Các xương khớp đầu gối kêu lục cục khi co duỗi
Khớp gối kêu lục cục, lạo xạo mỗi khi co duỗi nhưng không đau có thể là một hiện tượng vật lý thông thường. Nhưng nếu xảy ra thường xuyên và có các triệu chứng biểu hiện bất thường thì có nguy cơ mắc bệnh xương khớp rất cao. Khi khối gối kêu lục cục, lạo xạo, răng rắc… khi co duỗi phải làm sao?
Nội dung chính:
Nguyên nhân khớp gối kêu
Có nhiều người thắc mắc rằng tại sao các khớp xương lại có tiếng kêu, đặc biệt là đầu gối. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khớp gối kêu là do tuổi tác và thoái hóa khớp gối.
Tuổi tác
Theo các bác sĩ chuyên khoa, sụn khớp luôn có sự phục hồi, tái tạo trong suốt quá trình phát triển của con người. Nhưng, tuổi càng cao thì sự lão hóa diễn ra nhanh hơn, sự phục hồi suy giảm nên gây ra tình trạng sụn khớp bị phá hủy, nứt nẻ và ngày càng yếu, mỏng đi, dễ bị nứt vỡ.
Thoái hóa khớp gối
Bên cạnh đó, trong quá trình lão hóa, sụn khớp bị tổn thương sẽ làm giảm dịch khớp và gây khô khớp. Khi đó, xương khớp không còn hoạt động trơn tru, hai đầu xương bị cọ xát vào nhau gây tiếng kêu lạo xạo, lục cục khi co duỗi, cử động khớp. Đây là dấu hiệu cho của bệnh thoái hóa khớp gối.
Quá trình lão hóa này thường diễn ra âm thầm, chỉ đến khi trở nên trầm trọng người bệnh mới đi khám và điều trị. Chính vì thế mà việc điều trị thoái hóa khớp gối kéo dài và khó khăn hơn rất nhiều.
Do đó, khi thấy khớp gối kêu lạo xạo, lục cục khi co chân nhưng không sưng thì cũng nên đến bệnh viện thăm khám và kiểm tra. Nhất là kèm theo biểu hiện cứng khớp vào buổi sáng hoặc đau nhức khi vận động.
Chẩn đoán khớp gối kêu lục cục, lạo xạo
Bác sĩ tiến hành khám và kiểm tra lâm sàng, hỏi triệu chứng bệnh. Đồng thời thực hiện các xét nghiệm sau:
- Chụp X – quang: Xác định có bị thoái hóa khớp gối không.
- Xét nghiệm máu: Xác định chính xác viêm khớp dạng nào.
Khớp gối kêu lạo xạo có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, khi các khớp xuất hiện tiếng kêu lạo xạo, lục khục hay răng rắc chứng tỏ đang có vấn đề xảy ra ở các khớp xương của bạn. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đầu gối kêu lục cục chính là tình trạng khô khớp do thoái hóa gây ra.
Theo bác sỹ Phạm Thị Hậu, thời gian đầu chỉ là những tiếng kêu đơn thuần khi co duỗi chân. Nhưng một thời gian sau có thể là những cơn đau nhức khó chịu. Kèm với đó, người bệnh cũng cảm thấy nóng, sưng đỏ ở các khớp. Ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động, di chuyển của người bệnh.
Chính vì thế, ngay khi phát hiện hiện tượng khớp đầu gối kêu lạo xạo, người bệnh cần theo dõi để có phương pháp điều trị phù hợp. Nhiều trường hợp, người bệnh chủ quan, khiến cho bệnh phát triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một trong số đó là bại liệt chân.
10 ngày “khai tử” chứng ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP bằng bài thuốc Đông Y khoa học
Khớp gối kêu khi co duỗi phải làm sao?
Không có biện pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn tình trạng khớp gối kêu lục cục khi co chân. Bởi, quá trình thoái hóa khớp diễn ra đồng thời với sự lão hóa của con người. Mặc dù vậy nhưng có thể kiểm soát, cải thiện tình trạng thoái hóa hiệu quả.
Nhận biết triệu chứng đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay
Chú ý các triệu chứng sau:
- Đau ở khớp gối, đau tăng lên khi vận động, co duỗi chân và giảm khi nghỉ ngơi.
- Có tiếng kêu lạo xạo, lục cục bên trong khớp gối khi vận động, di chuyển.
- Cứng khớp vào buổi sáng khi ngủ dậy hoặc vừa mới vận động xong. Thường kéo dài dưới 10 phút.
Hãy cố cảm nhận nơi phát ra tiếng kêu bằng cách sờ tay lên mặt trên đầu gối khi kéo giãn hoặc uống khớp xương. Hầu hết, khi có tiếng kêu lạo xạo, lục cục thì cũng sẽ có cảm giác mềm, giòn trong đầu gối.
Giảm sưng cục bộ, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Khớp gối kêu răng rắc, lục cục đồng thời sưng và đau thì cần chườm nước đá để giảm sưng, viêm, dịu đau hiệu quả.
Uống thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) giảm đau tạm thời và giảm viêm. Chẳng hạn như Alaxan (ibuprofen) hoặc Ameproxen (naproxen). Chỉ sử dụng trong thời gian ngắn để tránh ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa và thận.
Có thể kết hợp với thuốc giảm đau không kê toa như Panadol (acetaminophen).
Tiêm cortisone
Cortisone là hóc môn steroid cơ thể sản sinh ra khi bị stress, căng thẳng. Tiêm cortisone sẽ giúp giảm viêm và ức chế hệ miễn dịch. Khi khớp gối có tiếng kêu lục cục, lạo xạo, bác sĩ có thể tiêm cortisone trức tiếp vào khớp gối sẽ giúp giảm viêm và đau nhanh chóng.
Tuy nhiên, phương pháp chữa này không phải là cách lâu dài, do cortisone có thể khiến sụn khớp gối bị thoái hóa dẫ đến tình trạng đau gối dữ dội hơn. Khuyến cáo là không nên tiêm cortisone quá 1 lần/3 tháng.
Tiêm dịch chất nhờn vào khớp gối
Chất nhờn tiết ra bôi trơn khớp gối, giúp khớp hoạt động ổn đinh. Người bị khớp gối kêu lạo xạo, lục cục khi co chân, khi di chuyển lớp dịch này loãng hơn hoặc ít hơn. Chính điều này làm cho lực ma sát giữa các khớp tăng lên gây đau nhức và phát tiếng kiêng.
Bổ sung chất nhờn bằng cách tiêm dịch nhờn mới trực tiếp vào khớp gối. Thường phải tiêm 3 – 5 mũi trong nhiều tuần.
Nẹp đầu gối
Phương pháp này giúp người bị khớp gối kêu lục cục, lạo xạo ổn định khớp gối. Đồng thời hỗ trợ cho khớp gối đảm bảo chuyển động bẻ cong của khớp theo hướng phù hợp và không bị tổn thương thêm.
Phẫu thuật
Nếu khớp gối phát ra tiếng kêu lạo xạo, lục cục khi co chân ở mức độ nặng, do thoái hóa khớp gối. Hoặc khi đã áp dụng các phương pháp điều trị khác mà không có hiệu quả thì bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật.
Các loại phẫu thuật khớp gối như:
- Sửa chữa sụn.
- Thay thế một phần hoặc toàn bộ đầu gối.
- Nội soi gối.
- Mở xương khớp gối.
Bên cạnh những cách chữa khớp gối kêu lục cục lạo xạo khi co duỗi trên thì người bệnh cần hạn chế những hoạt động ảnh hưởng xấu đến khớp gối. Bao gồm: Ngồi xổm, leo cầu thang, mang vác bê vật nặng, vận động sai tư thế… Đồng thời có chế độ ăn uống phù hợp giàu caxi, vitamin D, hạn chế bia rượu chất kích thích… Có như vậy mới bảo vệ được hệ xương khớp chắc khỏe và dẻo dai.
An Cốt Nam: Cách trị khớp gối kêu lục cục lạo xạo khi co duỗi an toàn, hiệu quả
Bản thân hiện tượng khớp gối kêu lục cục lạo xạo khi co duỗi ban đầu không gây đau đớn cho người bệnh nên nhiều người đã thờ ơ với triệu chứng này. Chỉ đến khi có các dấu hiệu đau khớp mới tá hỏa đi thăm khám, uống hoặc tiêm thuốc giảm đau để điều trị.
Nhưng bạn nên nhớ toàn bộ các bệnh lý hoặc các triệu chứng liên quan đến xương khớp đều không thể chữa trị trong một sớm một chiều hoặc đơn phương dùng một phương pháp điều trị trong thời gian dài cũng sẽ khó mà đạt được hiệu quả như mong đợi.
Vì vậy, việc điều trị kết hợp nhiều phương pháp uống thuốc – Dán thuốc tại chỗ – Bài tập luyện tập và vật lý trị liệu theo một phác đồ hoàn chỉnh chính là “chìa khóa vàng” cho điều trị các bệnh lý xương khớp nói chung, hiện tượng khớp gối kêu lục cục lạo xạo khi co duỗi nói riêng.
An Cốt Nam là một sản phẩm kế thừa tinh hoa y học cổ truyền dân tộc và tận dụng những tiến bộ của y học hiện đại, bài thuốc được các lương y, bác sĩ uy tín của Nhà thuốc YHCT Tâm Minh Đường và An Dược xây dựng thành một phác đồ điều trị hoàn chỉnh “Kiềng 3 chân”: Trong uống – Ngoài bôi – Luyện tập và vật lý trị liệu.
Bài thuốc An Cốt Nam được bào chế hoàn toàn từ 100% dược liệu thiên nhiên, được trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong viện Dược liệu (Bộ Y tế), cam kết không pha lẫn tân dược – Không tác dụng phụ – Không tái phát.
Trong thành phần dược liệu bào chế An Cốt Nam cần phải kể đến những loại dược liệu quý đặc trị các bệnh lý xương khớp như: Thiên Niên Kiện, Sâm Ngọc Linh, Bí Kỳ Nam, Trư Lung Thảo,..
Dựa trên thực tế điều trị của hàng ngàn bệnh nhân đã sử dụng An Cốt Nam, thống kê cho thấy có tới 85% bệnh nhân dứt hẳn hoặc có những chuyển biến tích cực về bệnh khi sử dụng theo đúng phác đồ An Cốt Nam.
Ths.Bs. Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông y bệnh viện Trung ương Quân đội 108) trong chương trình “Sống Khỏe Mỗi Ngày” của Đài truyền hình VTV2 đã dành cho An Cốt Nam những lời khen ngợi về hiệu quả của bài thuốc qua nghiên cứu của ông trên trực tiếp những bệnh nhân đã dùng thuốc điều trị bệnh.
Quý vị quan tâm đến bài thuốc An Cốt Nam có thể liên hệ trực tiếp theo địa chỉ:
Hotline: 0903.876.437
XEM THÊM: Điều trị thoái hóa khớp bằng chất nhờn
Trên đây là giải đáp khớp gối kêu lục cục lạo xạo khi co duỗi nên ăn gì? Cách điều trị như thế nào. Bạn đọc có thể tham khảo và lựa chọn cách chữa phù hợp. Chúc bạn sớm khỏe mạnh!

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Rách sụn chêm là gì? MRI chẩn đoán, chi phí mổ và sau bao lâu thì phục hồi?
28 Tháng Mười Một, 2020

Vôi hóa sụn khớp là gì? Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
28 Tháng Mười Một, 2020

Chấn thương dây chằng chéo sau có nguy hiểm không? Cách phục hồi hiệu quả
25 Tháng Mười Một, 2020

Chấn thương dây chằng chéo trước là gì? Hậu quả và cách điều trị
19 Tháng Mười Một, 2020

Xương bánh chè nằm ở đâu? Giải phẫu xương bánh chè
17 Tháng Mười Một, 2020

Sai chệch trật khớp cùng đòn là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
13 Tháng Mười Một, 2020