Rách sụn chêm là gì? MRI chẩn đoán, chi phí mổ và sau bao lâu thì phục hồi?

5/5 - (1 bình chọn)

Rách sụn chêm rất dễ xảy ra khi bị té ngã, chơi thể thao bị chấn thương hoặc bị tai nạn giao thông. Những cơn đau nhức tăng lên khi hoạt động và giảm khi nghỉ ngơi, chườm ấm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sụn chêm là gì, cấu tạo như thế nào, rách sụn chêm mang đến hậu quả gì, mổ rách sụn chêm bao lâu thì phục hồi, bao nhiêu tiền, nên ăn gì khi bị rách sụn chêm…? Tất cả những thắc mắc này sẽ được bác sĩ Phạm Thị Hậu chuyên gia xương khớp của Vietnamforestry giải đáp ngay sau đây.

Giải phẫu – cấu tạo sụn chêm

Sụn chêm là những nguyên bào sợi dai, dày, có tính chất đàn hồi, đóng vai trò ngăn cách đầu trên xương chày và đầu dưới xương đùi. Cơ thể con người có tất cả 4 sụn chêm, mỗi một bên đầu gối có 2 sụn chêm (trong và ngoài).

Sụn chêm nằm ở đâu?

Sụn chêm nằm ở vị trí giữa đầu trên xương chày và đầu dưới của xương đùi. Mỗi bên đầu gối có 2 sụn chêm nằm ở bên ngoài và phía trong của khớp. Sụn chêm ngoài hình chữ O và sụn chêm trong hình chữ C.

Mỗi một sụn chêm gồm có: Sừng trước, thân giữa, sừng sau, cùng với 2 bờ: Bờ bao khớp và bờ tự do.

Nếu dựa vào tính chất cấp máu thì sụn chêm được chia thành 3 vùng:

  • Vùng có nhiều mạch máu nuôi: Chiếm 1/3 ngoài, có tất cả các mạch máu nuôi nên nếu vùng sụn chêm này bị rách, tổn thương sẽ nhanh chóng phục hồi nếu được phát hiện và điều trị đúng, kịp thời.
  • Vùng giữa (trung gian): Chiếm 1/3 giữa, các mạch máu nuôi giảm dần nhưng khi bị tổn thương được điều trị sớm, đúng thì vẫn phục hồi được nhưng thấp hơn so với vùng ngoài.
  • Vùng vô mạch: Chiếm 1/3 trong, vùng này không có mạch máu nuôi nên nếu bị rách sụn chêm ở vùng này sẽ không thể phục hồi được và phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ.

Sụn chêm nằm ở đâu

Sụn chêm có vai trò gì?

Vai trò của sụn chêm gồm có:

  • Đóng vai trò như một miếng đệm, tiếp nhận và phân phối lực đều cho khớp gối
  • Ngăn cách xương khớp gối, tạo sự vững chắc cho khớp gối khi cử động
  • Phân phối đều chất dinh dưỡng, cũng như hoạt dịch bôi trơn sụn khớp
  • Ngăn chặn tình trạng màng hoạt dịch và bao khớp bị kẹt vào khe khớp

Các loại rách sụn chêm

Sụn chêm bị rách theo nhiều kiểu, thông thường dựa vào vị trí và hình thái để phân loại. Cụ thể:

  • Vị trí: Rách thân sụn chêm, rách sừng sau, sừng trước, rách ở vùng có mạch máu nuôi và rách ở vùng không có mạch máu nuôi.
  • Theo hình thái được phân loại thành: Rách sụn chêm hình mỏ, hình nan hoa, hình vali, hình vạt, rách ngang, rách dọc và rách sụn chêm phức tạp.

Nguyên nhân rách sụn chêm

Ở người cao tuổi, nguyên nhân chính là do:

  • Lão hóa tự nhiên
  • Đứng lên hoặc ngồi xuống ở tư thế bất lợi một cách đột ngột, kèm theo tình trạng rách sụn chêm là sụn khớp bị bong và mòn

Nguyên nhân sụn chêm bị rách ở người trẻ do:

  • Bị chấn thương do tai nạn khi chơi thể thao, khi tham gia giao thông
  • Chấn thương do gập và vặn xoắn gối đột ngột

Triệu chứng biểu hiện bị rách sụn chêm

Rách sụn chêm có các dấu hiệu triệu chứng sau:

  • Nghe thấy tiếng nổ, tiếng kêu lục cục khi vận động
  • Người bệnh khi mới bị rách sụn chêm vẫn có thể đi lại bình thường, người chơi thể thao vẫn có thể chơi hết trận
  • 2 – 3 ngày sau đầu gối bị sưng đau, mất đi sự linh hoạt vốn có
  • Không thể đứng thẳng, hoạt động bình thường nếu như dịch bị ứ đọng ở khớp gối sau khi bị tai nạn
  • Người bệnh bị đau sưng gối, không thể gấp hoặc duỗi được hết khả năng của đầu gối

Triệu chứng biểu hiện bị rách sụn chêm

Chẩn đoán rách sụn chêm

Để chẩn đoán được bác sĩ hỏi bệnh sử, thực hiện khám lâm sàng:

  • Yêu cầu di cử động chân, di chuyển đầu gối rồi quan sách cách di chuyển, nâng gối của bạn
  • Yêu cầu bạn ngồi xổm
  • Ấn vào khe khớp mà bạn bị đau nhức
  • Thực hiện nghiệm pháp Appley, Mac Murray dương tính

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kiểm tra những tổn thương đi kèm với rách sụn chêm như đứt dây chằng của khớp gối. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện:

