Người bị gai cột sống có nên đi bộ và tập thể dục không?

4.9/5 - (22 bình chọn)

Bị gai cột sống có nên đi bộ không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Với những người bệnh, việc vận động có thể gây cơn đau đớn đến họ bất kể lúc nào. Tuy nhiên, càng vận động ít thì tình trạng bệnh sẽ càng diễn biến khó lường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết sau để có đáp án chính xác nhất.

Người bị gai cột sống có nên đi bộ không?

Gai cột sống là một căn bệnh khá phổ biến với nhiều đối tượng. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên và người già khi đó chức năng xương khớp của họ giảm, thoái hóa, loãng xương bắt đầu xuất hiện.

Người bệnh cảm thấy khó khăn, đau đớn nên rất ngại mỗi khi di chuyển, hoạt động thể dục thể thao. Cũng vì thế, những người bệnh vẫn có quan niệm khi mắc gai cột sống thì nên nghỉ ngơi và hạn chế vận động thể lực nhiều nhất có thể. Nhưng chính quan niệm sai lầm đó mà khiến bệnh gai cột sống không được cải thiện tốt mà tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.

gai cột sống có nên đi bộ không

Sự hiệu quả và nhiều lợi ích tốt mà môn thể thao đi bộ đem lại cho mọi người để nâng cao sức khỏe là điều không thể bàn cãi. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, những bài tập có nhịp độ chậm như đi bộ sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh ở người bị gai cột sống thay vì chỉ nghỉ ngơi tại chỗ. Người bị gai cột sống muốn cải thiện tốt thì việc đi bộ mỗi ngày là hoàn toàn cần thiết.

Đi bộ đem lại những lợi ích gì?

  • Giúp giữ cân nặng cơ thể ở mức hợp lý: Những người có cân nặng quá mức, thừa cân, béo phì nguy cơ ảnh hưởng không nhỏ đến bệnh gai đốt sống. Tình trạng này có thể gây áp lực trực tiếp nên xương khớp và dây chằng. Chính việc tăng trọng lượng cơ thể sẽ khiến xương khớp bị bào mòn, phá hủy dễ dẫn đến viêm, thoái hóa xương khớp, gây đau nhức cho người bệnh. Và đi bộ – bài tập đơn giản để giúp duy trì cân nặng ở mức bình thường giảm ảnh hưởng tới cột sống.
  • Tăng cường độ chắc khỏe và giảm nguy cơ loãng xương: Đi bộ là hoạt động thể lực khiến các khớp di chuyển nhiều hơn. Điều này có thể tăng sự dẻo dai, làm giảm đau nhức, viêm và thoái hóa xương khớp. Đi bộ thường xuyên sẽ giúp người bệnh có mật độ xương dày hơn người bình thường. Bên cạnh đó, người bệnh có thể phòng tránh, ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hệ xương khớp.
  • Tăng độ đàn hồi của xương: Đi bộ có thể giúp người bệnh gai cột sống tăng giới hạn chuyển động, cải thiện sự đàn hồi và chức năng của xương khớp lẫn đĩa đệm. Người bệnh sẽ cảm thấy đỡ đau nhức xương khớp hơn sau mỗi lần di chuyển, hoạt động thể thao.
  • Hỗ trợ cấu trúc của cột sống: Người bệnh thường xuyên đi bộ sẽ giúp xương khớp được dẻo dai hơn và vận động nhiều, bớt đi sự khó khăn. Khớp hoạt động được trơn chu và hạn chế đi tình trạng co cứng. Nhờ việc đi bộ mà quá trình tuần hoàn hoạt động tốt, đào thải các độc tố và thúc đẩy các chất dinh dưỡng đi nuôi mô ở cột sống.
  • Tăng cường cơ bắp: Việc đi bộ sẽ giúp cho người bệnh tăng cường cơ bắp ở cơ thể. Khi các cơ bắp khỏe sẽ có tác dụng hỗ trợ cho cột sống cũng như cải thiện tình trạng bệnh ngày một tiến triển tốt lên. Cột sống nhờ đó sẽ luôn ở đúng vị trí và ổn định, không bị lệch làm ảnh hưởng tới xương hay đĩa đệm.
  • Cải thiện sức khỏe ở cơ bàn chân, hông và thân người: Chính điều này giảm thiểu, cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm và các bệnh liên quan. Các cơ ở bắp chân, hông, thân người rắn chắc, dẻo dai góp phần giúp cột sống chắc khỏe, giữ lưng thẳng đứng, cơ thể vững vàng.

Những lưu ý khi đi bộ cho người bị gai cột sống nên tập luyện như thế nào?

Đi bộ là hoạt động an toàn và dễ thực hiện nhưng để đạt được hiệu quả cao trong việc cải thiện tình trạng gai cột sống và tập luyện thế nào thì cần lưu ý một số kỹ thuật sau:

  • Khởi đầu nhẹ nhàng: Người bệnh nên bắt đầu đi bộ trong 5 phút để cho cơ thể làm quen dần với bài tập. Sau đó, người bệnh tiếp tục tập luyện dần dần tăng lên đến 30 phút mỗi ngày. Lúc mới tập người bệnh nên đi chậm, một thời gian sau tăng dần tốc độ, đi nhẹ nhàng và dứt khoát hơn.
  • Khởi động cơ thể, tay, chân, đầu gối trước khi đi bộ.
  • Trong khi đi bộ nên kết hợp với hít thở sâu và đều đặn, hít bằng mũi thở bằng miệng để điều hòa nhịp thở ổn định tránh mất sức.
  • Đi bộ đúng cách: Mỗi lần bước đi sẽ cảm thấy thật nhẹ nhàng, sảng khoái. Đầu, lưng luôn giữ thẳng và hướng về phía trước. Hai cánh tay cùng với vai thả lỏng, đánh một cách tự nhiên. Đôi chân bước đều, chậm rãi lúc đầu sau quen dần đẩy tăng tốc độ.
  • Người bệnh nên lựa chọn một đôi giày, bộ quần áo phù hợp để mỗi khi di chuyển sẽ cảm thấy thoải mái.
  • Người bệnh không nên vừa đi bộ vừa ăn uống hay nghe nhạc, cười đùa nói chuyện mà không tập trung vào việc đang thực hiện.

Xem thêm:

Như vậy, qua bài viết trên mọi người đã biết được “bị gai cột sống có nên đi bộ không?” mà điều trị bệnh hiệu quả. Đi bộ sẽ là bài tập tốt cho cột sống của bạn nếu được áp dụng vào cuộc sống, luyện tập mỗi ngày để có sức khỏe dẻo dai, vững vàng.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *