Mổ thoát vị đĩa đệm lần 2, mổ thoát vị đĩa đệm có tái phát không?
Mổ thoát vị đĩa đệm lần 2 đang là phương pháp được nhiều người lựa chọn sau khi mổ lần 1 không khỏi. Bài viết sau đây sẽ giúp mọi người hiểu qua về bệnh đĩa đệm và tái phẫu thuật đĩa đệm để chúng ta có thêm những hiểu biết về bệnh nhé!
Nội dung chính:
Mổ thoát vị đĩa đệm có tái phát không?
Đĩa đệm là một khoảng nhân nhầy nằm giữa các đốt sống để giúp ổn định, đàn hồi, chịu lực cho các xương cột sống. Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng tổn thương đĩa đệm, làm đĩa đệm trượt ra ngoài ống sống.
Khi bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, ưu tiên sử dụng các biện pháp nội khoa không can thiệp để điều trị. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp sau đây sẽ có chỉ định mổ:
- Thoát vị gây đau nặng, đau liên tục, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của bệnh nhân tuy nhiên sử dụng thuốc giảm đau, điều trị nội khoa không giảm.
- Điều trị nội khoa trong 8 tuần liên tục mà bệnh không thuyên giảm cũng có chỉ định mổ vì đây cũng là trường hợp không đáp ứng thuốc.
- Tái mắc bệnh sau khi phẫu thuật lần đầu nhưng không khỏi.
- Thoát vị đã chèn ép rễ thần kinh gây liệt vận động hoặc tổn thương cơ tròn (đại tiểu tiện không tự chủ).
Sau khi mổ thoát vị lần 1, nếu xuất hiện các triệu chứng sau:
- Đau âm ỉ hoặc nhói vùng cột sống.
- Đau, tê bì, mất cảm giác ở tay (nếu tổn thương cột sống cổ) hoặc lan xuống chân (nếu tổn thương cột sống thắt lưng.
- Liệt tay, chân.
Nếu có những triệu chứng trên xuất hiện lại thì sẽ được coi là thoát vị đĩa đệm tái phát. Chỉ định điều trị tiếp tục là phẫu thuật ngoại khoa để giải quyết bệnh.
Mổ thoát vị đĩa đệm lần 2
Mục tiêu của phẫu thuật lần 2 có thể là giải quyết những tổn thương mà lần 1 chưa làm được. Cũng có thể chính những tổn thương đó nhưng phẫu thuật lần 1 xử lý lỗi hoặc chưa xử lý xong. Tất cả các công việc đều nhằm đưa người bệnh về trạng thái lành lặn, hết đau, cải thiện được chất lượng sống cho bản thân họ. Chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm lần 2 khi gặp phải trường hợp bệnh nhân bị tái bệnh hoặc sau mổ lần 1 có dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ.
Sự khác nhau giữa mổ thoát vị đĩa đệm lần 1 và lần 2
Thường thì các phương pháp phẫu thuật lần 2 sẽ giống với các biện pháp xử lý ở lần 1. Chủ yếu bằng các cách khác nhau, người thầy thuốc sẽ đưa dụng cụ vào đến vùng cột sống, cắt vùng dây chằng cạnh cột sống. Sau đó, đưa đồ phẫu thuật vào sâu hơn và xử lý khối thoát vị.
Hiện nay, người ta đã biết ứng dụng công nghệ Robot trong điều trị bệnh lý thoát vị đĩa đệm tái phát. Ngoài ra là qua nội soi, laser cũng là các phương pháp được áp dụng nhiều trong mổ thoát vị đĩa đệm lần 2.
Ở lần 1, thường thì người phẫu thuật xử lý khối thoát vị bằng cách loại bỏ nó, nhưng đến lần 2 thì việc loại bỏ khối thoát vị không còn được ưu tiên mà sẽ sử dụng đĩa đệm nhân tạo.
Với việc mổ thoát vị lần 1 thất bại, không giải quyết triệt để được vấn đề cho người bệnh thì việc chọn những cơ sở Y tế đảm bảo hơn để điều trị là vấn đề rất quan trọng. Rõ ràng việc đáp ứng tốt về cơ sở vật chất trang thiết bị Y tế cũng như yếu tố con người là một trong những vấn đề cốt lõi điều trị bệnh. Hiện nay có rất nhiều các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước điều trị tốt bệnh này như các bệnh viện như: Bạch Mai, Việt Đức, bệnh viện Quân đội 108 ở phía Bắc hay Từ Dũ, Chợ Rẫy,… ở phía Nam.
Với việc phẫu thuật liên tục để điều trị thoát vị thì sau này sẽ có biến chứng như:
- Vết mổ bị nhiễm trùng do việc can thiệp nhiều.
- Vùng da chỗ mổ có thể lâu liền hơn hay yếu hơn.
- Xương cột sống đoạn mổ sẽ có biến chứng đau nhức sau này, ngoài ra các tiết đoạn thần kinh tại chỗ cũng bị ảnh hưởng từ việc mổ nhiều lần.
Đây là những biến chứng rất dễ có thể xảy ra qua quá trình điều trị can thiệp nhiều lần. Chúng ta cần phải có thêm những biện pháp tập luyện bảo tồn, chế độ kiêng cho hợp lý để có thể tránh việc phải phẫu thuật lần 3 hay mổ thoát vị lần 2 không hiệu quả.
Một số điều cần chú ý sau khi mổ thoát vị lần 2
- Không nên áp dụng ngay các phương pháp vật lý trị liệu ngay sau mổ.
- Không vận động mạnh, sử dụng các bài tập hít thở cho chắc cơ bụng, cơ lưng ngay sau khi mổ.
- Sử dụng các loại thức ăn tốt cho hệ xương khớp.
- Sử dụng các loại đai ở lưng để cố định cột sống, không được để va đập hay tổn thương từ bên ngoài vào vùng cột sống.
- Thường xuyên trở mình, không ngồi hay nằm một loại tư thế trong thời gian lâu.
- Sử dụng các biện pháp tập luyện nhẹ ngay trên giường bệnh trong những ngày đầu sau mổ. Có thể kết hợp các bài tập mở rộng khớp háng, kéo giãn nhẹ nhàng hay những bài tập tăng độ săn chắc cơ,…
Xem ngay: Chụp MRI thoát vị đĩa đệm phương pháp chẩn đoán chính xác nhất
Trên đây là tất cả những điều cần lưu ý trong việc mổ thoát vị đĩa đệm lần 2. Hy vọng qua bài viết này, sẽ cung cấp cho mọi người những thông tin đầy đủ nhất trong việc phòng tránh cũng như điều trị bệnh. Chúc mọi người khỏe mạnh!

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay, muốn đặc trị bệnh uống thuốc gì?
28 Tháng Mười Hai, 2020

Bài tập giảm cân cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả sau 1 tuần
5 Tháng Mười Một, 2020

Ghế cho người thoát vị đĩa đệm cách sử dụng đúng, hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm c3 c4 là gì và cách khắc phục hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm khớp háng có nghiêm trọng không và cách khắc phục
26 Tháng Sáu, 2020

Thoát vị đĩa đệm ra trước và ra sau là gì? Cách chẩn đoán, điều trị hiệu quả
25 Tháng Sáu, 2020