Kim ngân hoa có tác dụng gì? Có tốt không?
Kim ngân hoa là một loại thảo dược quý, có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Để nắm rõ hơn về tác dụng của kim ngân hoa và những điều cần biết về vị thuốc này, mời các bạn đọc bài viết dưới đây.
Nội dung chính:
Đặc điểm của cây Kim ngân hoa
Kim ngân hoa là một cây thuốc quý. Nó còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: Nhẫn đông hoa (Tân Tu Bản Thảo), Kim Ngân Hoa Lộ, Ngân Hoa Thán, Thổ Ngân Hoa, Song Hoa (Trung Dược Tài Thủ Sách), Nhị Hoa (Thiểm Tây Trung Dược Chí), Kim Đằng Hoa (Hà Bắc Dược Tài), Ngân hoa (Ôn Bệnh Điều Biện), Mật Ngân Hoa, Tế Ngân Hoa, Tỉnh Ngân Hoa (Đông Dược Học Thiết Yếu), Song Bào Hoa (Triết Giang Dân Gian Thảo Dược), Nhị Bảo Hoa (Giang Tô Nghiệm Phương Thảo Dược Tuyển Biên).
Kim ngân hoa có tên khoa học là: Lonicera japonica Thunb, thuộc họ Caprifolianceae.
Đặc điểm hình dạng
- Thân cây: Kim ngân hoa là một loại cây thân leo, có thể mọc dài đến 9-10m. Thân cây rỗng, có nhiều cành nhỏ, trên thân cây có nhiều vạch chạy dọc. Thân cây có màu xanh khi còn non và chuyển sang màu nâu đỏ khi già.
- Lá: Hình trứng dài, mọc đối xứng nhau, xanh tươi, mùa rét không rụng . Phiến lá dài 38 cm và rộng 1,5 – 5cm.
- Hoa: Khi mới nở sẽ có màu trắng sau đó sẽ chuyển dần thành màu vàng. Tràng hoa dài 2,5-3,5cm và chia làm 2 môi không đều. Mỗi môi hoa được chia thành 4 thùy nhỏ, 5 nhụy dính ở họng tràng.
- Quả: có màu đen, hình cầu.
Thành phần hóa học
- Luteolin, Inositol, Tannin
- Hoa chứa Scolymozid (Lonicerin) vsf một số chất như S Caroten, Cryptoxantin, Auroxantin
- Lá chứa Loganin
- Chlorogenic acid
- Isochlorogenic acid
- Ginnol
- B-Sitosterol
- Stigmasterol, b-Sitosterol-D-Glucoside
- Stimasteryl-D-Glucoside
Tính vị
- Vị đắng, tính hàn (Trấn Nam Bản Thảo)
- Vị đắng, ngọt, khí bình, tính hơi hàn, không độc (Bản Thảo Dược Tính Đại Toàn)
- Vị ngọt, tính hàn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
- Vị ngọt, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu)
Tác dụng của kim ngân hoa
- Thanh nhiệt, giải chư sang (Trấn Nam Bản Thảo)
- Chỉ tiêu khát (Y Học Nhập Môn)
- Tiêu thũng, bổ hư, uống lâu ngày tăng tuổi thọ, tán độc, liệu phong
- Khu phong, tán nhiệt, trừ thấp, liệu tý, chỉ lỵ
- Trị ôn bệnh phát nhiệt, nhiệt lỵ, mụn nhọt, hắc lào, rôm sảy, ghẻ lở, giang mai độc
- Giải trừ các khí ôn dịch, uế trọc tà, trị ôn bệnh phát sốt
Năm 1966 giáo sư Đỗ Tất Lợi cùng các cộng sự đã chứng minh rằng nước sắc từ kim ngân có tác dụng ngăn ngừa chóng phản vệ.
Với những công dụng kể trên, kim ngân hoa đã được sử dụng trong các bài thuốc chữa:
- Rối loạn tiêu hóa
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Nhiễm khuẩn
- Viêm não
- Sốt
- Giang mai
- Rối loạn nước tiểu
- Đau đầu
- Tiểu đường
- Viêm khớp dạng thấp.
Cách bào chế
- Hoa tươi: giã nát sau đó chắt lấy nước cốt, đun sôi uống trong ngày.
- Hoa khô: Sắc lấy nước uống hoặc sấy khô tán thành bột.
- Hoặc có thể sử dụng hoa kim ngân hoa để ngâm với rượu theo tỉ lệ 1/5 để uống.
