Gai cột sống không nên ăn gì để bệnh thuyên giảm tốt hơn
Gai cột sống không nên ăn gì là câu hỏi rất nhiều người bệnh quan tâm bởi lẽ việc ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến căn bệnh mạn tính này. Những thực phẩm cần kiêng cữ nếu người bệnh không biết có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bênh. Ngược lại cũng có những thực phẩm rất tốt, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhanh khỏi hơn. Cùng tìm hiểu những loại thực phẩm người bệnh gai cột sống nên kiêng ăn để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình!
Nội dung chính:
Gai cột sống không nên ăn gì?
Để đẩy lùi được bệnh gai cột sống nhanh chóng, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh nên tránh xa những thực phẩm sau:
Kiêng ăn thịt đỏ
Thịt đỏ là những loại thịt có màu đỏ do chứa nhiều sắc tố cơ. Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt lợn… không tốt cho người bị gai cột sống nếu ăn quá nhiều.
Mặc dù các loại thịt này chứa nhiều đạm nhưng thành phần đạm không cân đối và rất khó tiêu hóa, hấp thu. Ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ làm tăng thoái hóa các acid amin dư thừa. Kết quả là acid uric và các chất chuyển hóa lắng đọng ở các khớp và xương gây đau, làm nặng thêm tình trạng gai cột sống.
Bỏ bớt thịt đỏ trong khẩu phần bằng các loại thịt trắng như thịt gà, chim, ngan… ít nhất bốn bữa mỗi tuần sẽ có lợi hơn cho người gai cột sống.
Không ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đặc biệt là mỡ động vật cung cấp nhiều năng lượng và các chất béo bão hòa có hại cho cơ thể. Hậu quả là thừa cân, béo phì và hàng loạt bệnh đi kèm khác. Đặc biệt với người gai cột sống, thể trọng tăng sẽ làm tăng áp lực lên các xương khớp ở cột sống, đẩy nhanh quá trình thoái hóa và mọc gai xương.
Cùng với việc hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo, tập thể dục để duy trì cân nặng lý tưởng là một cách hiệu quả để cải thiện tình trạng gai cột sống.
Tránh sử dụng thực phẩm nhiều phụ gia
Các loại thực phẩm nhiều phụ gia như nước ngọt có gas, giò chả, lạp xưởng, đồ ngọt chứa đường hóa học… gây nhiều tác hại cho người bị gai cột sống. Các loại phụ gia trong thực phẩm rất khó kiểm soát về thành phần và chất lượng. Nhiều trong số chúng gây độc khi sử dụng quá nhiều. Chúng tích lũy ở các khớp xương hoặc làm rối loạn quá trình đổi mới của xương khớp. Kết quả là đẩy nhanh sự thoái hóa của các khớp xương, nặng thêm tình trạng gai xương.
Kiêng các chất kích thích
Các loại rượu, bia, thuốc lá… gây tổn hại cho hệ cơ xương khớp thấy rõ. Đã có nhiều nghiên cứu về tác hại của chúng trên người gai cột sống. Có thể kể đến là giảm hấp thu canxi, giảm lắng đọng canxi vào xương, giảm hoạt động của tạo cốt bào, tăng hủy xương… Kết quả gây loãng xương, thoái hóa nhanh xương khớp mà gai xương chính là một biểu hiện.
Không ăn các loại thực phẩm qua tinh chế
Các loại mì khô, miến, bột tinh… chứa rất nhiều carbonhydrate đơn thuần. Chúng cung cấp nhiều năng lượng mà giá trị dinh dưỡng không cao. Ăn quá nhiều các thực phẩm này gây tăng cân, dẫn đến tăng tải trọng cho cột sống, nặng thêm bệnh thoái hóa xương khớp. Mặt khác, chúng gây no lâu, khiến cơ thể không hấp thụ đủ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để cung cấp cho nhu cầu chuyển hóa, thay cũ đổi mới ở các khớp và xương.
