Liên kiều: Đặc điểm hình dạng, Phân bố, Dược tính và khả năng giải độc
Liên kiều là một cây thuốc trong Đông y, thường được sử dụng để làm tan mủ, tiêu viêm, thanh lọc cơ thể và giải nhiệt. Từ lâu, loại cây thuốc này đã được các lương y sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa mụn nhọt, sưng vú, viêm cầu thận, lao hạch… rất hiệu quả.
Liên kiều là cây gì?
Liên kiều là vị thuốc có tác dụng tan mủ, giải độc, tiêu viêm và trừ nhiệt. Từ rất lâu dược liệu này đã được sử dụng trong các bài thuốc chữa mụn nhọt, lao hạch, sưng vú, viêm cầu thận…
Liên Kiều là một loại dược liệu có nguồn gốc từ Trung Hoa.
- Tên gọi khác: Liên kiều có nhiều tên gọi khác nhau, tùy theo vùng miền. Ví dụ: Dị Kiều (Nhĩ Nhã), Đại liên tử (Đường Bản Thảo), Không Xác (Trung Dược Chí), Lạc Kiều, Tam Liêm Trúc Căn (Biệt Lục), Hạn Liên Tử (Dược Tính Lục), Tam Liên, Lan Hoa, Chiết căn, Liên kiều tâm, Liên Thảo, Đới Tâm Liên kiều, Hốt Đồ Liên kiều, Tỉnh Liên Kiều, Kiều, Hoàng Thiều, Liên Dị, Giản Hoa, Không Kiều, Châu Liên Kiều, Liên Kiều Xác, Tỳ Liên, Dịch Ách Tiền, Đại.
- Tên khoa học: Forsythia suspensa Vahl
- Tiếng Trung: 连翘
- Họ: Nhài (Oleaceae)
- Thành phần chủ yếu: Phenol Liên kiều (C15H1807), có khoảng 4,89% saponin và 0,2% ancaloit (theo thông tin từ Viện nghiên cứu Y học Bắc kinh) có một số loại glucozit là phylirin, saponin, vitamin PP và tinh dầu (Tăng quảng Phương 1936).
Đặc điểm hình dạng
Liên kiều là loại thực vật mọc thành bụi, có chiều cao trung bình từ 2-4m. Những cành non sẽ có hình 4 cách, thân có cấu tạo nhiều đốt, các đốt thân bên trong rỗng bì không rõ.
Lá đơn, mọc đối xứng nhau, hoặc đôi khi chúng mọc thành vòng 3 lá, có phần cuống lá dài từ 0,8 đến 2cm. Phiến lá có hình quả trứng, dài trung bình từ 3-7cm, rộng khoảng 2-4cm. Lá hơi dày, mép là có nhiều răng cưa không đều.
Hoa của cây liên kiều có màu vàng tươi, phần đài và tràng hoa có hình trụ, phía trên chẻ thành 4 thùy với 2 nhụy thấp hơn. Nhụy hoa liên kiều có 2 núm ở giữa. Hoa thường xuất hiện và thánh 3-5 trong năm.
Quả liên kiều có hình trứng, hơi dẹt, chiều dài từ 1,5-2cm và bề ngang từ 0,5-1cm. Phía trên mỗi quả sẽ có một cạnh lồi, phần đầu nhọn hơn. Khi chín, quả sẽ mở phần đầu ra như hình mỏ chim, phía dưới sẽ có cuống, hoặc chỉ có sẹo cuống. Vỏ ngoài của quả có màu lâu nhạt, ở trong có nhiều hạt, đa số chúng sẽ rơi hết, hoặc chỉ còn lại một vài hạt. Quả liên kiều thường có vào tháng 7-8, sau khi hoa tàn.
Phân bố
Cây liên kiều mọc nhiều ở Trung Quốc, chủ yếu thuộc các vùng như: Sơn tây, Hà nam, Hà bắc, Hồ bắc, Cam túc… Ngài ra, chúng còn được tìm thấy ở một số nơi trên đất nước Nhật Bản. Cây liên kiều chưa được tìm thấy ở nước ta, nên muốn sử dụng thì cần nhập khẩu từ Trung Quốc. Cây liên kiều thường được trồng để làm cây cảnh, nếu làm thuốc sẽ chia làm 2 loại: Thành kiều và Lão kiều.
Thu hoạch và sơ chế
Liên kiều thường được thu hoạch vào mùa thu. Thu hái hỏa, loại bỏ các phần không cần thiết và sơ chế.
- Thanh kiều sẽ được hái vào tháng 8 và tháng 9, khi mà quả chưa chín, đem nhúng vào nước sôi, sau đó lấy ra phơi hoặc sấy khô. Lão kiều thì được hái vào tháng 10 khi mà quả đã chín và chuyển sang màu nâu nhạt..
- Thanh kiều và lão kiều đều giống nhau, nhưng quả thanh kiều đa số đầu quả chưa bị tách ra giống hình mỏ chim đang mở, hạt còn vẫn nguyên và không bị rơi rụng Lão kiều thì ngược lại, và không có mùi đặc biệt, vị đắng.
Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của liên kiều khá đa dạng, chủ yếu là cách chất glucozit, bao gồm:
- Trung Dược Học: Matairesinoside, Forsythin (Phillyrin), acid Oleanolic
- Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng: Phenol Liên kiều (C15H18O7)
- Viện Nghiên Cứu Y Học Bắc Kinh): có chừng 4,89% Saponin và 0,2 % Alcaloid.
- Tây Bộ Tam Tiêu, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản], 1977, 97 (10): 1134): Pinoresinol, Betulinic acid, Oleanolic acid .
- Thiên Diệp Chân Lý Tử, Sinh Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1978, 32 (3): 194): pinoresinol-b-D-glucoside..
- Khuông Mai Học, Trung Dược Thông Báo 1988, 13 (7): 416): Rutin, Forsythoside A, B, C, D, E, Salidroside, Cornoside, Rengyol, Isorengyol, Rengyoxide, Suspensaside (Kitagawa S và cộng sự, Phytochemistry 1984, 23 (8): 194).
Công dụng và liều dùng liên kiều
Liên kiều có nhiều tác dụng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc đông y đặc trị. Như sau:
- Tính vị trong Đông y: Liên kiều có vị đắng, hơi hàn, không độc, vào 4 kinh tâm, đởm, tan tiêu và đại trường có tác dụng trong việc tán khách nhiệt ở những kinh, chữa sang thũng. Hoặc giả còn nói rằng liên kiều tán chư kinh huyết ngưng, khí tụ, lợi thủy đạo, đặc biệt có thể sát trùng, chỉ thống, tiêu thũng, làm tiêu mủ.
- Thường được sử dụng: trong các trường hợp bị vi huyết quản dễ vỡ đứt, điều trị mụn nhọt, bệnh ghẻ lở, giúp giải độc, tràng nhạc. Còn có thể dùng trong đơn thuốc thông tiểu tiện, chữa chứng nôn mửa, đả thông kinh nguyệt.
- Một người ngày chỉ nên dùng 6-12g (nếu muốn dùng phối hợp với những vị thuốc Đông y khác) hoặc sử dụng với liều 10-30g (nếu chỉ dùng một vị thuốc này thôi). Nên dùng liên kiều dưới hình thức thuốc sắc để uống hoặc để rửa ngoài da.
Tác dụng dược lý của Liên kiều
Kháng khuẩn nhờ: Phenol
Liên kiều có khả năng làm ức chế nhiều loại vi khuẩn gây hại như: phế cầu khuẩn, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, trực khuẩn lî, thương hàn, virús cúm, rhinovirus, nấm, lao,ho gà, hebdomadis, bạch hầu, leptospira,. với các mức độ khác nhau.
Liên kiều giải độc, chống viêm
Liên kiều được cổ nhân gọi là “sang gia thần dược”, nhờ khả năng tăng tác dụng thực bào của bạch cầu, khu trú trạng thái viêm mà nó lại không hề ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của những tế bào trong cơ thể.
Điều hòa huyết áp
Liên kiều có tác dụng làm hạ huyết áp, làm giãn các huyết mạch, tăng cường lưu thuông tuần hoàn máu, cải thiện các vi tuần hoàn.
Thanh nhiệt và giải độc
Liên kiều có tác dụng bảo vệ lá gan, giúp giải nhiệt, trị chứng nôn mửa, lợi tiểu, cường tim.
Liên kiều chữa bệnh gì?
Liên kiều là vị thuốc chính trong các đơn thuốc điều trị trị bệnh viêm nhiễm và ung nhọt từ xưa.
Xem ngay: Cây Hoàng Cầm có tác dụng gì?
Chữa bệnh các bệnh viêm nhiễm
Ví dụ như viêm họng, viêm amidan: có triệu chứng sưng đỏ, đau thì có thể sử dụng bài Ngân kiều tán (Ôn bệnh điều biện rất tốt), đơn thuốc bao gồm: Liên kiều, Kim ngân hoa, Cát cánh, Đạm đậu xị, Ngưu bàng tử, Bạc hà, Trúc diệp, Cam thảo, Kinh giới có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Hoặc có thể dùng những bài thuốc dưới đây:
- Ngưu bàng giải cơ thang (theo Thương khoa tâm đắc tập): Chi tử 8g, Đơn bì 8g, Thạch hộc 12g, Huyền sâm 12g, Ngưu bàng tử 12g, Liên kiều 12g, Kinh giới 12g, Bạc hà 8g (được cho vào sau), Hạ khô thảo 12g. Đem các vị thuốc sắc uống.
- Chứng ngoại cảm phong nhiệt với các triệu chứng như: họng sưng đau, đau đầu, gáy cứng trị rất tốt nếu sử dụng bài thuốc: Liên kiều 12g, Bản lam căn 16g, Bạc hà 8g, Kim ngân hoa 12g, Đại thanh diệp 16g, Kinh giới 8g (Cho vào sau cùng), sắc lên rồi uống.
Chữa mụn nhọt, ban chẩn
Người bệnh có thể dùng những bài thuốc trên hoặc sử dụng bài sau:
Liên kiều, Cúc hoa dại 12g, Bồ công anh, Kim ngân hoa mỗi thứ 12g, sắc lên rồi uống. Đối với các trường hợp nhọt to và sưng tấy. Dùng những vị thuốc tươi trong bài giã nhuyễn, đắp ngoài mụn. Có thể dùng để chữa ban chẩn dị ứng cũng rất hiệu quả.
Chữa lao hạch
Người bệnh có thể dùng bài thuốc: Liên kiều, Mẫu lệ 20g, Hạ khô thảo, Huyền sâm mỗi thứ 12g sắc lên rồi uống.
Hoặc sử dụng: Liên kiều, Mè đen mỗi loại 100 – 150g, tán thành bột mịn rồi trộn đều, mỗi lần uống khoảng 4 – 8g, ngày uống 2 lần.
Chữa viêm cầu thận cấp, lao thận
Với những bệnh này, người bệnh nên dùng bài thuốc Liên kiều 30g, cho nước vừa đủ sắc nhỏ lửa còn khoảng 150ml, chia thành 3 lần trong ngày và uống trước mỗi bữa ăn, trẻ em thì giảm liều. Người bệnh phải uống liên tục trong 5 – 10 ngày. Kiêng ăn các món mặn và cay (theo Báo Y dược Giang tây 1961,7:18).
Trị ban xuất huyết
Các trường hợp bị ban xuất huyết do giảm tiểu cầu thì sử dụng bài thuốc: Liên kiều 30g, thêm nước vừa đủ sắc, sắc cho tới khi còn 150ml thì ngừng, chia thành 3 lần trong ngày và uống trước mỗi bữa ăn (theo Trung y Quảng Đông 1960,10:469).
Liên kiều là một vị thuốc được sử dụng khá nhiều trong Đông y, với những khả năng chữa bệnh mà nó mang lại thì có thể coi đây là loại cây thuốc quý. Hiện liên kiều chưa được trồng ở Việt Nam, nên mọi người chú ý mua tại các tiệm hàng Đông y uy tin để đảm bảo chất lượng.

Bài viết liên quan

Thuốc bảy màu trị chàm và trị bệnh gì nữa? Có trị mụn được không?
5 Tháng Năm, 2020

Chàm khô đầu ngón tay là gì? Bệnh có lây không? Cách chữa dân gian
5 Tháng Năm, 2020

Thuốc acyclovir trị giời leo bôi ngoài da giá bao nhiêu?
5 Tháng Năm, 2020

Bị giời leo kiêng ăn gì? Có ăn được hải sản không?
5 Tháng Năm, 2020

Bị giời leo bôi thuốc gì hiệu quả nhất?
5 Tháng Năm, 2020