Rắn hổ mang chúa
Rắn hổ mang chúa được xem như là chúa tể của loài rắn. Chúng có thể gây hại đến con người và có nhiều vụ bị chết do rắn hổ mang chúa tấn công.
Nội dung chính:
Tìm hiểu về rắn hổ mang chúa
Rắn hổ mang chúa có tên khoa học là Ophiophagus hannah, thuộc họ rắn hổ. Nó được coi là chúa tể của loài rắn vì có độc tố nguy hiểm chết người và là loài rắn độc dài nhất thế giới. Chúng phân bố chủ yếu ở các vùng rừng rậm nhiệt đới từ Ấn Độ đến Đông Nam Á.
Tuy tên gọi là rắn hổ mang chúa nhưng chúng thuộc chi rắn gổ mang thực sự. Những món ăn chính của nó là loài rắn khác thậm chí còn là đồng loại. Khi nguồn thức ăn khan hiếm chúng có thể ăn những loài vật có xương như loài bò sát nhỏ, động vật gặm nhấm.
Rắn hổ mang là loài vật rất nguy hiểm, chúng không chủ động tấn công con người. Nhưng nếu một khi đã bị nó cắn thì sẽ gây tử vong rất cao. Nhưng với người dân Ấn Độ, đây là một linh vật tín ngưỡng rất cao quý.
Đặc điểm hình dạng
Kích thước
Rắn hổ mang chúa có thể dài 3-4 m và con trưởng thành có thể lên tới 7m. Cân nặng trung bình của 1 con trưởng thành khoảng 6 kg. Kích thước con đực thường lớn hơn so với con cái. Môi trường sống cũng có thể ảnh hưởng đến kích thước và trọng lượng của nó.
Da và quá trình lột xác
Màu da của rắn hổ mang chúa có thể khác nhau tùy thuộc vào môi trường sống. Những con có màu da sáng sẽ sống ở nơi nhiều ánh sáng, vùng sông suối, ao hồ. Con có màu da tối sẽ sống ở nơi ít ánh sáng, vùng rừng sâu, núi cao, hang động.
Da phần đầu và lưng của nó có thể thay đổi phạm vi màu sắc từ đen chì, rám nắng, ôliu nâu đến xám nâu, trắng xám. Phần bụng có màu vàng nhạt, vẩy mịn còn phần cổ có màu vàng sáng hoặc màu kem.
Quá trình lột da của rắn hổ mang chúa là khoảng 4-6 lần/năm đối với con trưởng thành. Đối với con non sẽ lột xác thường xuyên hơn khoảng 1 tháng/lần. Dấu hiệu của rắn chuẩn bị lột xác là mắt đục trắng, nó mất khoảng 10 ngày để lột xong 1 bộ xác.
Nếu rắn hổ mang chúa sống gần khu dân cư thì địa điểm lý tưởng nhất để nó lột xác là nhà bếp. Vì không chỉ là thức ăn mà còn được muốn sưởi ấm nên rất dễ gây nguy hiểm đến con người.
Vảy
Vảy của rắn được cấu tạo từ chất keratin và bao phủ khắp cơ thể. Trên lưng rắn có khoảng 15 hàng vảy. Ở bụng con đực có khoảng 235-250 vảy và con cái là 239-265 vảy. Ở đuôi có thể xép đơn lẻ hoặc theo cặp từ 83-96 chiếc ở con đực và 77-98 ở con cái.
Kích thước vảy trên lưng nhỏ và tròn hơn còn vảy bụng dài, rộng, căng ra toàn thân bộ chiều rộng bụng rắn và xếp thành một cột duy nhất theo chiều hướng xuống.
Cấu trúc xương sọ
Những con trưởng thành sẽ có phần xương đầu khá to và đồ sộ. Cũng giống như loài rắn khác, hổ mang chúa có thể nới lỏng phần hàm dưới để nuốt chẳng con mồi to. Hàm trên có một cặp răng nanh giúp giữ chắc con mồi và tiết ra nọc độc.
Mang
Với nếp gấp của lớp da lỏng lẻo ở hai bên cổ giúp nó có khả năng phổng mang sang 2 bên. Khi gặp nguy hiểm hay bị kích động thì mang sẽ phòng ra tạo thành hình dạng như mui xe phía trước cơ thể để đe dọa kẻ thù.
Mắt
Mắt của rắn hổ mang chúa tròn sáng và có màu đen. Mi mắt trong suốt nên nó không bao giờ phải chớp mắt, điều này giúp nó có thể săn mồi dễ dàng hơn. Khi phần mi mắt bị xước thì lớp mi mắt mới sẽ nhanh chóng được tạo ra.
Tuổi thọ
Tuổi thọ trung bình của rắn hổ mang chúa là khoảng 20 năm và tuổi thọ tối đa là khoảng 30 năm tuổi.
