Mổ thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng gì không? Mổ thay đĩa đệm nhân tạo
Để điều trị thoát vị đĩa đệm có nhiều phương pháp trong đó mổ thoát vị đĩa đệm cũng được áp dụng rất nhiều để đẩy lùi những cơn đau do căn bệnh này gây ra. Vậy thoát vị đĩa đệm có nên mổ không, mổ bằng phương pháp nào, thực hiện ở đâu và chi phí bao nhiêu thì chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Nội dung chính:
Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?
Hiện nay y học phát triển có rất nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cả Tây Y lẫn Đông Y. Những phương pháp chữa trị đơn thuần bằng thuốc, trị liệu, nghỉ ngơi, tập luyện tuy khá đơn giản và an toàn nhưng chỉ áp dụng được cho những trường hợp bệnh nhẹ, sau một thời gian có khả năng phục hồi. Còn đối với trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng dùng thuốc hoặc trị liệu một thời gian không có kết quả thậm chí triệu chứng còn tăng thì bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp bằng phương pháp mổ. Như vậy việc nên hay không nên mổ khi bị thoát vị đĩa đệm còn phụ thuộc vào tình trạng, mức độ bệnh, mổ thoát vị được xem như là phương pháp cuối cùng để giải quyết căn bệnh này.
Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Mục đích của việc mổ thoát vị đĩa đệm là giải phóng rễ thần kinh khỏi sự chèn ép của khối thoát vị giúp bệnh nhân giảm đau và trở lại hoạt động bình thường. Có nhiều phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm, mỗi phương pháp lại có những ưu, nhược điểm khác nhau; trong đó phổ biến nhất hiện giờ là một số phương pháp phổ biến như sau:
Phương pháp mổ bằng laser
Bác sĩ trong quá trình thực hiện sẽ làm giảm tác động đè nén lên các đĩa đệm bằng cách đưa tia laser xuyên qua da. Năng lượng laser sẽ làm bay đi phần lớn nhân nhầy, dần dần theo thời gian giúp cho khối nhân nhầy co rút lại.
Phương pháp này phù hợp với những người già, chức năng của các bộ phận trong cơ thể kém, sức khoẻ yếu.
Sự thật bài thuốc giúp MC QUYỀN LINH VÀ 5000 người “giải thoát” khỏi THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Mổ thoát vị đĩa đệm bằng robot
Khi mổ bằng robot có thể đem lại độ chính xác lên tới 98%. Sau khi xác định được rễ thần kinh và bao rễ đã được giải phóng hoàn toàn dụng cụ được rút ra, vết mổ được băng lại chứ không cần khâu. Phương pháp này khá an toàn khi tỉ lệ biến chứng vô cùng thấp chỉ khoảng 1%, thời gian mổ cũng được rút ngắn đáng kể, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi 1 đến 2 ngày là có thể xuất viện và hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên phương pháp này cũng đòi hỏi chi phí khá cao nên không phải bệnh nhân nào cũng có điều kiện để áp dụng.
Phương pháp mổ bằng sóng radio cao tần
Đây là phương pháp điều trị hiện đại, tiên tiến bậc nhất ở thời điểm bây giờ thuộc phạm vi nội khoa, có tác dụng hạn chế sự chèn ép của khối thoát vị lên rễ thần kinh. Phương pháp này có ưu điểm đó là không gây đau đớn cho bệnh nhân, chữa được dứt điểm hoàn toàn bệnh thoát vị đĩa đệm và thời gian phục hồi của người bệnh cũng được rút ngắn khá nhiều so với các phương pháp cũ. Sau khi mổ người bệnh có thể nhanh chóng đi lại được.
Tham khảo thêm nhiều phương pháp điều trị khác tại: Chữa thoát vị đĩa đệm
Mổ thoát vị được chỉ định khi nào?
Rất nhiều bệnh nhân đang khổ sở vì căn bệnh này muốn chấm dứt đau đớn bằng cách phẫu thuật. Tuy nhiên, đây lại không phải phương pháp điều trị thoát vị đầu tay do có thể xảy ra một số rủi ro. Thêm vào đó, phẫu thuật cũng là phương pháp có chi phí tương đối lớn.
Có hai kỹ thuật phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm là mổ mở và mổ nội soi để lấy đi phần nhân nhầy. Đa số các trường hợp thoát vị đĩa đệm (85%) được điều trị bảo tồn bằng dùng thuốc và vật lý trị liệu. Chỉ có khoảng 15% bệnh nhân được chỉ định mổ. Những trường hợp thoát vị đĩa đệm bắt buộc phải phẫu thuật:
- Phác đồ dùng thuốc không hiệu quả sau 6 – 7 tuần điều trị. Việc dùng các thuốc giảm đau không làm thuyên giảm triệu chứng. Các cơn đau cấp, dữ dội vẫn thường xuyên xảy ra.
