Thoái hóa và gai cột sống có nên chạy bộ không?

5/5 - (23 bình chọn)

Gai cột sống có nên chạy bộ là một trong những câu hỏi mà rất nhiều người bệnh vẫn đang thắc mắc. Được hay không? Lý do gì có thể được và có thể không?,…. Chúng tôi sẽ trình bày mọi thứ liên quan đến điều này qua bài viết dưới đây, các bạn cùng theo dõi nhé!

Thoái hóa và gai cột sống có nên chạy bộ không?

Gai cột sống là một bệnh do thoái hóa cột sống gây nên. Nói đơn giản và dễ hiểu có nghĩa là khi cột sống bị thoái hóa, các đĩa đệm bị mất đi chất dinh dưỡng và sẽ dễ xẹp, vỡ hoặc bị thoát vị đĩa đệm. Khi ấy, các xương cột sống sẽ cọ sát với nhau gây ra những vùng viêm, các vùng viêm tiếp tục làm tổn hại cho đĩa sụn và làm mất sự ổn định của cấu trúc xương.

Do đó, vì để điều chỉnh lại độ ổn định chó cấu trúc, cột sống sẽ mọc ra thêm các nhánh xương, các nhánh xương này được gọi là gai xương. Và các gai xương này khi đã dài ra sẽ tác động lên những vùng xung quanh thậm chí cả hệ thống thần kinh làm cho người bệnh có những cơn đau dữ dội và nhức nhói, gây ra những khó chịu nhất định trong cuộc sống.

gai cột sống có nên chạy bộ không

Thực tế mà nói, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng gai cột sống đó chính là cơ thể thiếu sự vận động thường xuyên. Cho nên việc tập thể dục bằng cách chạy bộ có thể sẽ là một phương án hay.

Không những thế, việc chạy bộ đối với những người có dấu hiệu gai cột sống nhẹ cũng có một vài lợi ích như:

  • Giảm các cơn đau nhức: Bởi lẽ, khi chạy bộ các dây thần kinh có thể thoát ra sự chèn ép và làm cho người bệnh giảm đi tần suất các cơn đau, tạo cảm giác khỏe khoắn hơn cho người bênh.
  • Đảm bảo sự linh hoạt cho các khớp: Đối với những người bị gai cột sống, họ thường rất ngại phải vận động nhiều do những cơn đau tác động. Nhưng nếu chỉ ở mức độ nhẹ, họ có thể thực hiện việc chạy bộ để các khớp được hoạt động linh hoạt đồng thời tăng khả năng chịu lực cho các khớp, thoát khỏi tình trạng co cứng các khớp, nhưng.
  • Tùy theo từng loại gai cột sống, vị trí gai ở cột sống, mức độ, tình trạng, tuổi tác của người bệnh và cả những cơn đau của người bệnh mà kết luận, ví dụ như:

Một người già ở tuổi hơn 75 thì việc chạy bộ với cơn đau từ gai cột sống khi vận động là rất hiếm, đôi khi tác dụng lại không được như ý.

Ngược lại, một thanh niên ở độ tuổi 30 thì lại khác. Chúng ta giả dụ rằng, mức độ gai của anh ta không quá nhiều và khi chạy không gây ra những cơn đau hoặc vị trí gai của anh ta không quá ảnh hưởng đến quá trình vận động, thì anh ta hoàn toàn có thể tập luyện bằng cách chạy bộ được.

Thế đấy, muốn thực hiện hoạt động chạy bộ thì cần phải xem người bệnh gai cột sống có thể đáp ứng được những điều kiện cơ bản (tuổi tác không cao, cơn đau khi vận động ít, mức độ gai ít,…) được không đã!

Cách chạy bộ tốt nhất cho người bệnh gai cột sống, thoái hóa cột sống

Người bệnh lúc này có thể tập luyện dần, nâng cao mức hoạt động. Nghĩa là:

Người bệnh có thể bắt đầu bằng cách đi bộ, đi từ từ trong một thời gian cho quen với sự vận động của cơ thể. Được một thời gian có thể bắt đầu đi nhanh hơn tí và từ từ có thể chạy được những đoạn đường ngắn, cứ như thế tiếp tục với điều kiện là khi cảm thấy đau thì phải dừng lại không quá cố gắng bỏ qua cơn đau. Điều này là không tốt.

Và nếu như bạn có thể chạy bộ được, bạn cũng cần phải thực hiện việc này một cách đúng nhất.

Đầu tiên, trước khi chạy bộ bạn cần phải khởi động làm nóng cơ thể bằng những động tác đơn giản như: Xoay cổ, xoay cẳng tay, xoay cánh tay, xoay hông, xoay cổ chân và cẳng chân.

Lưu ý: Nếu như khi thực hiện, bất cứ là ở bước nào, vị trí nào, khi cảm thấy đau, khó chịu thì phải dừng lại ngay.

Thực hiện các động tác trên trong vòng 5 – 10 phút và thực hiện từ từ nhẹ nhàng, không xoay nhanh sẽ khiến các khớp bị ảnh hưởng nhiều.

gai cột sống có nên chạy bộ

Thứ hai, đi hoặc chạy bộ đúng tư thế:

  • Lưng thẳng, đầu thẳng, mắt nhìn về phía trước
  • Thả lỏng khớp vai
  • Đánh tay nhẹ nhàng
  • Thở đều, chậm rãi và thực hiện thông qua mũi, hạn chế hít thở bằng miệng
  • Hông và chân thực hiện động tác bước/chạy đồng thời và nhịp nhàng.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến các vấn đề liên quan khi chạy bộ, chẳng hạn như:

  • Quần áo phục vụ cho việc tập luyện phải thoáng mát, thấm hút tốt, và thoải mái
  • Ăn nhẹ, không ăn no trước tập luyện.
  • Mọi sự bất thường trong quá trình tập luyện đều cần phải ngưng luyện tập lại và đi đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám.
  • Đồng thời duy trì phương pháp tập luyện từ bác sĩ chuyên khoa đề ra.

Còn nếu bạn không thể chạy bộ được. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các cách tập luyện khác như: Yoga, bơi lội chẳng hạn.

Và đó cũng là những ý kiến, những lưu ý cũng như phương cách chạy bộ đúng cách mà bạn nên áp dụng khi có được sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm: Bài tập yoga cho người bị gai cột sống và cách tập từ chuyên gia

Cuối cùng, gai cột sống có nên chạy bộ? Câu trả lời phụ thuộc vào người bệnh và nhất là trước khi thực hiện tập luyện phải tham khảo ý kiến từ bác sĩ điều trị, bác sĩ chuyên khoa, người sẽ đánh giá tốt nhất cho tình trạng bệnh của bạn, và tuyệt đối tuân thủ những điều mà bác sĩ đã chỉ định để tránh tình trạng bệnh trầm trọng thêm.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *