Bệnh đau thắt lưng dưới ở phụ nữ trẻ nguyên nhân do đâu?
Đau lưng ở phụ nữ là hiện tượng phổ biến, nhất là phụ nữ lớn tuổi. Bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như ngồi quá lâu, đau lưng khi mang thai, có kinh nguyệt, sau sinh hoặc bị viêm khớp, giãn dây chằng… Cùng tìm hiểu rõ hơn đau lưng ở phụ nữ nguyên nhân do đâu nhé!
Nội dung chính:
- 1 Nguyên nhân gây đau lưng ở phụ nữ
- 1.1 Đau lưng khi mang thai
- 1.2 Đau lưng khi có kinh
- 1.3 Đau lưng sau khi hết kinh
- 1.4 Do đi giày cao gót
- 1.5 Đau mỏi lưng sau sinh
- 1.6 Viêm khớp
- 1.7 Gãy xương
- 1.8 Nguyên nhân đau thắt lưng ở phụ nữ do loãng xương
- 1.9 Viêm, bong gân, giãn dây chằng
- 1.10 Hội chứng đau cơ xơ hoá (Fibromyalgia)
- 1.11 Đau lưng dưới ở phụ nữ do vấn đề về đĩa đệm
- 1.12 Các bệnh phụ khoa
- 1.13 Ngủ sai tư thế
- 1.14 Thuốc uống
- 1.15 Cao dán
- 1.16 Vật lý trị liệu và bài tập chuyên biệt
Nguyên nhân gây đau lưng ở phụ nữ
Phụ nữ thường bận rộn công việc gia đình, xã hội nên chắc chắc có lúc cảm thấy mệt mỏi, đau nhức mỏi lưng. Chính vì thế nên thường bị bỏ qua, cho rằng đó là việc bình thường. Nhưng thực ra, đau lưng ở phụ nữ có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm.
Đau lưng khi mang thai
Bà bầu khi mang thai thường bị đau lưng. Đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ, các cơn đau nhức lưng xuất hiện nhiều, đau nặng hơn. Nguyên nhân là do lượng hormone trong cơ thể bị thay đổi, xương khớp trở nên lỏng lẻo hơn. Thai nhi càng lớn thì xương cột sống phải chịu sức ép, sức nặng của cơ thể gây đau lưng.
Ngoài ra, phụ nữ có thể bị đau thần kinh tọa khi mang thai do thai nhi phát triển, chèn ép lên dây thần kinh hông.
Đau lưng khi mang thai ở phụ nữ không quá nguy hiểm, sẽ biến mất sau khi sinh bé xong. Nhưng, các mẹ bầu cần hết sức lưu ý nên đi khám định kỳ để đảm bảo sức khỏe của mình và thai nhi.
Đau lưng khi có kinh
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt có thể cảm thấy đau lưng nhẹ, nhất là phần thắt lưng. Hầu hết, đau lưng khi có kinh nguyệt sẽ hết sau khi thời kỳ đèn đỏ chấm dứt.
Có bao giờ bạn thắc mắc: “Vì sao có kinh lại đau lưng?”. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone, tâm trạng trong kỳ kinh. Lời khuyên được đưa ra, trong thời gian này cần được thư giãn, thoải mái không nên tạo nhiều áp lực cho bản thân. Có thể dùng thuốc giảm đau nếu đau quá nhưng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Đau lưng sau khi hết kinh
Hiện tượng đau lưng sau chu kỳ kinh nguyệt có thể do:
- Stress, căng thẳng, bồn chồn, lo âu
- Bị bệnh về xương khớp như thoái hóa cột sống, đau khớp…
- Có các khối u ở chậu hông chèn ép vào dây chằng
- Mắc bệnh phụ khoa như viêm tử cung, viêm đường sinh dục…
- Dị tật bẩm sinh ở tử cung
Do đi giày cao gót
Mang giày cao gót nếu quá cao thì sẽ gây áp lực lên khớp xương sống, cong lưng xuống làm xương cột sống bị kéo căng. Điều này gây đau lưng ở phụ nữ và nguy cơ bị thoái hóa xương cột sống.
Đau mỏi lưng sau sinh
Theo ước tính có đến 50% thai phụ đi đau lưng sau sinh. Lý giải cho điều này bởi trong thời gian mang thai, tử cung mở rộng và trải dài. Vì thế mà cơ bụng suy yếu, tư phế của người mẹ thay đổi, và cột sống cũng bị kéo về phía trước, lưng trở nên căng hơn. Sự tăng trọng lượng cơ bắp làm cơ khớp căng thẳng, chịu nhiều áp lực hơn.
Bên cạnh đó, nội tiết tố trong thai kỳ làm các khớp, dây chằng nối cột sống, xương chậu bị lỏng lẻo nên sẽ thấy đau nhẹ khi ngồi, đi hoặc đứng trong thời gian dài.
Vấn đề đau lưng sau sinh trở nên tồi tệ hơn khi nhiều bà mẹ trẻ cho con bú không đúng tư thế. Hầu hết vài tháng sau khi sinh, phụ nữ sẽ không còn đau lưng. Nhưng một số phụ nữ bị đau lâu hơn, có khi kéo dài đến một năm.
Ngoài ra, phụ nữ bị đau thần kinh tọa khi mang thai sẽ tiếp tục đau sau khi sinh ít nhất là 18 tháng.
Viêm khớp
Viêm khớp là nguyên nhân điển hình của bệnh đau lưng ở phụ nữ và tất cả mọi người. Viêm xương khớp thường do ngồi lâu, ngồi nhiều trong thời gian dài khiến cơ bị cơ cứng gây đau nhức, mệt mỏi. Nếu kéo dài xương khớp bị viêm, thoái hóa gây ra những bệnh xương khớp khó điều trị hơn. Do đó cần được nghỉ ngơi ít nhất 10 phút mỗi giờ và đi lại xung quanh để tránh đau lưng. Có thể dùng thuốc giảm đau, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ.
Gãy xương
Xương cột sống bị gãy gây đau lưng ở phụ nữ. Cơn đau có cảm giác đau buốt. Nếu chỉ bị rạn xương thì cơn đau âm ỉ kéo dài. Người bệnh cần bó bột, bó cố định để xương liền. Đau lưng do gãy xương cột sống đa số trở thành đau lưng mãn tính kể cả khi điều trị và phẫu thuật.
Nguyên nhân đau thắt lưng ở phụ nữ do loãng xương
Phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh thường bị loãng xương gây đau lưng. Vì thế, cần có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm chứa caxi, vitamin D, A, C tốt cho xương khớp và cơ thể.
Viêm, bong gân, giãn dây chằng
Những cơn đau lưng và phần dưới của cơ thể có thể xảy ra do dâu chằng bị giãn, gân cơ bị bong, viêm. Đau nặng trở lên rõ ràng hơn khi mang vác vật nặng. Khi có dấu hiệu trên, tốt nhất chị em nên đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị sớm kịp thời.
Hội chứng đau cơ xơ hoá (Fibromyalgia)
Là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau lưng ở phụ nữ, thậm chí có thể gây đau toàn thân. Hội chứng đau cơ xơ hóa là tình trạng đau mãn tính trong gân, cơ, dây chằng, tổ chức phần mềm của cơ thể con người.
Hội chứng này còn có các biểu hiện khác kèm theo như mất ngủ, người mệt mỏi, trầm cảm. Cơn đau nhức tăng nặng hơn khi làm việc mang vác, làm việc nặng kéo dài.
Đau lưng ở phụ nữ do hội chứng đau cơ xơ hoá không ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng. Tuy nhiên lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Phụ nữ đang bị các bệnh khớp mãn tính thường dễ mắc hội chứng này.
Cách điều trị tốt nhất là dùng thuốc giảm đau, giãn cơ kết hợp với tập vật lý trị liệu.
Đau lưng dưới ở phụ nữ do vấn đề về đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng gây cơn đau nhức lưng ở phụ nữ. Có thể lam xuống cả vùng mông, đùi, chân khiến người bệnh luôn mệt mỏi, khó chịu.
Đau lưng ở phụ nữ do thoát vị đĩa đệm nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây tàn phế cả đời.
Các bệnh phụ khoa
Một số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, sa cổ tử cung, ung thư cổ tử cung… đều có thể gây đau lưng ở phụ nữ. Chính vì thế, khi thấy đau nhức lưng, phụ nữ nên đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để kiểm tra, thăm khám giúp phát hiện nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Ngủ sai tư thế
Đau lưng ở phụ nữ có thể xảy ra khi ngủ sai tư thế, chẳng hạn như ngủ nằm úp bụng, đầu và cổ không thẳng. Chứng đau lưng do ngủ sai tư thế mang tính chất tạm thời, nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, nếu diễn ra thường xuyên thì có thể trở thành mãn tính. Cách tốt nhất nên nằm thẳng lưng, nằm ngửa khi ngủ để hệ xương khớp ít bị áp lực hơn.
Ngoài ra, đau lưng ở phụ nữ có thể căng thẳng, stress, béo phì. Trong trường hợp này, bạn cần phải nghỉ ngơi, thư giãn, có chế độ ăn uống phù hợp để duy trì cân nặng ở mức phù hợp.
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến gây đau lưng ở phụ nữ. Bạn đọc tham khảo từ đó có cách phòng tránh hiệu quả hơn. Đồng thời, cũng cần chú ý đến sức khỏe bản thân, khi bị đau lưng bất thường cần đi khám để có chẩn đoán chính xác nhất. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Giải pháp điều trị đau lưng ở phụ nữ
Đau lưng ở phụ nữ có thể là triệu chứng thông thường của việc mang thai hoặc đến tháng. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài từ 6 tuần trở lên thì có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Đặc biệt nếu là bệnh lý xương khớp cần phải điều trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Khi xác định được nguyên nhân gây ra đau lưng, người bệnh cần áp dụng phương pháp điều trị tác động toàn diện và đẩy lùi bệnh tận gốc. Đây cũng là hướng đi được Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường, An Dược áp dụng từ lâu và xây dựng nên phác đồ toàn diện An Cốt Nam.
Tại chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2, An Cốt Nam là một trong số ít bài thuốc Đông y được Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (Trưởng Khoa Đông y – Viện 108) dành nhiều lời khen. Ông đánh giá cao sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tinh hoa YHCT cùng kỹ thuật Y học hiện đại, tạo thành lộ trình điều trị đau lưng ở phụ nữ bài bản cho An Cốt Nam. Bạn đọc quan tâm có thể xem lại chương trình tại đây:
Mỗi liệu trình An Cốt Nam gồm: 10 ngày thuốc uống, 10 ngày dán cao và vật lý trị liệu tạo thành “Kiềng 3 chân” tác động toàn diện.
Thuốc uống
Thuốc uống là “kiềng chân” quan trọng nhất. Thuốc uống được bào chế từ nhiều loại thảo dược quý hiếm như Sâm Ngọc Linh, Thiên Niên Kiện, Bý Kỳ Nam…
100% thảo dược dùng bào chế thuốc được lấy tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế). Thảo dược được chiết xuất ở dạng sắc sẵn, cô đọng tối đa dược chất nên cơ thể người bệnh hấp thu dễ dàng hơn.
Cao dán
Cao dán tác động trực tiếp giúp giảm đau nhanh sau 2 giờ dán trên da. Thành phần chiết xuất cao dán cũng bắt nguồn từ 100% thảo dược có tính cay ấm như Đại Hồi, Quế Chi… Khi thẩm thấu qua da sẽ cho tác động giảm đau tập trung tại điểm đau.
Bạn cần bác sĩ tư vấn chi tiết về trường hợp của mình?
Bấm vào đây để liên hệ ngay!
![]() |
![]() |
Vật lý trị liệu và bài tập chuyên biệt
Hệ thống vật lý trị liệu bao gồm 5 bước (miễn phí), được thực hiện tại nhà thuốc: Châm cứu, bấm huyệt, kéo giãn cột sống, lồng xông ngải, đốt thuốc bằng ống tre Nhật Bản có tác dụng lưu thông khí huyết, rút ngắn thời gian điều trị.
Chỉ sau thời gian ngắn ứng dụng, An Cốt Nam đã chữa khỏi chứng bệnh đau lưng ở phụ nữ nói riêng, bệnh xương khớp nói chung cho hàng nghìn bệnh nhân. Trong đó, có đến 90% bệnh nhân khỏi đau lưng chỉ sau 2 – 3 liệu trình, thậm chí người bệnh nặng cũng chỉ mất 2 – 3 tháng là bệnh giảm 85%. Họ đến từ khắp mọi miền đất nước, từ người trẻ tuổi đến người cao tuổi, từ người lao động bình thường đến những nghệ sĩ nổi tiếng,… Đây cũng là bài thuốc trị đau lưng bên trái cực kỳ hiệu quả.
Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo trường hợp của cô Nguyễn Thị Dung (1973), hiện sinh sống tại phường Tăng Nhơn, Phú B, Quận 9, TP.HCM đã dứt điểm chứng đau lưng sau khi dùng An Cốt Nam.
Theo yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:
Điện thoại: 0903.876.437

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Ăn măng có bị đau lưng không? Có tốt không?
30 Tháng Mười Một, 2020

Đau lưng ra dịch nâu: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả
22 Tháng Sáu, 2020

Đau lưng khi uống rượu bia nguyên nhân là gì và cách khắc phục
19 Tháng Sáu, 2020

Cây chìa vôi chữa đau lưng có hiệu quả không?
19 Tháng Sáu, 2020

Bị sút lưng phải làm sao? Cách chữa và điều trị khi bị đau sụt lưng
3 Tháng Tư, 2020

Các tư thế, bài tập Yoga chữa giảm đau lưng với những động tác đơn giản
24 Tháng Ba, 2020