Rách đĩa đệm là gì? Rách bao xơ, vòng xơ đĩa đệm có lành được không? Cách chữa
Rách đĩa đệm là gì? Căn bệnh này có nguy hiểm hay không? Đó luôn là thắc mắc của rất nhiều người khi bị bệnh. Rách đĩa đệm là một trong những giai đoạn tiến triển của bệnh thoát vị đĩa đệm. Đây là một hiện tượng bệnh nguy hiểm và nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dễ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường. Vậy hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé!
Nội dung chính:
Rách đĩa đệm là gì?
Rách đĩa đệm nằm trong các giai đoạn tiến triển của bệnh thoát vị đĩa đệm. Các vỏ bọc bên ngoài của đĩa đệm bị tác động làm cho tổn thương dẫn đến rách. Điều này gây đến tình trạng nhân nhầy bên trong bị thoát ra ngoài. Sau đó chèn ép vào dây thần kinh cột sống. Từ đó khiến cho chất lượng sức khỏe bị giảm sút. Bệnh nhân sẽ thường xuyên phải chịu đựng cảm giác đau nhức trong thời gian dài.
Căn bệnh rách đĩa đệm còn là hiện tượng các đĩa đệm nằm giữa hai đốt cột sống bị lệch. Hoặc nhiều trường hợp còn bị biến dạng khi chịu những tổn thương quá nặng. Điều này sẽ khiến cho chức năng hoạt động của các cột sống bị hạn chế. Kèm theo đó là những cơn đau nhức dữ dội, nếu không được chữa trị dứt điểm có thể dẫn đến bại liệt.
Thoát vị đĩa đệm rách bao xơ là gì?
Trong quá trình phát triển của bệnh thoát vị đĩa đệm rách bao xơ, các giai đoạn diễn biến như sau:
– Giai đoạn đầu tiên: Đây là giai đoạn mới chớm và có rất nhiều người chủ quan không phát hiện ra bệnh. Trong giai đoạn này cột đốt sống sẽ có dấu hiệu thoái hóa và bắt đầu biến dạng phần bao xơ bên ngoài. Lúc này cơ thể con người vẫn cảm thấy khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Chỉ ở những người có thể trạng yếu hơn, sẽ bắt đầu xuất hiện dấu hiệu của các cơn đau nhức hoặc tê bì chân tay. Khi đứng lên hay ngồi xuống đột ngột sẽ dễ bắt gặp phải tình trạng này và mức độ tăng lên theo thời gian.
– Giai đoạn 2: Giai đoạn tiếp theo thì biểu hiện bệnh có phần rõ nét hơn. Vào lúc này các phần bao xơ ở bên ngoài dần dần xuất hiện các dấu hiệu biến dạng. Cùng thời điểm đó thì các dịch nhầy trong nhân có xu hướng lồi ra ngoài. Tạo điều kiện cho các nhân nhầy thoát ra và làm bệnh tình chuyển biến tồi tệ hơn.
– Giai đoạn 3: Đây chính là giai đoạn mà chúng ta đang nhắc đến đó chính là rách đĩa đệm. Có thể nói đây chính là lúc bệnh tình trở nên nặng hơn vì các bao xơ xung quanh đã bị rách. Ngay lúc này nhân nhầy đã kịp thoát ra ngoài và bao quanh chèn ép lên các rễ thần kinh. Dưới tác động này, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhức. Thậm chí là cơn đau tăng lên theo mức độ thời gian nếu như không được điều trị kịp thời. Những vùng xung quanh cột sống chính là những phần bị chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
– Giai đoạn 4: Giai đoạn này là giai đoạn biến tướng của thoát vị đĩa đệm. Hay còn có tên gọi khác là giai đoạn di trú. Vì khi các vết rách đĩa đệm quá lớn và để lại di chứng nặng nề. Điều này sẽ làm cho phần nhân nhầy bên trong được thoát ra nhiều hơn. Khi lượng nhân nhầy quá dày nó sẽ chèn ép một cách khủng khiếp lên các rễ thần kinh xung quanh. Chính vì sự nguy hiểm của nó mà cần phải có những liệu pháp chữa trị nhanh chóng và kịp thời. Vì nếu để lâu dài sẽ khiến cho người bệnh có khả năng cao bị bại liệt vĩnh viễn. Đây là một hậu quả không ai mong muốn và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Bị rách đĩa đệm phải làm sao?
