Đau bụng dưới đau lưng đi tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu nhiều lần

5/5 - (21 bình chọn)

Đau lưng tiểu nhiều lần trong ngày hoặc tiểu buốt không hề hiếm gặp. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày. Nhiều người khi gặp các vấn đề sức khỏe trên rất hoang mang không biết mình mắc phải bệnh lý gì? Vậy đau lưng tiểu nhiều, đau lưng tiểu buốt là bệnh gì hay là triệu chứng của bệnh lý nào?

Đau lưng tiểu nhiều là bệnh gì?

Trung bình một người trưởng thành bình thường đi tiểu khoảng 6-8 lần/ngày. Nếu một người đi tiểu nhiều hơn 8 lần/ngày được coi là đi tiểu nhiều lần. Tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày kèm theo đau lưng không hề hiếm gặp và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Đau lưng tiểu nhiều là bệnh gì

Tiểu nhiều lần trong ngày kèm đau lưng là hiện tượng bất thường của cơ thể do nhiều nguyên nhân gây ra, đây là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau như:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Bệnh lý này thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới do phụ nữ có niệu đạo ngắn hơn nam giới. Vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) ở trong ruột được cho là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nhiễm khuẩn đường tiết niệu, chúng tấn công và làm tổn thương lớp niêm mạc, phá hủy các tế bào tại đây. Điều này dẫn đến viêm cấp ở đường tiết niệu, khiến bàng quang bị kích thích gây ra hiện tượng mắc tiểu nhiều lần, tiểu buốt đau rát kèm theo đau mỏi lưng, đau tức bụng dưới.

Sỏi đường tiết niệu

Sỏi thường được hình thành ở thận sau đó di chuyển theo nước tiểu đến bàng quang, niệu đạo hay khu vực niệu đạo được gọi là sỏi niệu đạo. Sỏi niệu đạo gây ra nhiều triệu chứng như đau dữ dội vùng thắt lưng, đau lưng xuất hiện từng cơn đột ngột và lan sang cả vùng hông, vùng bẹn, đau quặn thắt hơn nếu người bệnh vận động. Ngoài ra, sỏi niệu đạo còn kéo theo tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không hết và tiểu nhiều lần, có thể có sốt cao, buồn nôn, cơ thể lạnh.

Viêm âm đạo ở phụ nữ

Âm đạo là bộ phận rất dễ bị nhiễm khuẩn do nằm ở vị trí đặc biệt, nối tử cung bên trong với âm hộ bên ngoài. Viêm âm đạo thường có các biểu hiện như xuất hiện dịch âm đạo có màu sắc và mùi lạ, đau rát khi quan hệ. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy đau tức bụng dưới, đau lưng kèm theo triệu chứng muốn đi tiểu nhiều lần.

Viêm tuyến tiền liệt ở nam giới

Bệnh lý này chủ yếu do sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn gây viêm. Lúc này, tuyến tiền liệt bị tổn thương, sưng và đỏ gây đau tức bụng dưới, đau lưng cho người bệnh. Ngoài ra còn có triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bàng quang bị kích thích khiến người bệnh hay mắc tiểu và đi tiểu liên tục.

Viêm bàng quang

Bàng quang là cơ quan chứa đựng nước tiểu, một khi cơ quan này bị tổn thương sẽ dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm kèm theo những cơn đau lưng khó chịu.

Thận hư, suy thận

Chức năng thận bị suy giảm là nguyên nhân chính và phổ biến dẫn đến tình trạng tiểu nhiều hoặc tiểu buốt kèm đau lưng. Thận âm suy sẽ sinh ra tình trạng đau lưng tiểu nhiều vào ban ngày, mỗi lần tiểu ít, tiểu rắt, nước tiểu vàng. Còn thận dương suy sẽ dẫn đến tiểu nhiều vào ban đêm, người thường xuyên cảm thấy lạnh, nước tiểu trong.

Sa tử cung

Đối với nữ, sa tử cung do sinh đẻ nhiều hay trong thời gian mang bầu là những lý do khiến cho các chị em thường xuyên phải thức dậy vào ban đêm chỉ để đi tiểu.

Đau lưng tiểu buốt là bệnh gì?

Tình trạng đau lưng tiểu buốt xảy ra nhiều lần liên tục rất nguy hiểm bởi đây cũng là triệu chứng của một số bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu, bàng quang và đặc biệt là thận. Ở một số đối tượng, biểu hiện này hết sức bình thường nhưng ở một số trường hợp, đây lại là triệu chứng cảnh báo bệnh lý nguy hiểm.

Đau lưng tiểu buốt là bệnh gì

Một số nguyên nhân gây đau lưng tiểu buốt tương tự đau lưng tiểu nhiều như viêm đường tiết niệu do E.coli, sỏi tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt ở nam, thận hư, suy thận. Dưới đây là một số bệnh lý khác cũng gây tiểu buốt kèm đau lưng:

Nhiễm trùng huyết

Nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết chủ yếu là do nhiễm khuẩn E.coli. Vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng đường tiểu dưới, di chuyển theo đường tiểu và gây nhiễm trùng thận. Nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết. Khi mắc bệnh, ngoài biểu hiện tiểu buốt, đau lưng, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng như chóng mặt, sốt cao, thường xuyên đi tiểu, nước tiểu có mùi.

Viêm mào tinh hoàn

Viêm mào tinh hoàn chủ yếu do chấn thương hoặc nhiễm trùng gây nên. Hai triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là đau và sưng, ngoài ra người bệnh có thể gặp các triệu chứng: sưng đau ở tinh hoàn, xương chậu; chảy mủ hoặc dịch ở dương vật; tinh dịch có kèm máu; đau khi quan hệ tình dục; đau lưng hoặc đau khi tiểu.

Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là tình trạng kích thích bàng quang kéo dài hơn 6 tuần mà không bị nhiễm trùng tiềm ẩn. Các triệu chứng thường xuất hiện khi bị bệnh: Đau lưng; tiểu buốt; đau ở âm đạo, âm hộ hoặc bìu; đau tức, khó chịu ở vùng bàng quang; đau khi quan hệ tình dục; thường xuyên đi tiểu nhưng nước tiểu ra ít.

Ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang thường thấy ở nam giới nhiều hơn nữ giới, nếu không được kiểm soát tốt, khối u có thể lan rộng, di căn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bệnh mặc dù hiếm gặp nhưng khi xuất hiện có thể gây đau lưng, tiểu buốt, có thể kèm theo các biểu hiện khác như máu trong nước tiểu, đi tiểu thường xuyên, khó tiểu, dòng tiểu không ổn định.

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, đau lưng tiểu buốt còn có thể do các bệnh lý như: Viêm bể thận, cường cận giáp, áp xe vùng chậu, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, ung thư niệu quản, hội chứng Cushing, do tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư hoặc thuốc kháng sinh, chống viêm điều trị các bệnh nhiễm trùng khác.

Xem thêm: Khám đau lưng ở bệnh viện nào tại TPHCM tốt nhất?

Đau lưng tiểu nhiều, đau lưng tiểu buốt không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày mà còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, khi có các triệu chứng này người bệnh không nên chần chừ, tự ý điều trị mà hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chữa trị kịp thời giúp ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng