Phụ nữ sau sinh bị nhức mỏi toàn thân, đau nhức xương khớp, nhiễm phong hàn
Phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp là tình trạng khá phổ biến. Bởi lẽ, sau sinh nở là thời kỳ mà sức khỏe người phụ nữ yếu nhất, dễ bị mắc nhiều bệnh trong đó có đau nhức xương khớp. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ trình bày về vấn đề này, các bạn cùng tham khảo nhé!
Nội dung chính:
Nguyên nhân phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp
Phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Do tăng cân khi mang thai
Khi mang thai người phụ nữ có thể tăng 10 – 20 kg. Việc tăng cân quá nhanh dẫn đến áp lực lên hệ thống xương cũng tăng đột ngột, cơ thể không điều tiết kịp mà gây ra hậu quả là đau nhức xương khớp sau sinh. Các khớp đau thường là khớp gối, khớp chậu, bởi chúng phải chịu tải trọng của cả cơ thể nên nguy cơ bị tổn thương nhiều hơn các khớp khác.
Ngoài ra khi sinh thì khớp chậu phải mở rộng, nếu thai to quá làm khớp chậu mở quá rộng dẫn đến các dây chằng, khớp chậu bị giãn nhiều nên khả năng hồi phục sau sinh kém. V thế, hậu sản các mẹ sẽ xuất hiện đau nhức vùng chậu hông thời gian khá dài.
Mang thai gây áp lực lên cột sống
Ở nhiều phụ nữ sau sinh nở thì xuất hiện đau lưng, đây là hậu quả của quá trình mang thai đè ép lên cột sống. Phụ nữ lúc mang thai thì tư thế đi lại và hoạt động sẽ khác với lúc bình thường nên làm cho cột sống phải điều chỉnh để phù hợp với cơ thể. Khi sinh xong, cột sống chưa trở lại hình dáng sinh lý ban đầu nên sẽ có những cơn đau mỏi thắt lưng rất khó chịu.
Mặt khác khi mang thai, áp lực ổ bụng tăng lên, sự đè ép lên cột sống lưng cũng tăng theo làm cho hệ thống cơ, dây chằng và thần kinh bị chèn ép gây đau. Đây là sinh lý bình thường của con người vì vậy một thời gian sau sinh thì cơ thể sẽ trở về bình thường.
Đau cột sống thắt lưng do gây tê ngoài màng cứng khi sinh mổ
Đây là tình trạng gặp ở hầu hết các chị em phụ nữ dùng gây tê màng cứng khi sinh mổ. Đau lưng kéo dài rất lâu, có khi đến 15 – 20 năm sau sinh. Tình trạng này là hậu quả của thuốc gây tê làm tổn thương đến thần kinh và tủy sống vùng thắt lưng. Sự hồi phục sau của các tổ chức này sau sinh mổ là rất kém nên gây đau nhức thắt lưng liên tục.
Loãng xương sau sinh gây đau nhức xương khớp
Khi mang thai người mẹ phải huy động rất nhiều canxi để cấu tạo cho khung xương của thai nhi. Nếu bổ sung canxi không đầy đủ sẽ làm cho mẹ bị loãng xương sau sinh gây đau nhức về sau. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu của đau nhức xương khớp ở phụ nữ sau sinh.
Tiền sử mắc các bệnh lý xương khớp khác
Sau sinh cơ thể của bà mẹ rất yếu, đề kháng cũng như hệ thống miễn dịch kém hoạt động vì vậy khả năng chống chịu lại bệnh tật không tốt. Phụ nữ có tiền sử bị các bệnh như thoái hoá cột sống, thoái hóa khớp, viêm đa khớp thì dễ bị tái phát trong giai đoạn này. Diễn biến bệnh có thể nặng nề hơn những lần bị trước đây.
Một số nguyên nhân theo y học cổ truyền
- Sau sinh thì khí huyết của người mẹ suy giảm, can thận hư tổn trong quá trình mang thai dẫn đến xương khớp không được nuôi dưỡng đầy đủ mà gây đau.
- Đau xương khớp sau sinh có thể do nhiễm phong hàn thấp tà. Nguyên nhân do chính khí của mẹ rất kém, vệ khí không đầy đủ dẫn đến phong hàn thấp tà nhập kinh mạch gây đau.
Đau nhức xương khớp sau sinh có nguy hiểm không?
Đau nhức xương khớp sau sinh là tình trạng rất phổ biến. Đây là trạng thái sinh lý của cơ thể nên mức độ nguy hiểm không cao. Tuy nhiên nếu không phát hiện và khắc phục đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Cách khắc phục đau nhức xương khớp sau sinh
Bổ sung đầy đủ canxi trong quá trình mang thai cũng như sau khi mang thai, ăn uống đủ chất, tập luyện thể dục để cơ thể hồi phục nhanh hơn.
Đối với bà mẹ khí huyết kém, can thận hư tổn thì cần phải bồi bổ can thận khí huyết
Bài thuốc: Độc hoạt 12g, tang ký sinh 12g, đỗ trọng 12g, xuyên khung 10g, đương quy 12g, bạch thược 10g, thục địa 12g, đan sâm 12g, hồng hoa 10g, phục linh 12g, cam thảo 10g, bạch truật 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Với bà mẹ bị nhiễm phong hàn thấp thì phải khu phong tán hàn trừ thấp
Bài thuốc: Phòng phong 12g, quế chi 6g, phục linh 12g, khương truật 12g, tần giao 10g, ngưu tất 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Một số mẹo trị đau nhức xương khớp sau sinh
- Rang muối cùng ngải cứu để chườm chỗ đau
- Ngâm chân với nước gừng nóng
- Xoa bóp bấm huyệt vùng bị đau
- Đánh gió bằng rượu và gừng khi bị nhiễm phong hàn
- Chích nặn máu vùng đau.
Có thể bạn quan tâm: Đau nhức xương khớp toàn thân
Trên đây là những kiến thức về vấn đề phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp mà các bạn nên biết. Qua đó các chị em sau sinh có thể biết được các nguyên nhân gây bệnh, cách phòng tránh cũng như cách khắc phục tình trạng này.
Hỗ trợ dứt điểm chứng đau xương nhức xương khớp nhờ An Cốt Nam
Phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp là tình trạng không hề hiếm gặp. Tuy nhiên, để chọn lựa được phương pháp vừa hiệu quả lại an toàn là điều không hề dễ dàng. Theo đó, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc An Cốt Nam của phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường. Đây là phác đồ chữa bệnh xương khớp bảo tồn, không cần phẫu thuật và hiệu quả triệt để.
Trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2, Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa Đông y viện 108) đã vui mừng giới thiệu An Cốt Nam đến đông đảo khán giả. Ông chia sẻ đã từng tiếp xúc với nhiều bệnh nhân dùng An Cốt Nam và cho thấy kết quả khả quan, dù ngưng thuốc cũng không hề thấy dấu hiệu tái phát.
Theo đó, phác đồ An Cốt Nam là tổng hòa của nhiều yếu tố cấu thành với tên gọi độc đáo KIỀNG 3 CHÂN. Phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp khi điều trị bằng An Cốt Nam, người bệnh sẽ được trải qua 3 bước trị liệu bao gồm:
Bài thuốc uống
Được phát triển dựa trên 2 bài thuốc cổ phương Độc Hoạt Tang Ký Sinh và Quyên Tý Thang. Đây là 2 bài thuốc nổi tiếng chuyên điều trị bệnh xương khớp từ xa xưa. Các lương y Tâm Minh Đường đã kết hợp cùng với các loại thảo dược quý hiếm (Bí Kỳ Nam, Trư Lung Thảo, Hương Nhu Tía, Sâm Ngọc Linh….) nhằm phù hợp với cơ địa người Việt hiện đại.
Cao dán
Bên cạnh bài thuốc uống, cao dán được sử dụng với mục đích bổ trợ, giảm đau nhanh chóng. Cao dán được bào chế từ các loại thảo dược có tính ấm nóng như: Địa liền, Đại hồi, Quế chi… sẽ tác động sâu và nhanh vào những vị trí đau nhức xương khớp.
Bài tập và vật lý trị liệu
Để hoàn thiện phác đồ điều trị, lương y Tâm Minh Đường đã biên soạn hệ thống bài tập chuyên biệt dành cho từng tình trạng bệnh lý. Với mỗi hộp thuốc An Cốt Nam, người bệnh sẽ được tặng kèm 1 đĩa VCD bài tập nhằm tập luyện tại nhà. Việc duy trì các bài tập này mỗi ngày sẽ hỗ trợ quá trình điều trị, ngăn ngừa tái phát và tăng cường sức khỏe xương khớp.
Ngoài ra, đối với những bệnh nhân ở gần nhà thuốc sẽ được MIỄN PHÍ hoàn toàn 5 bước vật lý trị liệu chuyên sâu.
Nhờ vậy, có đến 90% bệnh nhân hoàn toàn hài lòng với hiệu quả của phác đồ chỉ sau 1 – 2 liệu trình điều trị. Với những người bệnh nặng hoặc điều trị dứt điểm thì cần gia cố thêm 3 – 4 liệu trình để ngăn chặn tình trạng tái phát, bồi bổ dưỡng chất cho xương khớp.
Để hiểu rõ hơn về hiệu quả của An Cốt Nam, mời bạn đọc lắng nghe chia sẻ của những người bệnh sau:
- Cô Nguyễn Thị Dung sinh năm 1973 hiện đang sinh sống tại phường Tăng Nhơn, Phú B, Quận 9 bị đau thắt lưng:
- Cô Nguyễn Thị Diệp, 506 ấp Hưng Nhơn, xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai bị thoái hóa cột sống:
Bạn đọc có gì thắc mắc không?
Hãy “chat cùng bác sĩ” để lắng nghe tư vấn từ chuyên gia
Chỉ sau vài năm ứng dụng, bài thuốc An Cốt Nam đã giúp hàng ngàn phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp. Nhờ vậy, năm 2018 Tâm Minh Đường đã vinh dự nhận được cúp vàng và bằng khen cho giải thưởng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng” do người tiêu dùng bình chọn.
Bấm vào đây để bác sĩ trực tiếp tư vấn cho bạn!
Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN
Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ
Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM
Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ
Điện thoại: 0903.87.64.37

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Rách sụn chêm là gì? MRI chẩn đoán, chi phí mổ và sau bao lâu thì phục hồi?
28 Tháng Mười Một, 2020

Vôi hóa sụn khớp là gì? Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
28 Tháng Mười Một, 2020

Chấn thương dây chằng chéo sau có nguy hiểm không? Cách phục hồi hiệu quả
25 Tháng Mười Một, 2020

Chấn thương dây chằng chéo trước là gì? Hậu quả và cách điều trị
19 Tháng Mười Một, 2020

Xương bánh chè nằm ở đâu? Giải phẫu xương bánh chè
17 Tháng Mười Một, 2020

Sai chệch trật khớp cùng đòn là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
13 Tháng Mười Một, 2020