệu quả.Đặc biệt, ngày 10/8/2019 An Cốt Nam còn được hãng thông tấn hàng đầu thế giới – Reuters đưa tin về hiệu quả trong việc điều trị bệnh lý xương khớp.
Cơ chế điều trị đau khớp gối của An Cốt Nam:
- Bài thuốc uống: Mũi nhọn tiêu diệt căn nguyên gây bệnh, được xây dựng dựa trên hai bài thuốc cổ phương “Độc hoạt tang ký sinh” và “Quyên tý thang” mang lại tác dụng tiêu viêm, đào thải độc tố, cung cấp dinh dưỡng cho cột sống.
- Cao dán: Giảm đau nhanh tại chỗ nhờ chiết xuất của Đại hồi, Quế chi, Địa liền. Đây đều là những vị thuốc có tính cay ấm, chứa nhiều kháng sinh tự nhiên giúp tiêu sưng, giảm đau tức thì.
- Bài tập + Vật lý trị liệu: 13 bài tập chuyên biệt (hướng dẫn chi tiết trong đĩa VCD tặng kèm) và Quy trình vật lý trị liệu 5 bước miễn phí tại nhà thuốc có tác dụng ngăn chặn biến chứng cứng khớp và teo cơ.
Nhờ hiệu quả vượt trội của An Cốt Nam, năm 2018 Tâm Minh Đường đã vinh dự nhận được giải thưởng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng” năm 2018.
Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?
Bấm vào đây để liên hệ ngay!
Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ theo yêu cầu của độc giả:

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Ăn măng có bị đau lưng không? Có tốt không?
30 Tháng Mười Một, 2020

Đau lưng ra dịch nâu: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả
22 Tháng Sáu, 2020

Đau lưng khi uống rượu bia nguyên nhân là gì và cách khắc phục
19 Tháng Sáu, 2020

Cây chìa vôi chữa đau lưng có hiệu quả không?
19 Tháng Sáu, 2020

Bị sút lưng phải làm sao? Cách chữa và điều trị khi bị đau sụt lưng
3 Tháng Tư, 2020

Các tư thế, bài tập Yoga chữa giảm đau lưng với những động tác đơn giản
24 Tháng Ba, 2020