Báo động đỏ nạn chặt phá rừng ở Việt Nam
Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất, là nguồn sống của con người. Nhưng rừng đang bị đe dọa nghiêm trọng, tình trạng chặt phá ở mức báo động đỏ. Nếu như không biết quý trọng và bảo vệ rừng thì cuộc sống của chính con người cũng đang bị hủy hoại nghiêm trọng.
Nội dung chính:
Thực trạng vấn nạn chặt phá rừng ở Việt Nam hiện nay
Thống kê mới nhất của Cục Kiểm lâm thì 9 tháng đầu năm 2017 có 155,68 ha rừng bị chặt phá và 5.364,85ha rừng bị cháy. Diện tích rừng tự nhiên trên khắp cả nước bị suy giảm nghiêm trọng. Trong đó, độ che phủ của rừng chỉ nằm ở con số chưa đầy 40%. Diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 10%.
Rừng bị chặt phá không chỉ là làm giảm đi nặng nề màu xanh trên Trái Đất. Mà kéo theo đó là hàng loạt hệ lụy con người đang phải gánh chịu. Rừng mất đi đồng nghĩa là thiên tai nguy hiểm như EL Nino, La Nina… Liên tiếp xảy ra. Lũ quét, lũ đầu nguồn, sạt lở đất, biến đổi khí hậu, băng tan,… Là những cơn giận dữ của thiên nhiên để phản ánh lại sự tàn phá của con người.
Nguyên nhân dẫn tới hành vi chặt phá rừng ở Việt Nam
Nạn chặt phá rừng ở Việt Nam đã diễn ra từ lâu. Nhưng mức độ nặng nề ngày càng tăng cao trong đời sống hiện nay. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, đó là:
Nguyên nhân khách quan
Do nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, kéo theo nhiều yếu tố trong xã hội cũng tăng lên nhanh, trong khi điều kiện kinh tế của người dân không có sự thay đổi tiến bộ. Do đó, dẫn đến người dân nghèo thiếu thốn dẫn đến tình trạng lên rừng chặt gỗ, buôn bán lậu để kiếm tiền.
Nguyên nhân chủ quan
- Do người dân chưa có sự nhận thức đúng đắn về sự quy hoạch đất rừng hợp lý. Người dân sống ở khu vực xung quanh vẫn có thói quen lên rừng chặt cây làm nhà, bán gỗ, đốn củi… một cách vô tội vạ.
- Quy hoạch rừng để xây dựng thủy điện, nhà máy, làm trang trại,… Chưa có sự phù hợp và hợp lý.
- Do bà con đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tập tục đốt rừng làm nương rẫy, nhà cửa,… Để phục vụ cho việc di canh di cư.
- Do sự tham lam của những kẻ lâm tặc, chuyên chặt phá cây rừng để bán gỗ lấy tiền. Có thể thấy, tình trạng này chiếm phần lớn tỷ lệ cây rừng bị chặt phá ở nước ta hiện nay.
Nạn chặt phá rừng ở Việt Nam – Hậu quả nghiêm trọng để lại
Khi rừng bị chặt phá, con người sẽ phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường sinh hoạt, trái đất nóng lên, biến đổi khí hậu, lũ lụt, hạn hán,… Tình trạng này sẽ kéo theo chất lượng cuộc sống suy giảm, đói kém, bệnh tật sinh sôi ở khắp nơi.
Nhiều cuộc nghiên cứu đã thực hiện và cho biết rằng, nếu như tình trạng chặt phá rừng vẫn diễn ra như hiện nay, thì sẽ có khoảng 2 tỷ người, chiếm 20% dân số thế giới sẽ bị thiếu nước trầm trọng vào năm 2050.
Tại Việt Nam, tình trạng chặt phá rừng đang diễn ra chưa có điểm dừng. Các cơ quan nhà nước chưa thể ngăn chặn triệt để tình trạng lâm tặc cướp rừng trắng trợn. Theo báo cáo mới nhất của Chương trình lương thực thế giới, Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thiên tai, đặc biệt là mưa bão và lũ lụt.
Nước ta là đất nước có nhiều đồi núi nhưng hiện nay. Lại không thể giữ được màu xanh của rừng tăng lên, mà số lượng còn suy giảm trầm trọng. Chính vì thế mà nước ta thường xuyên phải chịu đựng mưa bão, lũ lụt và về tần suất và mức độ nghiêm trọng.