Phân bố và môi trường sống
Rắn hổ mang chúa thường phân bố chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới nóng ẩm từ Ấn Độ đến Đông Nam Á và Đông Á như: Bhutan, Campuchia, Ấn Độ, Lào, Philippines, Thái Lan, Bangladesh, Myanmar, Trung Quốc, Indonesia, Nepal, Singapore và Việt Nam.
Môi trường sống lý tưởng nhất của rắn hổ mang chúa là rừng rậm, rừng nhiệt đới ẩm, ao hồ.
Tập tính của rắn hổ mang chúa
Săn mồi
Rắn hổ mang chúa săn mồi và đánh hơi con mồi bằng lưỡi. Cơ quan thụ cảm ở lưỡi sẽ truyền thông tin đến não, giác quan này giống khứu giác ở con người. Mắt của răn rất tính có thể giúp nó quan sát con mồi cách khoảng 100m. Rắn không có tai ngoài để nghe nhưng lại có thể tiếp nhận âm thanh qua da rất nhạy.
Trong vòng họng của rắn hổ mang chúa có 1 túi chứa nọc độc. Nó sẽ co bóp tiết ra nọc độc khi tấn công con mồi. Chất độc của nó tác động mạnh đến hẹ thần kinh khiến con mồi nhanh chóng bị tê liệt.
Rắn hổ mang chúa có thân hình to lớn nhưng lại không hề chậm chạp. Nó có thể leo cây và bơi rất tốt, do đó nó thường săn mồi vào ban ngày.
Thức ăn
Đây là loài động vật ăn thịt, những động vật mà nó thường ăn là loài rắn khác, trăn nhỏ chim, thằn lằn và động vật gặm nhấm thậm chí là cả đồng loại.
Phòng vệ
Khi gặp nguy hiểm rắn hổ mang chúa sẽ nâng cao 1/3 phần đầu cơ thể lên để phòng vệ. Thông thường chúng sẽ cố gắng bỏ trốn không va chạm với đối thủ, nhưng nếu tiếp tục khiêu khích thì chúng có thể trở nên rất hung dữ.
Sinh sản
Hổ mang chúa thường giao phối nhiều vào thời điểm tháng 1 đến tháng 3 trong năm. Rắn cái sẽ tiết chất pheromone để thu hút sự chú ý của rắn đực. Hầu hết rắn đực sẽ thăm dò con cái bằng cách ngửi và xoa đầu vào thân rắn cái. Nếu rắn cái có biểu hiện đồng ý thì chúng sẽ tiến hành giao phối, thời gian giao phối khoảng vài giờ.
Sau 1 tháng giao phối, nó sẽ làm 1 chiếc tổ 2 hốc. Hốc dưới là để đẻ trứng, hốc trên là để rắn cái ở. Mỗi lần nó để từ 20-50 quả trứng và ấp ở nhiệt độ 28 °C (82 °F). Rắn hổ mang chúa có khả năng lưu trữ tinh trfng trong mấy năm để thụ thai cho chính nó vào mùa sau, mặc dù vậy hiện tượng này không phổ biến.
Rắn non khi nở có chiều dài trung bình từ 45-55 cm. Da có các vạch màu sáng, nhưng những vạch màu sẽ nhạt dần hoặc biến mất khi chúng trưởng thành. Chúng sẽ có đầy đủ tuyến nọc độc như con trưởng thành.
Nọc độc
Trong nọc độc của rắn hổ mang chúa là nhóm neurotoxin (độc tố thần kinh). Nó có khả năng cắn và tiết khoảng 200-500 mg nọc độc vào con mồi.
Khi nọc độc vào cơ thể con mồi sẽ tấn công hệ thần kinh trung ương dẫn đến mờ mắt, buồn ngủ, đau mắt, chóng mặt và gây tê liệt. Nếu chúng tấn công con người có thể gây nghiêm trọng đến hệ tuần hoàn, suy hô hấp, suy thận và tử vong sau khoảng 30 phút.
Nguồn tham khảo:
- https://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BA%AFn_h%E1%BB%95_mang_ch%C3%BAa
- https://en.wikipedia.org/wiki/King_cobra

Bài viết liên quan

Cá Tra Dầu loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới
22 Tháng Một, 2019

Cá Hô hay cá chép khổng lồ Xiêm
22 Tháng Một, 2019

Cá Chiên hay cá da trơn ma quỷ
22 Tháng Một, 2019

Rùa Sa Nhân một loài rùa quý hiếm của Vườn Quốc Gia Cúc Phương
22 Tháng Một, 2019

Rùa Núi Vàng là động vật quý hiếm
22 Tháng Một, 2019

Cá anh vũ là loài cá mang giá trị cao
21 Tháng Một, 2019