Do vậy, người bị gai cột sống không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm này. Lựa chọn thay thế có thể là các loại tinh bột tươi, không qua tinh chế. Chúng vừa giúp giữ lại các chất dinh dưỡng quý giá vừa có hương vị thơm ngon, kích thích vị giác.
Đồ ăn nhanh – kẻ thù của người gai cột sống
Các loại đồ ăn nhanh thường chứa rất nhiều dầu mỡ và tinh bột. Chẳng những thế, giá trị dinh dưỡng của chúng rất kém nhưng lại giàu năng lượng. Việc sử dụng nhiều phụ gia trong đồ ăn nhanh cũng rất phổ biến. Do vậy, đồ ăn nhanh được coi là “thực phẩm rác” không chỉ với người bệnh gai cột sống.
Khuyến khích người bệnh gai cột sống nên ăn các loại đồ ăn được chế biến tại nhà. Việc này sẽ giúp người bệnh quản lý được những thành phần được nạp vào cơ thể. Mặt khác họ cũng không phải quá lo lắng về tình trạng mất vệ sinh trong chế biến.
Cẩn thận với đồ ăn nhiều đường
Các loại bánh kẹo ngọt, nước ngọt, mật ong… chứa rất nhiều đường nhanh. Chúng hấp thụ nhanh vào cơ thể và gây tăng đường huyết ngay sau ăn. Về cơ bản, các loại đường này không có lợi ích gì ngoài cung cấp nhiều năng lượng. Lượng đường thừa sẽ được tích trữ ở các mô dưới dạng mỡ và gây tăng cân.
Cân nặng tăng không kiểm soát, béo phì, tiểu đường… là những bệnh hay gặp ở những người nghiện ăn ngọt. Các bệnh này đều gây ảnh hưởng lên hệ cơ xương khớp như làm loãng xương, thoái hóa xương khớp và nặng lên tình trạng gai cột sống.
Người bệnh nên cố gắng hạn chế các loại đường này. Nếu quá thèm ngọt, bạn có thể thử các loại kẹo nhai không đường chứa các chất tạo ngọt thay thế.
Bị gai cột sống nên ăn gì?
Ngoài những loại thực phẩm không nên ăn kể trên. Các chuyên gia của Việt Nam Forestry cũng chia sẻ đến bạn đọc những loại thực phẩm hỗ trợ quá trình điều trị sau đây:
Thực phẩm chứa nhiều canxi
Việc bổ sung Canxi vào cơ thể sẽ giúp cột sống thêm chắc khỏe. Đồng thời, hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương xảy ra ở cột sống bị gai. Do đó, trong chế độ ăn hàng ngày, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như: Rau xanh; cá hồi; tôm; cua và đặc biệt là các loại sữa để cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể.
Bổ sung vitamin C
Vitamin C được biết đến là một loại kháng sinh tự nhiên. Đối với bệnh nhân gai cột sống, vitamin C giúp giảm đau, kháng viêm, chống sưng, tăng cường sức đề kháng và sức dẻo dai cho cột sống.
Các thực phẩm giàu vitamin C gồm có:
- Các loại rau củ: rau cải, ớt chuông, cà chua,…
- Các loại hoa quả: bưởi, cam..
Bổ sung vitamin D
Các thực phẩm giàu vitamin D như: Sữa, trứng, nấm, các loại ngũ cốc… Ngoài ra, một loại vitamin D tự nhiên rất tốt cho sức khỏe con người đó là ánh nắng mặt trời.
Vitamin D có tác dụng tăng cường khả năng hấp thụ và chuyển hóa canxi trong cơ thể.
Bổ sung vitamin K
Theo bác sĩ Phạm Thị Hậu, vitamin K giúp tăng mật độ xương, thúc đẩy quá trình điều trị tốt hơn.
Thực phẩm giày vitamin K gồm có: Măng tây, húng quế, mùi tây…
Thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ lớn
Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh như: Súp lơ, cà rốt, cải xanh… Chúng cũng có tác dụng giảm đau kháng viêm gần giống như vitamin C.
Xem thêm:
- Mổ gai cột sống hết bao nhiêu tiền? Phẫu thuật có nguy hiểm không?
- Bị gai cột sống nên uống sữa gì? Các loại sữa cho người già và loãng xương
Tóm lại, gai cột sống kiêng ăn gì và nên ăn gì là vấn đề rất đáng quan tâm. Việc hạn chế các loại thực phẩm xấu là yếu tố kiên quyết để cải thiện sức khỏe ở người bệnh. Nói chung, các thực phẩm nên kiêng ở người gai cột sống đều là thức ăn giàu năng lượng, nghèo dinh dưỡng hoặc độc hại. Hãy lưu ý để lựa chọn đúng thực phẩm cho bữa ăn nhà mình bạn nhé!
An Cốt Nam: Giải pháp toàn diện chữa bệnh gai cột sống
Ngoài thực hiện chế độ ăn cho người “gai cột sống kiêng ăn gì”, người bệnh nên tham khảo sử dụng An Cốt Nam trong điều trị. An Cốt Nam là bài thuốc và phác đồ chữa gai cột sống được Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (Bệnh viện 108) đánh giá là khoa học, bài bản và toàn diện nhất hiện nay.
An Cốt Nam là phác đồ “kiềng 3 chân” gồm: Thuốc uống, cao dán, vật lý trị liệu và bài tập hỗ trợ. Phác đồ này là thành quả của hơn 7 năm nghiên cứu và ứng dụng của đội ngũ bác sĩ, lương y tại Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường.
- Bài thuốc uống: Là “mũi nhọn” trong điều trị, được xây dựng dựa trên hai bài thuốc xương khớp cổ phương nổi tiếng “Độc Hoạt Tang Ký Sinh” và “Quyên Tý Thang”, kết hợp gia giảm thêm nhiều vị thuốc quý hiếm trong một “tỷ lệ vàng”.
- Cao dán: Là liệu pháp giảm đau tại chỗ nhanh chóng, hạn chế việc lạm dụng tân dược giảm đau không tốt cho dạ dày.
- Vật lý trị liệu 5 bước chuyên sâu gồm: Xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, lồng xông ngải, kéo giãn cột sống và đỉnh cao là kỹ thuật đốt thuốc ống tre Nhật Bản. Đây là kỹ thuật độc quyền nhà thuốc Tâm Minh Đường sử dụng để chữa bệnh gai cột sống, có công dụng phá vỡ lắng đọng canxi, bào mòn dần các mỏn gai xương, tiêu viêm tại vùng xương khớp tổn thương.
Song song với điều trị, người bệnh thực hiện chế độ ăn “gai cột sống kiêng ăn gì” để hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục của cơ thể.
Theo kết quả điều trị thực tế, người bệnh gai cột sống khi điều trị bằng An Cốt Nam sẽ thấy bệnh tiến triển rõ ràng như sau:
- 3-5 ngày: Thuyên giảm đến 40% các cơn đau nhức xương khớp.
- 7-10 ngày: Khai thông kinh lạc, giảm chèn ép dây thần kinh, cơn đau nhức giảm đến 70%.
- 2-3 liệu tình: Dứt điểm 90% triệu chứng gai cột sống, vận động dễ dàng, hết đau nhức.
Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?
Bấm vào đây để liên hệ ngay!
Kết quả điều trị rất khả quan như trên của An Cốt Nam trong điều trị bệnh gai cột sống nói riêng, bệnh xương khớp nói chung đã được bác sĩ Hoàng Khánh Toàn đánh giá rất cao trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2. Bạn đọc quan tâm có thể theo dõi lại chương trình:
Tìm hiểu thêm về bệnh gai cột sống và những nhân chứng sống trong điều trị tại video sau:

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Vôi hóa cột sống là gì? Có chữa khỏi được không?
25 Tháng Mười, 2021

Bệnh gai cột sống thắt lưng: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị
28 Tháng Mười Hai, 2020

Cong vẹo cột sống là gì? Các dạng, hậu quả và chi phí chữa trị?
21 Tháng Mười Một, 2020

Xương chậu nằm ở đâu? Giải phẫu xương chậu
18 Tháng Mười Một, 2020

Gãy xương đòn bao lâu lành, kiêng ăn gì?
16 Tháng Mười Một, 2020

Khám cột sống ở đâu tốt tại Hà Nội và TPHCM?
12 Tháng Mười Một, 2020