- Các trường hợp thoát vị kèm theo bao xơ bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài và di chuyển đến các vị trí khác của ống sống.
- Thoát vị gây chèn ép lên các dây thần kinh. Tình trạng này kéo dài gây rối loạn trương lực cơ dẫn đến liệt, yếu cơ.
Thoát vị đĩa đệm mổ có hết không?
Theo các chuyên gia, không phải ca mổ thoát vị nào cũng khiến bệnh nhân phục hồi hoàn toàn. Thông thường sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ cảm thấy đỡ đau rất nhiều do các dây thần kinh được giải ép. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp chỉ một thời gian ngắn sau, tình trạng đau lại tái phát. Vì sao vậy?
Đó là do sau khi mổ để lấy đi nhân nhầy bên trong sẽ làm cho các đốt xương ở phía trên và dưới đĩa đệm bị yếu đi, không còn giữ vững được như trước nữa. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần hạn chế vận động, gần như phải nằm bất động. Điều này càng khiến đĩa đệm phải chịu áp lực lớn hơn, dễ bị xẹp hơn.
Thống kê cho thấy, nhiều trường hợp dù phẫu thuật thành công nhưng vẫn không nhưng vẫn không thể chữa khỏi hoàn toàn được. Bởi hầu hết các bệnh nhân được chỉ định mổ đều có tình trạng tương đối nặng, kéo dài nên rất khó để hồi phục. Một số người phải tiến hành mổ nhiều lần chỉ trong thời gian ngắn vì cơn đau tái phát liên tục.
Đặc biệt, phẫu thuật là phương pháp xâm lấn, do đó ít nhiều cũng sẽ có rủi ro như nhiễm khuẩn, rễ dây thần kinh bị dính với nhau, phát triển mô xơ chèn ép. Như vậy, phẫu thuật không hẳn là phương pháp tối ưu trong điều trị thoát vị đĩa đệm và chỉ được áp dụng trong các trường hợp bắt buộc. Để điều trị bệnh triệt để nhất, tốt hơn hết bạn nên phát hiện sớm bệnh để có biện pháp xử lý bảo tồn.
Mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất?
Dù là phương pháp gì đi chăng nữa thì cũng phải lựa chọn một cơ sở y khoa đảm bảo độ tin cậy, uy tín, đáp ứng được các tiêu chí như: cơ sở vật chất tốt, trang thiết bị đầy đủ và đội ngũ y bác sĩ cần có trình độ kinh nghiệm dày dặn. Dựa trên những tiêu chí đó thì phải kể đến một số bệnh viện như:
- Bệnh viện Việt Đức
- Bệnh viện 108
- Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec
- Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện Chợ Rẫy
Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm
Chi phí mổ thoát vị đĩa đệm còn phụ thuộc phần lớn vào mức độ bệnh cũng như phương pháp được lựa chọn, cơ sở thực hiện phẫu thuật. Chi phí sẽ có sự dao động giữa các bệnh viện công và bệnh viện tư. Có trường hợp đĩa đệm bị thoát vị một tầng, có trường hợp bị thoát vị hai tầng. Tình trạng bệnh càng phức tạp thì chi phí càng lớn. Cụ thể với các trường hợp đơn giản, các ống sống không bị hẹp thì chi phí dao động từ 15 – 18 triệu. Còn khi thoát vị đĩa đệm xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau, tình trạng bệnh nặng, ống sống hẹp thì ngoài việc mổ người bệnh còn cần được đặt một ống nẹp cố định cột sống. Lúc này chi phí sẽ tăng thêm khoảng 30 – 32 triệu đồng so với bình thường, tổng chi phí cho một ca phẫu thuật phức tạp như vậy rơi vào khoảng 60 – 70 triệu đồng. Đây là một con số không hề nhỏ.
Có thể bạn quan tâm: Phình lồi đĩa đệm là gì? có nguy hiểm không cách điều trị hiệu quả
Như vậy trong bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ những kiến thức về mổ thoát vị đĩa đệm, phương pháp, chi phí và địa chỉ mổ tốt nhất. Biết được những thông tin đó sẽ giúp người bệnh đánh giá được tình trạng bệnh của mình và quyết định có mổ hay không. Sau khi mổ người bệnh nên nghỉ ngơi và kết hợp những bài tập trị liệu cũng như giữ thói quen sinh hoạt, thể dục, thể thao lành mạnh để bệnh dứt điểm và sẽ không còn tái phát.
An Cốt Nam điều trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm
Mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp tiềm ẩn nhiều rủi ro và không có khả năng lành bệnh hoàn toàn. Bởi vậy, chỉ những trường hợp bệnh quá nặng, được bác sĩ chỉ định cần phẫu thuật thì bệnh nhân mới được phép phẫu thuật. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo phương pháp điều trị bảo tồn tiên tiến, hiệu quả cao và hoàn toàn an toàn như phác đồ An Cốt Nam của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường, An Dược.