Hướng dẫn bảo quản
- Dễ hút ẩm, mốc, biến màu, mất hương vị
- Để nơi khô ráo, tránh ẩm, đựng trong hũ có lót vôi sống
Bài thuốc chữa bệnh từ cây kim ngân hoa
Chữa sốt mà không ớn lạnh, tà khí ở phế vệ
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Liên kiều 40g
- Ngân hoa 40g
- Khổ cát cánh 24g
- Bạc hà 24g
- Trúc diệp 16g
- Cam thảo (sống) 20g
- Kinh giới tuệ 16g
- Đạm đậu xị 20g
- Ngưu bàng tử 24g
Cách thực hiện:
- Tán tất cả nguyên liệu thành bột
- Mỗi lần sử dụng 24g uống với nước
Chữa mụn nhọt
Nguyên liệu:
- Kim ngân hoa (cả cành, lá) 80g
- Hoàng kỳ 160g
- Cam thảo 40g
Cách thực hiện:
- Rửa sạch, cắt nhỏ, chưng 2-3 giờ, bỏ bã, uống dần
Chữa nhọt độc, phát bối
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Kim ngân hoa 160g
- Cam thảo (sao) 40g
Cách thực hiện:
- Tán nguyên liệu thành bột
- Mỗi lần dùng 16g, sắc với 1 chén rượu, 1 chén nước
Chữa ung nhọt, phát bối
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Kim ngân hoa 500g
- Nước 10 chén
Cách thực hiện:
- Sắc còn 2 chén, sau đó thêm Đương quy 80g, sắc còn 1 chén, uống
Trị vú có khối kết, sưng to, đỏ
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Kim ngân hoa, Hoàng kỳ (sống) đều 20g
- Đương quy 32g
- Cam thảo 4g
- Lá Ngô đồng 50 lá
- Nước ½ chén, rượu ½ chén
Cách thực hiện: sắc uống
Chữa mụn nhọt, lở ngứa
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Hoa kim ngân 20g
- Cam thảo 12g
Cách thực hiện: sắc uống
Chữa ruột thừa viêm cấp hoặc viêm phúc mạc
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Kim ngân hoa 120g
- Mạch môn 40g
- Địa du 40g
- Hoàng cầm 16g
- Cam thảo 12g
- Huyền sâm 80g
- Ý dĩ nhân 20g
- Đương quy 80g
Cách thực hiện: sắc uống
Chữa quai bị, đau họng
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Kim ngân hoa 16g
- Liên kiều 12g
- Trúc diệp 12g
- Ngưu bàng tử 12g
- Cát cánh 8g
- Kinh giới tuệ 8g
- Bạc hà 4g
- Cam thảo 4g
- Đậu xị 18g
Cách thực hiện: sắc uống
Chữa cảm cúm
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Hoa kim ngân 6g
- Cam thảo 3g
- nước 200ml
Cách thực hiện:
- Sắc còn 100ml, chia 2-3 lần uống trong ngày
Trị cảm cúm
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Kim ngân 4g
- Tía tô 3g
- Kinh giới 3g
- Cam thảo đất 3g
- Cúc tần hoặc Sài hồ nam 3g
- Mạn kinh 2g
- Gừng 3 lát
Cách thực hiện: sắc uống
Xem thêm: Liên Kiều: Đặc điểm hình dạng, Phân bố, Dược tính và khả năng giải độc
Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong về cây kim ngân hoa và những công dụng chữa bệnh rất tốt. Nếu bạn còn có gì thắc mắc hay chưa hiểu, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Bài viết liên quan

Thuốc bảy màu trị chàm và trị bệnh gì nữa? Có trị mụn được không?
5 Tháng Năm, 2020

Chàm khô đầu ngón tay là gì? Bệnh có lây không? Cách chữa dân gian
5 Tháng Năm, 2020

Thuốc acyclovir trị giời leo bôi ngoài da giá bao nhiêu?
5 Tháng Năm, 2020

Bị giời leo kiêng ăn gì? Có ăn được hải sản không?
5 Tháng Năm, 2020

Bị giời leo bôi thuốc gì hiệu quả nhất?
5 Tháng Năm, 2020