  • Chụp X-quang
  • Siêu âm khớp đầu gối
  • Nội soi khớp gối
  • Chụp MRI khớp gối

MRI rách sụn chêm

Trên MRI để xác định được rách sụn chêm thường dựa vào 2 tiêu chí sau:

  • Quan sát thấy hình dạng của sụn chêm không bình thường
  • Cường độ tín hiệu của sụn chêm cao nhưng lại tiếp xúc với bề mặt đầu xương không rõ ràng

Dựa vào hình ảnh sụn chêm ở trên MRI mà phân loại thành:

  • Rách ngang: Phổ biến, chiếm khoảng 32%. Nguyên nhân thường là di thoái hóa tự nhiên ở người trung niên khi bước sang độ tuổi 40.
  • Rách dọc: Quan sát trên hình ảnh MRI sẽ thấy được 1 đường rách dài. Nguyên nhân chủ yếu là do chấn thương ở đầu gối.
  • Rách xuyên tâm: Quan sát thấy vết rách có hình vòng, do xương đùi đóng vai trò giữ trọng tâm cơ thể bị trượt ra rìa xương chày.
  • Rách sụn chêm thành nắp: Vết rách quá cả giới hạn chu vi sụn, dịch chuyển ra vị trí rách. Có thể dẫn đến đau đầu gối mãn tính, khớp gối bị kẹp nếu như không được loại bỏ phần nắp sụn.
  • Rách sụn chêm phức tạp: Vết rách một vạt và lan rộng trong cả một mặt phẳng, tại thành các vạt sụn riêng rẽ. Những vạt vụn này có thể bị xê dịch hoặc tự động xê dịch được.

MRI rách sụn chêm

Hậu quả rách sụn chêm

Nếu không có biện pháp điều trị đúng thì những người bị rách sụn chêm có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao hơn 5 lần so với người bình thường.

Trường hợp phải loại bỏ hoàn toàn sụn chêm thì nguy cơ bị thoái hóa khớp sau hơn 20 năm mổ tăng 14 lần. Nếu loại bỏ 1 phần sụn chêm thì nguy cơ bị thoái hóa khớp trong thời gian 16 năm đầu sau mổ rách sụn chêm tăng 4 lần.

Cách điều trị và phục hồi sau mổ rách sụn chêm

Điều trị rách sụn chêm phức tạp, các bác sĩ cần phải khảo sát kỹ vùng khớp gối bị chấn thương. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà bác sĩ chỉ định điều trị bảo tồn hoặc thực hiện mổ rách sụn chêm. Sau điều trị, người bệnh cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để phục hồi hiệu quả nhất.

Phục hồi sau mổ rách sụn chêm gồm có:

  • Thay băng gạc và chăm sóc vết mổ đều đặn hàng ngày, sau khoảng 7 – 10 ngày thực hiện cắt chỉ
  • Sau khi mổ rách sụn chêm, chân người bệnh sẽ được nẹp cố định trong 3 tuần. Trường hợp, sụn chêm còn phải khâu thì thời gian bất động kéo dài hơn
  • Tập luyện những bài tập luyện hỗ trợ phục hồi chức năng để khớp được linh hoạt, đầu gối hoạt động ổn định trở lại
  • Mang nạng khoảng 30 ngày để giảm tác động của lực lên đầu gối, lên vết mổ
  • Cần phải tái khám đúng theo lịch hẹn

Chi phí phẫu thuật rách sụn chêm

Mổ rách sụn chêm mất từ 10 – 15 triệu đồng. Nếu người bệnh có BHYT thì được bảo hiểm chi trả 80%, còn trái tuyến có thể chỉ được chi trả 40% hoặc có thể không hỗ trợ. Do đó, trước khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh nên hỏi trước địa chỉ, bệnh viện.

BHYT chỉ chi trả chi phí mổ, tiền thuốc men, còn lại các khoản khác như chi phí nằm viện, tiền dụng cụ, dịch vụ khác… thì người bệnh phải tự chi trả.

Mổ rách sụn chêm bao lâu thì hồi phục?

Mổ rách sụn chêm sau khoảng 3 tháng sẽ phục hồi. Nếu thực hiện giải phẫu loại bỏ sụn chêm thì thời gian phục hồi sẽ ngắn hơn, chỉ khoảng từ 3 – 4 tuần.

Mổ rách sụn chêm bao lâu thì hồi phục

Rách sụn chêm nên ăn gì?

Người bị rách sụn chêm nên ăn các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu canxi: Trứng, sữa, nước hầm xương ống, mộc nhĩ…
  • Thực phẩm có chứa nhiều phốt pho: Trứng, sữa chua, hạt bí ngô…
  • Bổ sung vitamin B12: Thịt gà, thịt bò, trứng, sữa…
  • Các loại đồ ăn có hàm lượng axit béo Omega 3 cao: Các hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu, quả óc chó…
  • Thực phẩm có hàm lượng đạm dồi dào: Thịt bò, thịt gà, trứng, sữa…
  • Thực phẩm chứa nhiều kẽm: Hải sản, thịt gà…
  • Những loại thực phẩm giàu vitamin A: Súp lơ xanh, cải bó xôi, cà rốt…
  • Các loại thực phẩm, hoa quả giàu vitamin C: Cam quýt, quất, dâu tây, quả mâm xôi, những loại quả mọng nước…

Trên đây là những thông tin hữu ích về rách sụn chêm. Người bệnh nên tham khảo để nhận biết sớm có cách điều trị, chăm sóc và chế độ ăn uống khoa học, phù hợp để nhanh chóng phục hồi.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *