Bệnh loãng xương có nguy hiểm không? Thiếu chất gì?

5/5 - (18 bình chọn)

Ở Việt Nam có khoảng 1/3 phụ nữ và 1/6 đàn ông từ 45 tuổi lên mắc loãng xương mỗi năm. Con số này trên thế giới là gần 200 triệu người mắc loãng xương. Bệnh gây ra những hậu quả rất nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh loãng xương là gì?

Loãng xương là tình trạng các cấu trúc xương trong cơ thể liên tục mỏng dần, mật độ các chất cấu tạo trong xương thưa dần, giảm dần theo thời gian. Lúc này, xương không còn vững chắc, mà giòn xốp, chỉ cần những va chạm nhẹ cũng có thể gây tổn thương xương.

Bệnh loãng xương được phân loại thành:

Loãng xương nguyên phát: Loãng xương thứ phát thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Nguyên nhân do sự lão hóa quá nhanh của tạo cốt bào khiến cho cân bằng giữa tạo xương và hủy xương bị đảo lộn, trong đó hủy xương diễn ra nhanh hơn mà tạo xương lại diễn ra chậm hơn.

Loãng xương thứ phát: Là bệnh loãng xương phát sinh liên quan đến một số bệnh mạn tính như: đái tháo đường, cường giáp, bệnh lý nghiêm trọng về xương, do yếu tố di truyền qua các thế hệ…Việc quá phụ thuộc các loại thuốc đặc biệt là Corticoid, chống đông Heparin, thuốc điều trị suy tim…cũng là nguyên nhân của loãng xương thứ phát.

bệnh loãng xương

Những nhóm đối tượng có nguy cơ loãng xương:

Gia đình đã có người bị loãng xương trước đó

  • Người từ 45 tuổi trở lên, người già mật độ xương giảm dần theo độ tuổi. Ở phụ nữ mật độ xương giảm nhanh gấp 3 lần sau mãn kinh. Trong khi ở nam giới thì giảm mật độ xương chậm hơn.
  • Những người làm công việc đòi hỏi mang vác vật nặng, làm việc thời gian dài và cường độ cao.
  • Nhóm người cung cấp thiếu các chất cần thiết cho sự phát triển của xương, dinh dưỡng kém, thiếu Canxi và Vitamin D. Người nghiện thuốc lá, thuốc lào, người ít vận động.
  • Người mắc bệnh mạn tính: Tiểu đường, bệnh gan mạn tính, cường giáp, viêm khớp dạng thấp…Điều trị lâu ngày với thuốc dạng Corticoid, các thuốc chống đông máu.

Có thể thấy loãng xương không đơn thuần chỉ là bệnh xương khớp đơn giản, bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Không những thế nhóm đối tượng có nguy cơ loãng xương cũng phủ rộng ở nhiều độ tuổi.

Bệnh loãng xương có nguy hiểm không?

Bệnh loãng xương nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể gặp phải những hậu quả rất nghiêm trọng. Mà nguy hiểm hơn cả vẫn là gãy xương, rạn xương. Gây suy giảm chất lượng cuộc sống, không những thể vết thương do bệnh loãng xương ở người cao tuổi rất khó lành do thể trạng yếu, sự tái tạo tế bào kém đi rất nhiều.

Xương người có các xương chịu lực chính là xương sống, xương vai, xương đùi. Do đó, khi bị loãng xương mà gặp phải những va chạm với lực tác động mạnh có thể làm trượt đốt sống, hay gãy chỏm xương đùi ở người già rất khó lành. Từ đó khiến cơ thể không còn vững chắc, cong vẹo cột sống, vận động khó khăn, mất thăng bằng, giảm khả năng lao động.

Người bị bệnh loãng xương mà đã gặp những chấn thương dù nặng nhẹ đều rất khó lành lặn hoàn toàn do tuổi cao, cũng như sự lão hóa của các tế bào cơ thể. Gãy xương gây đau đớn, biến dạng hình thái cân đối của cơ thể, là gánh nặng cho gia đình kể cả về kinh tế và yêu cầu chăm sóc sau này.

Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bệnh đường hô hấp, bệnh tiểu đường, viêm khớp, thấp khớp…tăng lên rõ rệt. Do người bệnh phải nhập viện điều trị nhiều lần, phải cố định các vị trí gãy, nứt làm người bệnh không vận động được.

Là một bệnh không quá nguy hiểm, nhưng nguy cơ tiềm ẩn của bệnh loãng xương là lớn. Không những vậy, khi đã gãy xương, rạn xương, nứt xương việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, khả năng mắc các bệnh khác theo đó cũng tăng cao.

Người bệnh loãng xương nên ăn gì?

Với sự nguy hiểm của bệnh, việc điều trị và dự phòng nguy cơ gãy xương sẽ là ưu tiên hàng điều trong công tác chữa bệnh. Trong đó chế độ ăn uống của người bệnh sẽ được chú trọng hơn vì đó là con đường đưa các chất dinh dưỡng tốt cho xương, tái tạo xương.

Các loại thực phẩm tốt cho người bệnh loãng xương:

  • Đầu tiên phải là thực phẩm chứa nhiều Canxi( là thành phần chính của xương) có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh: Các loại sữa bò, phô mai, hải sản, rau cải xanh, nước nấu xương động vật. Ngoài ra, Magie cũng là thành phần quan trọng trong xương, ăn nhiều rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc góp phần bổ sung nguyên tố này vào cơ thể.
  • Vitamin D đặc biệt quan trọng với sự hấp thu Canxi vào cơ thể: Thực phẩm từ cá hồi, cá ngừ, viên bổ sung Vitamin D…Tắm nắng, phơi nắng vào buổi sáng sớm giúp cơ thể tổng hợp Vitamin D tốt hơn.
  • Protein có trong thịt đỏ: Thịt bò, thịt cá, thịt lợn, gà, sữa bò…có hàm lượng Protein tương đối cao. Nguồn Protein từ thực vật bao gồm các loại đậu, ngũ cốc, các loại hạt.
  • Nước ép hoa quả: Không chỉ chứa nhiều Vitamin mà còn giúp ngăn ngừa sự lão hóa của cơ thể.
  • Thực phẩm chứa Omega-3: Đặc biệt tốt ở trẻ em tuổi mới lớn, đang trong quá trình phát triển hệ xương. Người lớn cũng có thể sử dụng mang lại hiệu quả rất tốt. Thực phẩm chứa Omega-3: Cá hồi, tôm, cải xanh, hạt óc chó.

Cân bằng dinh dưỡng trong những bữa ăn với các loại thực phẩm trên là công thức hữu hiệu trong việc phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh loãng xương. Người bệnh cũng nên tìm đến các chuyên gia y tế, chuyên gia dinh dưỡng để có được lời khuyên tốt nhất.

Người loãng xương nên uống sữa gì?

Với đặc điểm dễ uống, dễ mua, giá trị dinh dưỡng phù hợp với người bệnh loãng xương. Các loại sữa là lựa chọn và là gợi ý tốt cho người bệnh. Trên thị trường có rất nhiều loại sữa là thương hiệu nổi tiếng cho người bệnh loãng xương.

loãng xương có nguy hiểm không

Một số loại sữa được nhiều người bệnh tin dùng:

  • Sữa Ensure: Rất nổi tiếng với những quảng cáo trên truyền hình. Phù hợp với người già, lớn tuổi, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà người bệnh không cần phải ăn bữa phụ mới đủ chất.
  • Sữa bột Anlene vanilla: Với giá trị Canxi gấp 4 lần, ít chất béo. Công thức sản xuất giúp Canxi được hấp thu tốt vào cơ thể, nuôi xương chắc khỏe từ bên trong.
  • Sữa bột Vinamilk sure prevent: Đến tự một nhãn hiệu nổi tiếng với người Việt, thấu hiểu và biết được các đặc điểm của cơ thể người Việt, đây có thể nói là sự lựa chọn hàng đầu cho mọi người bệnh.
  • Sữa Primavita: Giải pháp tốt cho người bệnh loãng xương mà có bệnh nền là thiếu máu, cung cấp hàm lượng Canxi cao, ngoài ra còn kích thích tiêu hóa, chống táo bón.

Trên đây là những gợi ý về một số loại sữa người bệnh nên tham khảo và lựa chọn phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế của bản thân.

Bài viết vừa rồi đã cung cấp những thông tin tham khảo hữu ích dành cho người bệnh loãng xương bao gồm những loại thực phẩm, sữa tốt cho người bệnh, cũng như cảnh bảo những nguy hiểm đến người bệnh nếu không điều trị kịp thời và đúng cách.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *