Lỏng khớp gối là gì? Có nguy hiểm không? Cách khắc phục hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Lỏng khớp gối là tình trạng khớp gối lỏng lẻo, xảy ra khi dây chằng chéo phía trước bị tổn thương do chấn thương, tai nạn lao động. Nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời thì rất khó có thể phục hồi được như trước, thậm chí có thể gây tàn phế cả đời. Cùng tìm hiểu rõ hơn lỏng khớp gối là gì, nguyên nhân, triệu chứng nhận biết, có nguy hiểm không, cách điều trị và phòng ngừa như thế nào trong bài viết dưới đây.

Lỏng khớp gối là gì?

Lỏng khớp gối là tình trạng xương khớp gối không được kết nối vững chắc với nhau dẫn đến tình trạng khớp gối lỏng lẻo khi người bệnh hoạt động.

Khớp gối của con người được chắc chắn là nhờ cấu trúc của xương kết nối với nhau chặt chẽ, được bao khớp bảo vệ, phía trước và phía sau là cơ bắp, 2 bên là dây chằng. Ở giữa của khớp gối cũng có dây chằng chéo trước và sau. Dây chằng chéo trước đóng vai trò giúp cho khớp gối được chắc chắn. Do đó, khi dây chằng chéo trước bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng lỏng khớp gối.

Tình trạng này thường gặp khi người bệnh chơi thể thao bị chấn thương ở đầu gối hoặc do khớp gối bị thoái hóa. Lỏng khớp gối khiến cho người bệnh gặp khó khăn hơn trong việc đứng vững bằng một chân, dễ bị té vấp ngã khi đi lại, thậm chí là bị teo cơ, gây tàn phế cả đời. Vì thế cần phải phát hiện sớm và có biện pháp điều trị phù hợp.

Lỏng khớp gối

Triệu chứng lỏng khớp gối

Có thể xác định được tình trạng khớp gối có bị lỏng lẻo không dựa vào những dấu hiệu, triệu chứng sau:

  • Khớp gối sưng nhưng không đau hoặc đau rất nhẹ, sau vài ngày sẽ thuyên giảm dần rồi biến mất hẳn
  • Khả năng trụ vững của chân bị kém, nếu như đứng bằng 1 chân ở bên đầu gối bị lỏng lẻo thì sẽ khó có thể trụ vững được
  • Khi cử động hoặc vận động, di chuyển, đi lại sẽ cảm nhận được chân có cảm giác bị yếu. Đặc biệt, khi chạy nhanh thì chân bị ríu và dễ bị vấp ngã
  • Leo cầu thang lên xuống gặp khó khăn, giảm đi sự nhanh nhẹn của khớp, gặp khó khăn khi điều chỉnh chân theo ý, không thể xuống hoặc bước lên 2 bậc thang như trước
  • Dễ bị trật khớp gối khi di chuyển ở trên địa hình gập ghềnh, không bằng phẳng, khả năng giữ vững chân bị giảm, dễ bị ngã nếu đi nhanh
  • Cơ đầu gối bị teo lại sau một thời gian khớp gối lỏng lẻo. Khi đó, khả năng vận động bị suy giảm, thậm chí có thể bị tàn phế cả đời
  • Riêng vận động viên thể thao bị lỏng khớp gối, đặc biệt là cầu thủ bóng đá lực đá suy giảm hẳn, giảm độ mạnh của lực sút, đường bóng bị lệch hướng…

Nguyên nhân lỏng khớp gối

Tình trạng này xảy ra bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Bị chấn thương

Nguyên nhân này khá phổ biến và rất dễ xảy ra. Người bệnh có thể bị gặp chấn thương khi đang tập luyện thể dục thể thao, đang làm việc hoặc trong sinh hoạt hàng ngày.

Mắc hội chứng người dẻo GJH

Hội chứng người dẻo Generalised Joint Hypermobility chính là tình trạng xương khớp bị lỏng bẩm sinh. Mặc dù không nguy hiểm và không cần chữa trị nhưng những người mắc hội chứng này sẽ có nguy cơ cao bị bong gân và trật khớp hơn.

Do bị thoái hóa khớp gối

Khi bị thoái hóa khớp gối, sụn bên trong khớp gối cũng sẽ bị tổn thương, ăn mòn, giảm đi chất nhờn trong ổ khớp khiến cho khớp gối bị lỏng và mất đi sự linh hoạt vốn có.

Nguyên nhân lỏng khớp gối

Các bệnh lý tiềm ẩn khác

Bên cạnh đó, khớp gối lỏng còn có thể do một số căn bệnh tiềm ẩn như:

  • Khớp bị rối loạn chức năng
  • Mắc hội chứng Down, Ehlers-Danlos, Morquio, Marfan

Thói quen làm việc, sinh hoạt xấu

Những thói quen xấu trong sinh hoạt hoặc trong lao động như ăn uống thiếu khoa học gây thừa cân béo phì, mang vác vật nặng sai tư thế, luyện tập quá sức, thường xuyên mang giày dép cao gót….

Bị lỏng khớp gối có nguy hiểm không?

Lỏng khớp gối có nguy hiểm không phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

Nếu lỏng khớp gối bẩn sinh không nguy hiểm, đôi khi còn có lợi trong nhiều trường hợp như học múa hoặc tập yoga.

Nếu do bệnh lý gây ra hoặc chấn thương thì tình trạng lỏng khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn, cơ đầu gối sẽ bị teo lại sau một thời gian. Khi đó, khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế, thậm chí có thể bị tàn phế cả đời.

Lỏng khớp gối nên gặp bác sĩ khi nào?

Lỏng khớp gối ở giai đoạn đầu thường khó phát hiện, chỉ đến khi bị sưng đau ở khớp hoặc tổn thương ở khớp gối mới được phát hiện và điều trị. Do đó, khi có các dấu hiệu sau đây, bạn cần đến gặp bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt:

  • Trật khớp gối thường xuyên
  • Chân hay bị mỏi và teo cơ
  • Chân trụ không vững, khả năng vận động bị thay đổi
  • Bị đau nhức ở khớp gối trong lúc vận động hoặc sau vận động

Chẩn đoán lỏng khớp gối

Bác sĩ hỏi tiền sử bệnh, các loại thuốc đang hoặc trước đó sử dụng, triệu chứng gặp phải và những hoạt động thể thao trước đó.

Để có chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm hình ảnh sau:

  • Chụp X-quang
  • Chụp CT scan
  • Chụp cộng hưởng từ MRI

Chẩn đoán lỏng khớp gối

Cách khắc phục lỏng khớp gối

Hiện tượng khớp gối bị lỏng lẻo được khắc phục hiệu quả nhờ những biện pháp điều trị sau:

Điều trị nội khoa lỏng khớp gối

  • Nếu do thoái hóa khớp gây ra thì người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc tái tạo sụn.
  • Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc kháng viêm steroid để ngăn ngừa sưng viêm, nhiễm trùng xảy ra
  • Một số trường hợp người bệnh bị đau nhức ở khớp gối, trường hợp này sẽ sử dụng thêm thuốc giảm đau chẳng hạn như thuốc Paracetamol hoặc Aspirin..

Tiêm tái sinh trường hợp do chấn thương dây chằng

Khớp gối bị lỏng lẻo do dây chằng bị chấn thương bác sĩ sẽ thực hiện tiêm tái sinh dùng NSAID hoặc tiêm axit hyaluronic kết hợp với corticosteroid giúp nhằm giảm đi các triệu chứng trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, khi tiêm tái sinh có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật.

Ngoài ra, nếu xảy ra tình trạng đứt dây chằng chéo thì bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật mới giúp khớp gối trở lại bình thường.

Phẫu thuật lỏng khớp gối

Tiến hành phẫu thuật khớp gối nhằm phục hồi chức năng cho khớp gối bị lỏng lẻo.

  • Sau phẫu thuật lỏng khớp gối 2 ngày, người bệnh sẽ tiến hành vật lý trị liệu để phục hồi được chức năng khớp gối, đồng thời ngăn chặn được tình trạng máu ứ đọng, teo cơ đùi xảy ra.
  • 2 – 3 tuần sau khi phẫu thuật, người bệnh cần phải dùng nạng để di chuyển, sau không cần dùng nhưng vẫn tiếp tục áp dụng vật lý trị liệu đến khi khớp gối hoạt động bình thường.
  • Thời gian bình phục phụ thuộc vào tinh thần và ý thức tập luyện của bệnh nhân. Trong thời gian từ 3 – 6 tháng sau phẫu thuật, đầu gối có thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, để chơi thể thao thì cần phải 9 tháng đến 1 năm hoặc có thể lâu hơn.

Phẫu thuật lỏng khớp gối

Phòng tránh hiện tượng lỏng khớp gối

Lỏng khớp gối có thể phòng tránh hiệu quả nếu như bạn áp dụng những biện pháp sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học như:
    • Ăn nhiều rau xanh (bông cải xanh, rau bina, rau họ cải…)
    • Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D (xương ống, trứng, sữa…)
    • Bổ sung các loại thực phẩm giàu Omega 3 (cá trích, cá hồi, cá mòi, cá thu…)
    • Tăng cường trái cây tươi, nước ép trái cây giàu vitamin D, K, C, B
    • Hạn chế ăn các loại đồ ăn có hàm lượng cholesterol cao, đồ ăn nhiều muối, chất kích thích…
  • Luyện tập thể dục thể thao khoa học:
    • Tập gập duỗi đầu gối vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ
    • Luyện tập các bài tập nhẹ nhàng như xoay khớp gối, đứng lên ngồi xuống, trước khi tập nên khởi động kỹ
  • Hạn chế đi giày cao gót nên lựa chọn loại giày dép bệt hoặc độ cao vừa phải
  • Cần giữ ấm cơ thể vào mùa đông, nhất là vùng đầu gối và chân

Thông tin về lỏng khớp gối trên đây mong rằng giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng nhận biết, cách khắc phục hiện tượng này. Khi có những dấu hiệu lỏng khớp gối, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *