REDD+ – Giải pháp bảo vệ rừng để bảo vệ môi trường
Vấn đề ô nhiễm môi trường và bảo vệ rừng ngày càng nhức nhối trong xã hội. Được nhiều quốc gia quan tâm và tìm kiếm giải pháp để giải quyết triệt để. Từ đó, các chuyên gia đã tạo ra chính sách REDD+ – giúp bảo vệ tài nguyên rừng để bảo vệ nhà kính.
Nội dung chính:
REDD+ là gì?
REDD là viết tắt tiếng Anh của từ “Reducing Emission from Deforestation and Forest Degradation”. Tạm dịch là “Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng”. Vậy REDD+ là gì?
Trong Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Đã đưa ra REDD+ – nội dung về nguồn tài chính mới, chính sách mới để thực hiện hành động bảo tồn và phát triển rừng, giảm khí thải nhà kính. Đặc biệt, REDD+ còn góp phần cải thiện đời sống người dân. Khi họ trực tiếp tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Hoạt động chính của REDD+
REDD+ là nội dung quan trọng mà tổ chức quốc tế đã sáng lập. Để hỗ trợ về tài chính cho các nước trên thế giới bảo vệ rừng, giảm khí thải để ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Liên hợp quốc đưa ra REDD+ trên ý tưởng là: Các nước đang phát triển sẽ nhận được một khoản tiền từ quỹ toàn cầu (do các nước phát triển đóng góp). Nếu như các quốc gia này có thành tích tốt trong công tác bảo vệ rừng và tăng cường phát triển rừng, giảm khí thải vào nhà kính.
Mục tiêu của REDD+: Trước tiên là giúp bảo vệ rừng, giảm lượng khí thải vào nhà kính. Để ngăn chặn biến đổi khí hậu. Song song đó là nâng cao chất lượng đời sống cho người dâ. Bảo tồn hệ sinh vật đa dạng của thiên nhiên,…
REDD+ được thực thi thông qua 5 hoạt động chính:
- Giảm suy thoái rừng.
- Ngăn chặn tình trạng mất rừng.
- Bảo tồn lượng các bon rừng.
- Đẩy mạnh tăng cường lượng các bon rừng.
- Quản lý, phát triển bền vững tài nguyên rừng.
Lời kêu cứu từ môi trường thúc đẩy sự ra đời của REDD+
Như chúng ta đã biết, rừng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hòa không khí. Hút khí Carbonic và nhà oxy. Các chuyên gia còn cho biết, rừng mang đến công dụng 2 mặt. Nếu bảo vệ tốt thì giúp giảm biến đổi khí hậu hiệu quả. Nhưng nếu rừng bị tàn phá thì tình trạng biến đổi khí hậu sẽ nặng nề hơn gấp nhiều lần.
Cụ thể, một cuộc nghiên cứu được tiến hành và chỉ ra rằng. Tăng cường diện tích rừng, bảo vệ rừng sẽ làm giảm 20% lượng CO2 vào môi trường. Chính vì sự quan trọng và tác động to lớn của rừng vào việc giảm phát thải khí nhà kính. Nên chính sách REDD+ ra đời là một quá trình tất yếu, hợp với thực tiễn.
Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
Khi nền kinh tế phát triển, dân số tăng cao, cơ sở hạ tầng và giao thông đa dạng hơn. Thì lượng khí thải độc hại vào không khí càng tăng cao. Những yếu tố độc hại tích tụ lại dần dần, tạo nên biến đổi khí hậu nguy hiểm cho chính cuộc sống của con người.
Biến đổi khí hậu gây ra thiên tai bão, lũ lụt, hạn hán… Không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Mà còn đe dọa đến hệ sinh thái rừng. Rất nhiều diện tích rừng trên thế giới bị cháy do hạn hán kéo dài lâu ngày. Nhiều khu rừng bị lũ lụt, xói mòn lở đất cuốn đi nhiều cây cối. Thu hẹp diện tích rừng, suy thoái hệ sinh vật,…
Muốn ngăn ngừa biến đổi khí hậu, chúng ta cần phải bảo vệ rừng. Thực hiện trồng rừng phủ xanh trái đất, thì lượng CO2 thải vào không khí sẽ được giảm đáng kể.
Ngoài ra, khi công tác trồng rừng, bảo vệ rừng được nâng cao thì đồng nghĩa với việc cuộc sống của người dân cũng được cải thiện. Không chỉ môi trường sống của con người trong lành hơn, không bị thiên tai bão lụt. Mà một số chính sách của REDD+ còn thúc đẩy mô hình kinh tế rừng. Con người dựa vào rừng để cải thiện cuộc sống.
Các quốc gia cần phải xây dựng chính sách phát triển hài hòa giữa rừng và cuộc sống của người dân. Áp dụng chính sách “dân làm dân hưởng” cho người bản địa sống gần rừng. Để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy, lấy gỗ để bán kiếm tiền, di cư di dân,…
Thực tế cho thấy, REDD+ ra đời không chỉ là giúp cho mỗi quốc gia bảo vệ tài nguyên. Mà là sự nối dài của màu xanh trên khắp trái đất. Để cuộc sống con người được bảo vệ và phát triển bền vững.
Việt Nam tham gia giảm phát thải khí nhà kính REDD+
Việt Nam là một trong các nước đang thực hiện nghiêm chỉnh, tích cực sáng kiến REDD+ trong việc bảo vệ rừng, giảm phát thải khí nhà kính. Theo đó, nhà nước ta đã cho ra đời các chính sách, nghị định theo từng giai đoạn về công cuộc thực hiện lâu dài, bền vững.
Giai đoạn từ nay đến năm 2020: Nâng độ che phủ của rừng lên 42%, diện tích rừng vào khoảng 14,4 triệu ha. Thêm nữa, thực hiện tích cực các hoạt động của REDD+.
Giai đoạn 2021 – 2030: Bảo tồn và giữ vững độ che phủ rừng toàn quốc lên 45%. Hơn nữa, đến năm 2030 phải giảm 8% tổng lượng phát thải khí nhà kính theo cam kết tại Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Đòi hỏi sự đồng lòng của cả nhà nước và toàn xã hội
Để thực hiện tốt chương trình này, các cơ quan nhà nước đã tăng cường tuyên truyền, khoanh vùng ưu tiên các tỉnh đang có rừng bị suy thoái, các khu rừng đầu nguồn….
Ngoài ra, để người dân có thể tích cực tham gia bảo tồn và phát triển rừng. Các chính sách kinh tế đã được gắn kèm với công tác phòng hộ rừng. Mô hình kinh doanh rừng sẽ được thực thi và giám sát để đánh giá kết quả đạt được. Từ đó vừa giúp bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp. Cũng đồng thời sẽ cải thiện cuộc sống cho người dân bản địa.
Như vậy, qua những thông tin trên đã giúp chúng ta phần nào thêm hiểu biết về REDD+. Và thực trạng cấp thiết cho sự ra đời của chính sách này. Qua những phân tích trên, phần nào chúng ta đều nhận thấy rằng. Rừng đóng vai trò quan trọng, tác động đến môi trường sống, xã hội, nền kinh tế và chất lượng sức khỏe con người ở mỗi quốc gia. Hãy nâng cao nhận thức và chung tay bảo vệ trái đất xanh để giúp xã hội phát triển bền vững!

Bài viết liên quan

Unicef là tổ chức gì? – Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc
13 Tháng Hai, 2019

Chứng chỉ fsc certificate là gì? Chứng nhận tiêu chuẩn rừng
18 Tháng Một, 2019

Công ước cites là gì? Chứng chỉ cites certificate ở Việt nam
18 Tháng Một, 2019

Giải pháp khắc phục tình trạng đốt rừng làm nương rẫy
18 Tháng Một, 2019

Rừng Amazon ở đâu? Những bí ẩn không thể ngờ về rừng amazon
18 Tháng Một, 2019

Bảo vệ động vật hoang dã – vấn đề của toàn xã hội
18 Tháng Một, 2019