An Cốt Nam được giới thiệu trên VTV2
An Cốt Nam là một bài thuốc đông y tiên phong điều trị thoát vị đĩa đệm theo một lộ trình bài bản, khoa học, an toàn hơn mổ thoát vị đĩa đệm và mang lại tác dụng tiêu diệt tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể, một lộ trình của An Cốt Nam gồm có: 10 ngày dùng thuốc uống, 10 ngày dán cao, kết hợp với bài tập và vật lý trị liệu tại nhà thuốc.

Ưu điểm của An Cốt Nam
Cơ chế hoạt động của bài thuốc An Cốt Nam:
- Đào thải protein dư thừa trong đĩa đệm.
- Giảm áp lực tác động lên đĩa đệm,
- Đẩy lùi lắng đọng tinh thể muối urat trong cơ thể.
- Cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp khỏe mạnh.
Đồng thời, An Cốt Nam cũng là một trong những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm theo hướng bảo tồn được Th.Bs Hoàng Khánh Toàn (Viện 108) nhắc đến trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2. Cũng trong chương trình, bác sĩ Toàn đã đánh giá việc tận dụng sức mạnh các liệu pháp vào trong một phác đồ điều trị của An Cốt Nam.
Bên cạnh đó, mấu chốt quyết định hiệu quả của An Cốt Nam đó chính là dạng bào chế của bài thuốc. Thay vì, cung cấp cho bệnh nhân bài thuốc thang, các lương y tại phòng khám đã bào chế thuốc ở dạng sắc sẵn truyền thống. Nhờ vậy, bài thuốc đảm bảo được cả hai yếu tố, tiện lợi và hiệu quả.
MC Quyền Linh chia sẻ về hành trình 30 ngày đánh bại THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM nhờ AN CỐT NAM:
Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?
Bấm vào đây để liên hệ ngay!
Theo yêu cầu của bạn đọc ở số trước, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay, muốn đặc trị bệnh uống thuốc gì?
28 Tháng Mười Hai, 2020

Bài tập giảm cân cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả sau 1 tuần
5 Tháng Mười Một, 2020

Ghế cho người thoát vị đĩa đệm cách sử dụng đúng, hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm c3 c4 là gì và cách khắc phục hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm khớp háng có nghiêm trọng không và cách khắc phục
26 Tháng Sáu, 2020

Thoát vị đĩa đệm ra trước và ra sau là gì? Cách chẩn đoán, điều trị hiệu quả
25 Tháng Sáu, 2020