Thiên tai bão lũ là một phần hậu quả của nạn chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn
Có thể nhận thấy, những năm gần đây Việt Nam liên tục phải gánh chịu các trận lũ lụt tàn bạo. Hủy hoại tài sản, nông sản và cả tính mạng con người. Đặc biệt, gần đây là các trận lũ xảy ra trên các tỉnh Tây Bắc và miền Trung. Các cơ quan chức năng xác định, nguyên nhân lớn là do rừng đầu nguồn bị chặt phá nặng nề. Làm cho các trận mưa lũ xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
Chặt phá rừng đầu nguồn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các thiên tai bão lũ. Khi không còn rừng đầu nguồn, không có cây để cản sức nước. Nên cường độ của nước lũ đi rất nhanh. Không có cây để hút bớt phần nước lũ nên nước dâng cao. Từ đó làm cho con người không thể phản ứng kịp thời.
So với các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung cũng đang phải hứng chịu sự khắc nghiệt của thiên nhiên do nạn chặt phá rừng. Nhiều diện tích rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ ở các tỉnh miền Trung bị chặt phá. Và được thay thế bằng các thủy điện nên làm mất khả năng điều tiết nước thượng nguồn khi mưa lớn. Do đó, nơi đây cũng đang gặp phải tình cảnh mưa lũ nghiêm trọng. Miền Trung còn chịu sự khắc nghiệt hơn khi hạn hán cũng liên tục xảy ra do không có rừng.
Chúng ta phải làm gì để cứu rừng?
Cứu rừng chính là cứu cuộc sống của chúng ta. Không có rừng thì chắc chắn rằng cuộc sống của con người sẽ bị suy giảm trầm trọng. Thậm chí là đe dọa đến tính mạng con người.
Hiện tại, nước ta đang thực hiện tích cực 2 chương trình lớn. Đó là Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Và Chương trình quốc gia về Phòng chống thiên tai. Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng tự chủ trương thực hiện các tháng hành động trồng rừng, trồng cây xanh lấp trống đồi trọc.
Những hành động này chưa thể làm xanh đất nước. Bởi nếu như không có sự quản lý chặt chẽ về chế độ xây dựng và quy hoạch. Ngăn chặn nạn chặt phá rừng của lâm tặc thì tình trạng thiếu hụt màu xanh vẫn sẽ tiếp tục xảy ra.
Chính vì thế, mỗi người cần phải tự nâng cao ý thức của chính bản thân mình. Tự thực hiện hành động bảo vệ thiên nhiên bằng những việc làm nhỏ nhưng có ích:
- Không xả rác bừa bãi, vứt rác nơi công cộng.
- Không chặt phá cây xanh, rừng.
- Tuyên truyền, vận động người thân thực hiện theo chủ trương bảo vệ môi trường của đất nước.
- Lên án, tố cáo những hành vi hoặc những người có ý định chặt phá rừng.
Tóm lại, để bảo vệ cuộc sống của chính bản thân mình thì mỗi người. Cần phải nâng cao ý thức, hành động thiết thực để giúp rừng xanh hơn. Sẽ chỉ là những hành động nhỏ, lợi ích nhỏ. Nhưng cả xã hội góp lại sẽ mang đến những giá trị to lớn về bảo vệ và đẩy lùi nạn chặt phá rừng.

Bài viết liên quan

Unicef là tổ chức gì? – Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc
13 Tháng Hai, 2019

Chứng chỉ fsc certificate là gì? Chứng nhận tiêu chuẩn rừng
18 Tháng Một, 2019

Công ước cites là gì? Chứng chỉ cites certificate ở Việt nam
18 Tháng Một, 2019

Giải pháp khắc phục tình trạng đốt rừng làm nương rẫy
18 Tháng Một, 2019

Rừng Amazon ở đâu? Những bí ẩn không thể ngờ về rừng amazon
18 Tháng Một, 2019

Bảo vệ động vật hoang dã – vấn đề của toàn xã hội
18 Tháng Một, 2019