Gây tê màng cứng bị đau lưng sau khi gây tê tủy sống

5/5 - (15 bình chọn)

Trong y học hiện đại ngày nay, đặc biệt là đối với các phẫu thuật can thiệp ngoại khoa thì phương pháp gây tê tủy sống luôn được các bác sĩ sử dụng trong một vài trường hợp với tỷ lệ nhất định. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn việc gây tê tủy sống có thể gây đau lưng. Vậy thực hư ra sao, mời bạn tìm hiểu thông tin dưới đây.

Gây tê tủy sống gây đau lưng?

Có thể nói, trong chuyên ngành gây mê hồi sức thì kỹ thuật gây tê tủy sống được sử dụng khá nhiều để ngăn cảm giác của vùng bụng xuống đến bàn chân của người bệnh và là ưu tiên hàng đầu trong phẫu thuật mổ lấy thai của sản phụ.

Tuy nhiên, chắc chắn khi tác dụng ngoại lực, sử dụng kim tiêm và thiết bị y tế vào cơ thể thì việc bị đau nhức. Đặc biệt bệnh đau lưng là điều hiển nhiên vì kim tác dụng vào phần cột sống chứa tủy sống, còn mức độ nặng nhẹ thì tùy thuộc vào từng đối tượng.

gây tê tủy sống gây đau lưng

Đối với gây tê tủy sống, người bệnh có thể cải thiện các cơn đau bằng một vài biện pháp sau:

  • Đi giày có độ mềm xốp, êm để hai chân bằng nhau.
  • Vận động đi lại hợp lý, tránh mang vác vật nặng hoặc lệch một bên ảnh hưởng đến phần cột sống lưng.
  • Kết hợp các phương pháp phục hồi chức năng và vật lý trị liệu.
  • Sử dụng biện pháp giảm đau khác như chườm ấm, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,… giúp điều hòa và lưu thông khí huyết.
  • Trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện đau nặng, có thể tham khảo sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Gây tê tủy sống là gì?

Gây tê tủy sống là kỹ thuật ngoại khoa mà bác sĩ dùng kim tiêm thuốc gây tê trực tiếp vào dịch não tủy. Phương pháp này thường đạt hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 5-7 phút.

Thông thường, gây tê tủy sống được chỉ định trong các trường hợp vô cảm hoặc giảm đau cho các phẫu thuật được cho phối từ đốt sống D4 trở xuống.

  1. Các phẫu thuật trong chấn thương chỉnh hình: Những can thiệp từ vùng xương chậu xuống đến hai chi dưới đều sử dụng gây tê tủy sống.
  2. Các phẫu thuật vùng ổ bụng
    • Phần bụng trên như gan, túi mật, tá tràng, dạ dày,… song song với việc gây tê tủy sống là gây mê toàn thân, làm cho người bệnh mất ý thức hoàn toàn nhưng phải chú ý và theo dõi chặt chẽ mạch, huyết áp và nhịp thở.
    • Các phẫu thuật ở phần bụng dưới có thể sử dụng gây tê bao gồm vùng tiểu khung xương, ruột thừa, ruột non, phẫu thuật thoát vị hay hậu môn trực tràng.
  1. Phẫu thuật tiết niệu: Đa số các phẫu thuật tiết niệu, mổ thận hoặc vùng thượng thận đều có thể sử dụng gây tê tủy sống để tiến hành giúp hạn chế được việc mất máu cho bệnh nhân và có đủ thời gian cho ca mổ.
  2. Các phẫu thuật trong sản phụ khoa
  3. Ngoài các chỉ định trên thì hiện nay gây tê tủy sống có thể dùng làm giảm đau nhưng phương pháp này yêu cầu phương tiện kỹ thuật chặt chẽ và cao hơn.

Chống chỉ định gây tê tủy sống

  • Dị ứng với thuốc tê.
  • Bệnh nhân thiếu máu, lưu lượng tuần hoàn máu kém.
  • Người bị dị dạng cột sống bẩm sinh, cong vẹo cột sống.
  • Không thực hiện gây tê tủy sống khi vùng da chọc kim bị nhiễm trùng hoặc bệnh nhân bị nhiễm trùng toàn thân.
  • Người mắc các bệnh về khả năng đông máu, tan máu bẩm sinh hay đang sử dụng thuốc chống đông máu.
  • Bệnh nhân bị mắc các chứng bệnh về tim mạch, người bị động kinh, tâm thần, mất khả năng nhận thức.

Ưu nhược điểm

  • Thời gian để thuốc tác dụng ngắn.
  • Thực hiện dễ dàng, không đòi hỏi kỹ thuật cao.
  • Chi phí thấp.
  • Khả năng gây tổn thương đến cơ, dây chằng thấp.
  • Hấp thụ vào tuần hoàn máu ít nên ít tác động lên tuần hoàn máu và hệ thần kinh trung ương.
  • Nguy cơ nhiễm trùng cao bởi có tác dụng của kim tiêm vào sâu bên trong tủy sống.
  • Mức độ đau khó kiểm soát do phụ thuộc vào tư thế bệnh nhân và tỷ lệ thuốc tiêm.
  • Sau phẫu thuật thường vận động chậm hơn.
  • Có khả năng xảy ra tác dụng phụ là liệt dây thần kinh sọ não, nhức đầu, buồn nôn, tiểu tiện khó khăn.

Gây tê màng cứng là gì?

Kỹ thuật gây tê màng cứng là biện pháp tiến hành tiêm thuốc gây tê vào khoang màng cứng, thường được sử dụng trong các ca mổ sản khoa có tác dụng gây tê sau khoảng 15 phút.

gây tê màng cứng

Gây tê ngoài màng cứng giúp giảm đau trong quá trình chuyển dạ tự nhiên của thai phụ, khi tử cung đã mở từ 2-3 cm. Sau quá trình gây tê, người mẹ có thể nhận biết được các cơn co tử cung và trải qua quá trình rặn đẻ như bình thường, hay còn được gọi là đẻ không đau. Đồng thời gây tê màng cứng giúp các bác sĩ kiểm soát mạch, nhịp tim và nhận thức của mẹ dễ dàng hơn. Tuy nhiên thuốc không có tác dụng lâu, trường hợp phẫu thuật kéo dài lâu cần phải gây tê lại từ đầu.

Ưu nhược điểm

  • Thời gian để thuốc tác dụng dài
  • Nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật thấp
  • Đòi hỏi kỹ thuật khó hơn chính vì vậy nên giá thành cao hơn
  • Ít gây ảnh hưởng đến hô hấp
  • Vận động nhanh và dễ dàng hơn, ít gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh
  • Dễ dàng kiểm soát mức độ đau nhưng còn phụ thuộc vào lượng thuốc được đưa vào cơ thể
  • Dễ gây tổn thương cơ và dây chằng

Xem thêm: Nệm nào nằm không đau lưng? Kinh nghiệm chọn nệm

Như vậy, việc nắm rõ kiến thức về y học và đặc biệt việc gây tê tủy sống cũng như gây tê có bị đau lưng hay không là kiến thức cơ bản cần thiết đối với mỗi cá nhân, nhất là các bà mẹ mang thai. Hy vọng rằng, thông tin chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp bạn đọc có biện pháp phòng tránh và cải thiện sức khỏe.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đóng