Nếu không may bị chẩn đoán cũng như phát hiện ra mình mắc bệnh thoát vị đĩa đệm rách bao xơ không nên quá lo lắng. Bạn hãy nghe theo sự chỉ dẫn điều trị của bác sĩ. Vì nếu tuân thủ chính xác và nghiêm ngặt theo chỉ dẫn thì tình trạng bệnh của bạn sẽ được cải thiện tốt lên hơn rất nhiều. Dưới đây là một số những điều cần làm khi bị rách đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm rách bao xơ:
- Đầu tiên, hãy tập xây dựng cho mình một thói quen cũng như thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì chế độ ăn uống có tác động rất mạnh mẽ đến sức đề kháng của con người. Chỉ có ăn đủ chất mới giúp gia tăng sức mạnh của xương khớp cũng như đẩy lùi được bệnh rách đĩa đệm trong thoát vị đĩa đệm. Một lưu ý khi xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho người bệnh. Đó chính là hạn chế ăn một số loại thực phẩm giàu chất béo. Tránh hấp thụ các đồ ăn nhanh và thực phẩm nhiều chất đạm. Loại bỏ các đồ uống có chất kích thích hoặc cồn. Vì nó có thể làm cho bệnh tình chuyển biến xấu đi. Thay vào đó, cần gia tăng những thức ăn chứa nhiều canxi và chất xơ có trong rau củ quả.
- Tiếp theo, cùng thiết lập một chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ. Khi bị chẩn đoán mắc bệnh rách đĩa đệm thì thói quen sinh hoạt ảnh hưởng khá lớn đến việc điều trị bệnh. Tránh ngồi sai tư thế làm cong vẹo cột sống lưng hay làm việc quá nhiều mà thiếu đi sự khoa học. Ngoài ra, để cải thiện tình trạng bệnh lý này người bệnh cần hạn chế bưng vác các vật nặng trên vai hoặc lưng. Điều này góp phần giảm thiểu áp lực cho cột sống và các tổn thương khác cho phần đĩa đệm. Kết hợp với tập luyện thể thao đều đặn mỗi ngày cũng là ý tưởng tốt giúp đẩy lùi bệnh. Từ đó khiến cho cơ thể săn chắc và khỏe mạnh hơn.
Như vậy, trên đây là một số lưu ý trong vấn đề điều trị căn bệnh rách đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm rách bao sơ. Hy vọng từ những thông tin bổ ích trên đây, mọi người đã có cái nhìn tổng quát và đầy đủ hơn về căn bệnh nguy điểm này. Từ đó có những giải pháp bảo vệ cũng như chăm sóc gia đình mình được tốt hơn. Quan trọng nhất là làm sao để có được một sức khỏe tốt nhất giúp cho cuộc sống luôn trở nên hạnh phúc và tràn đầy niềm vui.

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay, muốn đặc trị bệnh uống thuốc gì?
28 Tháng Mười Hai, 2020

Bài tập giảm cân cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả sau 1 tuần
5 Tháng Mười Một, 2020

Ghế cho người thoát vị đĩa đệm cách sử dụng đúng, hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm c3 c4 là gì và cách khắc phục hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm khớp háng có nghiêm trọng không và cách khắc phục
26 Tháng Sáu, 2020

Thoát vị đĩa đệm ra trước và ra sau là gì? Cách chẩn đoán, điều trị hiệu quả
25 Tháng Sáu, 2020