Gà rừng loài vật mang lại giá trị cao
Gà rừng loài loài động vật quý hiếm và có giá trị kinh tế cũng như thẩm mĩ cao. Đây là loài động vật đang có nguy cơ tiệt chủng và bị thuần hóa cao cần được bảo vệ. Bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về loài động vật này nhé.
Nội dung chính:
Thông tin về loài gà rừng
Tên thường gọi: Gà rừng
Tên khoa học: Gallus gallus jabouillei
Gà rừng Việt Nam thuộc họ gà rừng lông đỏ Gallus gallus, phân bố ở những vùng núi. Hiện nay, nó đang là đối tượng bị nhiều người săn bắt để lấy thịt và sử dụng làm gà cảnh.
Đặc điểm hình dạng
Gà rừng việt nam là phân loài chim lớn có thể nặng tới 1-1,5 kg, cánh dài 20-25 cm.
- Màu lông: Gà trống có lông đầu và cổ màu đỏ cam, long lưng và cánh là đỏ thẫm, lông ngực bụng và đuôi là màu đen. Gà mái nhỏ hơn so với gà trống, lông toàn thân là màu nâu xỉn
- Mắt có màu nâu hoặc vàng cam
- Mỏ là nâu sừng hoặc xám chì
- Chân xám nhạt, chân chì, cựa dài nhọn
- Tai trắng phau
- Thành phần trong thịt gà chứa 24,4% protid, 4,8% lipid, 14 mg% Ca, 263 mg% P, 0,4 mg% Fe và một số vitamin
Tập tính và phân bố
- Gà rừng thường sinh sống ở vùng núi và nhiều loại rừng khác nhau.
- Môi trường sống thích hợp là những nương rẫy và những rừng tre nứa.
- Chúng thường sống theo bầy đàn vào lúc sáng sớm và xế chiều. Buổi tối chúng thường ngủ trên cành cây.
- Gà rừng sinh sản tốt vào tháng 3 vì thời kỳ này gà trống gáy nhiều lúc sáng sớm và hoàng hôn.
- Gà thường sống theo từng cặp, tổ làm đơn giản trên bụi cây, tổ rất khó tìm, chúng thường đẻ trứng ở bãi cỏ rậm rạp và ngụy trang kín đáo.
- Mỗi lứa đẻ 5-10 trứng và ấp khoảng 20-21 ngày là con non nở.
- Gà rừng được coi là loài vật tinh khôn, chúng rất nhút nhát nên khi có tiếng động lạ là sẽ bay đi luôn.
- Thức ăn chủ yếu là côn trùng như mối, kiến, giun đất, châu chấu, nhái. Và ăn cả những quả mềm như thóc, gạo, sung, đa, si.
Công dụng của gà rừng
Theo kinh nghiệm dân gian thịt gà rừng được dùng chữa:
- Chứng xích bạch đới
- Tả lỵ lâu ngày
- Suy yếu sinh lý
- Chữa ngộ độc nhãn rừng
- Chữa gân xương đau mỏi, chân tay run rẩy là chân gà (hay nhất là chân gà trống)
Tình trạng hiện nay
Trước kia gà rừng thường sống gần vùng dân cư, nó còn giao phối với gà nhà. Nhưng do tệ nạn săn bắt gàn rừng ngày càng lớn dẫn đến số lượng giảm sút mạnh.
Với giá trị kinh tế cao, hiện nay giá thịt của nó giao động khoảng 300 nghìn đồn/con. Họ sử dụng rất nhiều hình thức khác nhau để săn bắt như bẫy, thậm chí là có cả súng kíp, cung nỏ.
Việc gà rừng có giá trị nghệ thuật cao nên đây cũng là loài vật được sử dụng làm cảnh rất phổ biến hiện nay.
Những cách săn bắt gà rừng như: gà mồi, băng đĩa cassette, chiếc bẫy giò và vô số bẫy bộng, bẫy lối mòn, thức ăn, nước uống khá đầy đủ.
Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong về loài gà rừng và những đặc điểm, tập tính. Chúng ta cần lên án mạnh mẽ những đối tượng săn bắt và tàng trữ gà rừng để giữ lại nguồn giống và cân bằng hệ sinh thái.
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/G%C3%A0_r%E1%BB%ABng_Vi%E1%BB%87t_Nam

Bài viết liên quan

Cá Tra Dầu loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới
22 Tháng Một, 2019

Cá Hô hay cá chép khổng lồ Xiêm
22 Tháng Một, 2019

Cá Chiên hay cá da trơn ma quỷ
22 Tháng Một, 2019

Rùa Sa Nhân một loài rùa quý hiếm của Vườn Quốc Gia Cúc Phương
22 Tháng Một, 2019

Rùa Núi Vàng là động vật quý hiếm
22 Tháng Một, 2019

Cá anh vũ là loài cá mang giá trị cao
21 Tháng Một, 2019