Bị ho khan về đêm và sáng ở trẻ em, bà bầu
Thời điểm giao mùa, không khí nồm ẩm, nhiệt độ thay đổi, có sự chênh lệch rõ rệt giữa ngày và đêm khiến chúng ta rất dễ mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó ho khan về đêm. Vậy ho khan về đêm là biểu hiện của bệnh gì? Có cần xử lý không? Và cách điều trị đơn giản nhất là gì?
Nội dung chính:
Bị ho khan về đêm và sáng ở trẻ em, bà bầu
Thứ nhất, ho không phải là bệnh lý mà là một triệu chứng hoàn toàn có lợi. Ho chính là một phản xạ sinh lý nhằm bảo vệ cơ thể giúp tống các chất dịch, đờm hoặc các dị vật như: bụi bẩn, thức ăn, nước…ra khỏi hệ thống hô hấp, cải thiện và làm sạch không khí để chúng ta hít thở dễ dàng hơn.
Ho khan về đêm là tình trạng những cơn ho thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ lúc bắt đầu đi ngủ hoặc lúc gần sáng. Người bệnh có cảm giác ho khan ngứa cổ về đêm và có thể ho nhẹ hoặc ho dữ dội nhưng không có đờm. Kèm theo đó là các triệu chứng như: đau rát họng, khó thở, đau tức ngực, ợ nóng, ợ chua, khàn giọng nhẹ, cơ thể bị tím tái, co thắt…
Tình trạng này kéo dài không chỉ khiến người bệnh trở nên lo lắng mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ, kèm theo đó là sự mệt mỏi và cơ thể suy nhược cơ thể.
Ho khan về đêm liên tục là biểu hiện của bệnh gì?
Ho khan về đêm được xác định do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do ô nhiễm không khí, do cảm lạnh, cảm cúm, hay có sự xâm nhập của các vi khuẩn gây đường thở… Nhưng với các nguyên nhân trên thì tình trạng trên thường chỉ kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Trong trường hợp bị ho khan về đêm kéo dài nhiều hơn thì bạn nên lưu ý vì rất có thể bạn đang mắc phải các bệnh lý khác như:
Ho khan về đêm do viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng các xoang bị tắc, do các chất nhầy tràn và chảy xuống mặt sau của cổ họng. Ban ngày, khi cơ thể ở tư thế đứng thẳng, phần dịch này sẽ trôi xuống đường tiêu hóa hoặc được xì ra theo đường mũi. Nhưng về đêm, khi cơ thể ở tư thế nằm ngang. Phần dịch nhầy sẽ bị ứ đọng lại ở cổ họng và gây ho. Người bệnh bị ngạt mũi, khi ngủ thường phải thở bằng miệng nên họng dễ bị khô, rát và gây ho khan về đêm.
Ho khan về đêm do hen suyễn
Ho khan về đêm là biểu hiện thường gặp ở hầu hết người bị hen suyễn. Những triệu chứng đầu tiên là ho, khó thở và thở rít. Các triệu chứng này thường thấy ở cả ngày và đêm nhưng thường nặng hơn về đêm, nhất là khi người bệnh quá sức hoặc bị lạnh.
Ho khan về đêm do trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược (hay còn gọi là GERD) cũng là nguyên nhân gây ho khan về đêm. Vì ở tư thế nằm, axit trong dạ dày có thể bị đẩy ngược lại phổi dẫn đến ho.
Trong trường hợp này bạn nên ăn ít hơn vào buổi tối, nên kê cao gối khi ngủ sẽ giảm được tình trạng ho.
Các cách chữa ho khan về đêm đơn giản và hiệu quả
Chữa ho khan về đêm bằng vỏ bưởi
Vỏ bưởi được biết đến với rất nhiều công dụng, trong đó có công dụng chữa ho khan về đêm. Trong vỏ bưởi có các thành phần như xitalam, tinh dầu và nhiều loại vitamin có lợi khác…chúng có tác dụng khắc phục chứng ho khan về đêm. Bạn có thể sử dụng vỏ bưởi để trị ho khan bằng cách sau:
Chuẩn bị:
- 10g vỏ bưởi
- 5g Đường phèn
Cách làm: Vỏ bưởi rửa sạch, để ráo nước rồi đem hấp cùng với đường phèn trong khoảng 20 phút, lấy nước đó uống mỗi ngày.
Chữa ho khan về đêm bằng gừng
Chuẩn bị: 1 củ gừng tươi
Cách làm: Gừng đem rửa sạch, cạo vỏ, thái lát mỏng. Mỗi khi họng bị ngứa bạn nên ngậm 1 lát gừng (ngậm chứ không nhai). Ngày ngậm 2-3 lần, ngậm liên tục trước khi đi ngủ, cứ như thế khoảng 2,3 sẽ thấy chứng ho thuyên giảm.
Chữa ho khan về đêm bằng mật ong và tỏi
Chuẩn bị:
- 1 củ tỏi
- 1 thìa cà phê mật ong
Cách làm: tỏi bóc vỏ, đập dập. Cho thêm 1 thìa cà phê mật ong và 1 thìa cà phê nước đun sôi để nguội. Đem hỗn hợp tỏi và mật ong, đậy kín lại và hấp cách thủy trong khoảng 10 phút. Để nguội và dùng dần trong ngày.
Lưu ý: Nhấp nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sáng sớm và tối trước khi ngủ. Mỗi lần chỉ cần một chút nhỏ để nước tỏi mật ong có thể ngấm vào thành họng.
Làm ấm chân và cơ thể
Để chữa ho khan về đêm và sáng sớm bạn cần lưu ý việc giữ ấm cho bàn chân và cơ thể.
Cách làm: Trước khi đi ngủ bạn dùng dầu tràm hoặc dầu gió xoa vào lòng bàn chân, phần ngực và lưng.
Đối với trẻ nhỏ chúng ta có thể dùng dầu khuynh diệp. Trong trường hợp da bé nhạy cảm thì bạn nên dùng một đôi tất có thoa sẵn dầu bên ngoài và đi vào cho bé. Việc này có tác dụng làm ấm cơ thể sẽ và giúp giảm ho hiệu quả.
Nằm ngủ đúng tư thế giúp giảm ho về đêm
Nằm ngủ sai tư thế là một trong những nguyên nhân gây ho khan về đêm. Vì vậy, cách đơn giản nhất để giảm ho chính là nằm ngủ đúng tư thế.
Khi ngủ, bạn cần lưu ý nằm nghiêng bên trái, kê cao gối. Tư thế này khiến chất nhầy không thể trào ngược từ dạ dày lên trên. Nhờ vậy, có thể cải thiện đáng kể tình trạng ho khan về đêm.
Xem thêm: Ho khan tức ngực dấu hiệu cảnh báo của bệnh nào?
Như vậy, với những thông tin trên hy vọng đã phần nào giải đáp phần nào những thắc mắc xung quanh về chứng ho khan về đêm. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn thực hiện cách phù hợp nhất cho mình. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan, nếu sau khi thực hiện những cách trên mà tình trạng ho khan về đêm không thuyên giảm hoặc kèm theo nhiều triệu chứng khác thì bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị thích hợp.

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh là tác giả một số sách y học viết bằng tiếng Pháp như: La chèque de bétel en Indochine, Notes sur la Vaccination antivariolique destinées au “bà mụ”.
Bài viết liên quan

Viên ngậm ho tốt nhất hiện nay và dành cho bà bầu
29 Tháng Tư, 2020

Cách trị đờm trong mũi đơn giản mà cực kỳ hiệu nghiệm
25 Tháng Tư, 2020

Trị ho bằng mật ong có thực sự hết không, cách chữa như thế nào?
28 Tháng Ba, 2020

Ho khan tức ngực dấu hiệu cảnh báo của bệnh nào?
28 Tháng Ba, 2020

Ho có đờm vàng đặc cảnh báo điều gì?
27 Tháng Ba, 2020

Ho có đờm trắng trong có bọt biểu hiện bệnh gì?
27 Tháng Ba, 2020