Mổ gai cột sống hết bao nhiêu tiền? Phẫu thuật có nguy hiểm không?
Mổ gai cột sống hết bao nhiêu tiền, có những phương pháp nào là câu hỏi của không ít độc giả. Để góp phần cung cấp một số thông tin giải đáp thắc mắc này, bài viết dưới đây xin được giới thiệu về mổ gai đốt sống.
Nội dung chính:
Mổ gai cột sống hết bao nhiêu tiền?
Mổ gai cột sống có đắt không, chi phí của các phương pháp mổ này ra sao là câu hỏi được người bệnh rất quan tâm. Theo như bài viết có giới thiệu thì tùy thuộc vào tình trạng bệnh và điều kiện kinh tế sẽ có nhiều lựa chọn mổ, từ đó phát sinh chi phí khác nhau.
Tiền mổ gai cột sống sẽ bao gồm chi phí thực hiện phẫu thuật và thời gian nằm viện phục hồi sức khỏe, bồi bổ cơ thể. Tùy vào phương pháp mổ sẽ có chi phí khác nhau, dưới đây là bảng giá tham khảo:
- Mổ truyền thống: Hết khoảng 15 đến 20 triệu đồng
- Mổ nội soi: Chi phí hết khoảng 25 – 49 triệu đồng
Nếu người bệnh có thẻ bảo hiểm Y tế sẽ được giảm chi phí phẫu thuật theo đúng quy định.
Tuy vậy, tùy thuộc vào mức độ xâm lấn và tình trạng người bệnh, các biến chứng trở nên phức tạp thì cần kết hợp nhiều thủ thuật, phương pháp mổ hơn, do đó chi phí cũng cao hơn. Trong trường hợp bệnh nhân có thẻ bảo hiểm Y tế đúng tuyến này thì mức chi phí phải trả sẽ được giảm khá đáng kể.
Khi nào nên mổ gai cột sống là tốt nhất?
Mổ gai cột sống là một biện pháp điều trị ngoại khoa, trong đó bác sĩ sẽ sử dụng nhiều thao tác, kỹ thuật để loại bỏ gai xương, tái tạo lại hình dạng cột sống bình thường, giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân. Sau quá trình phẫu thuật, bệnh nhân có thể sinh hoạt và vận động bình thường.
Mổ gai cột sống thường được áp dụng đối với những trường hợp nặng, các gai xương chèn ép vào dây thần kinh gây ra nhiều biến chứng như thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh liên sườn,… hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Đây là thủ thuật xâm lấn nhằm mục đích loại bỏ gai ra khỏi cột sống, trả lại cột sống bình thường cho bệnh nhân và thường là lựa chọn sau cùng khi sử dụng các biện pháp khác như dùng thuốc hay vật lý trị liệu không hiệu quả.
Các phương pháp mổ gai cột sống phổ biến nhất
Với sự phát triển không ngừng của Y học, ngày càng có nhiều biện pháp tốt để mổ gai cột sống, các thủ thuật ngày càng ít xâm lấn hơn, giảm thiểu tối đa đau đớn cho người bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh, mức độ nghiêm trọng và tình hình tài chính của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp mổ phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp mổ gai cột sống cơ bản.
Mổ gai cột sống bằng phương pháp nội soi
Đây là phương pháp mổ gai cột sống khá phổ biến và mang lại tỷ lệ thành công cao, đang được áp dụng nhiều. Bởi đây là biện pháp mổ ít xâm lấn, thời gian hồi phục khá nhanh (trung bình khoảng 5-10 ngày), tỷ lệ tai biến khá thấp.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách cho bệnh nhân gây tê tại chỗ. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng dao phẫu thuật rạch một vài vết mổ bé tầm 4-5mm, vừa đủ để đưa các dụng cụ, máy móc và thiết bị cho quá trình mổ nội soi. Quá trình tiếp theo là tiếp cận gai xương và loại bỏ chúng, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép.
Mổ cắt bỏ lá cột sống
Phương pháp này được thực hiện dựa trên mục đích làm rộng ống sống thắt lưng, giảm áp lực lên các dây thần kinh, giảm đau nhức do gai. Thao tác thực hiện là cắt bỏ một lớp mỏng của đốt sống, hay còn gọi là lá đốt sống, giúp tạo ra khoảng trống lớn hơn trong cột sống của người bệnh, giảm thiểu sự đau đớn.
Phẫu thuật cấy miếng đệm gan mỏm gai
Đây cũng là biện pháp phẫu thuật ít xâm lấn, thường được sử dụng trong các ca mổ làm giảm hẹp ống sống. Các miếng đệm gan sau khi được cấy vào sẽ giúp giảm bớt đau đớn do gai đốt sống gây nên, hạn chế tổn thương đến mô mềm.
Bên cạnh đó, còn có một số biện pháp mổ gai cột sống ít được sử dụng hơn như vi phẫu thuật đĩa đệm, tạo hình cột sống qua da…
Mổ gai cột sống có nguy hiểm không?
Việc phẫu thuật điều trị gai đốt sống trong thời điểm hiện tại không còn là điều quá khó khăn, với tỷ lệ thành công lên tới 85%. Nhưng bên cạnh đó cũng không thể tránh khỏi một vài biến chứng như viêm nhiễm trùng vết mổ, vết mổ lâu lành, gây đau đớn…
Mổ gai đốt sống là biện pháp sau cùng khi những phương pháp dùng thuốc Đông – Tây y kết hợp vật lý trị liệu không mang lại hiệu quả. Tuy rằng mổ có thể loại bỏ được các gai đốt sống nhưng chúng có thể dễ dàng mọc lại tùy vào cơ địa bệnh nhân.
Sau mổ nếu không muốn tái phát, người bệnh cần duy trì một chế độ ăn uống hợp lí, các chế độ tập luyện khác mà bác sĩ đưa ra. Chỉ áp dụng phương pháp mổ gai đốt sống trong trường hợp cần thiết để tránh tốn kém mà hiệu quả không thực sự lâu dài. Mổ gai đốt sống chỉ nên sử dụng khi các biện pháp can thiệp khác không còn mang lại hiệu quả.
Xem thêm:
- Gai cột sống có nên uống canxi không? Sữa bổ sung canxi cho người già
- Người bị gai cột sống có nên đi bộ và tập thể dục không?
An Cốt Nam: Phác đồ bảo tồn Đông y chữa bệnh gai cột sống
Rất nhiều người đứng trước lựa chọn có phải mổ gai cột sống hay không đều rất phân vân. Bởi lẽ không chỉ là vấn đề chi phí điều trị cao mà nó còn là lo ngại về nguy cơ biến chứng sau mổ hoặc gai có thể tái phát trở lại.
Trong nhiều chương trình tư vấn, các bác sĩ xương khớp đã đề cập và khuyến khích nhiều người bệnh gai cột sống nói riêng lựa chọn phương pháp chữa bảo tồn. Đây là phương pháp không xâm lấn bằng phẫu thuật nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị cao. An Cốt Nam là một phác đồ tiên phong điển hình mà người bệnh có thể tham khảo.
Vai trò của các liệu pháp trong điều trị:
- Thuốc uống: Là liệu pháp tiên phong, “mũi nhọn”, giúp đào thải độc tố trong xương khớp, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa xương khớp, bào mòn dần mỏm gai xương, tiêu viêm, giảm đau và cung cấp dinh dưỡng để hồi phục cột sống.
- Cao dán: Là liệu pháp hỗ trợ giảm đau nhức, tê buốt nhanh chóng tại chỗ.
- Vật lý trị liệu và bài tập: Là liệu pháp hỗ trợ đắc lực cho thuốc uống trong việc tăng cường tuần hoàn máu, khai thông kinh lạc, loại bỏ tình trạng chèn ép dây thần kinh. Đặc biệt, với phương pháp đốt thuốc ống tre Nhật Bản (độc quyền của nhà thuốc) sẽ giúp phá vỡ lắng đọng can xi ở các mỏm gai xương, mở đường cho thuốc uống tác động sâu hơn.
Trong thực tiễn điều trị, kết quả khảo sát trên 5000 người bệnh cho thấy 85% trường hợp dứt điểm hoàn toàn các triệu chứng của bệnh gai cột sống chỉ sau 1-2 liệu trình sử dụng An Cốt Nam. Đây là một kết quả rất khả quan và được đánh giá rất cao.
Bạn đọc có thể xem thêm những nhận xét của bác sĩ Toàn về An Cốt Nam trên VTV2:
Tìm hiểu thêm về bệnh gai cột sống và những nhân chứng sống đã điều trị thành công:
Thành công trong chữa bệnh gai cột sống nói riêng, bệnh xương khớp nói chung của An Cốt Nam đã góp phần giúp Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường nhận được bằng khen và cúp vàng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018”.
Bạn còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, giải đáp, vui lòng bấm vào khung “chat với bác sĩ” ở phía cuối màn hình để được hỗ trợ nhanh nhất!
Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc để bạn đọc tiện liên hệ:
Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn đọc về phương pháp mổ gai đốt sống. Cảm ơn sự theo dõi của các bạn, hẹn gặp lại ở những chuyên mục bài viết sau.

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Vôi hóa cột sống là gì? Có chữa khỏi được không?
25 Tháng Mười, 2021

Bệnh gai cột sống thắt lưng: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị
28 Tháng Mười Hai, 2020

Cong vẹo cột sống là gì? Các dạng, hậu quả và chi phí chữa trị?
21 Tháng Mười Một, 2020

Xương chậu nằm ở đâu? Giải phẫu xương chậu
18 Tháng Mười Một, 2020

Gãy xương đòn bao lâu lành, kiêng ăn gì?
16 Tháng Mười Một, 2020

Khám cột sống ở đâu tốt tại Hà Nội và TPHCM?
12 Tháng Mười Một, 2020