Rừng U Minh là một khu rừng được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới
Rừng U Minh hay vườn quốc gia U Minh là một khu rừng được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới và được chia thành hai khu là rừng U Minh Thượng và rừng U Minh Hạ. Để hiểu hơn về khu rừng U Minh này, mời mọi người cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính:
Rừng U Minh
Rừng U Minh là một khu rừng rất đặc thù và đã được xếp hạng quý hiếm độc đáo trên thế giới vì nó mang một vẻ đẹp hùng vĩ nhưng đầy hoang sơ.

Rừng U Minh
Rừng U Minh là một khu rừng thuộc địa phận hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang. Rừng có diện tích rộng khoảng 2000 km2 và chia thành hai khu rõ ràng được chia cắt bởi con sông Trẹm và sông Cái Tàu đó là rừng U Minh Thượng và U Minh Hạ.
Đây cũng là một khu rừng có sự đa dạng sinh học cao với khoảng 250 loài thực vật và hơn 20 loài bò sát, 180 loài chim…
Rừng U Minh Hạ
Rừng U Minh Hạ hay còn là vườn quốc gia U Minh Hạ thuộc hai huyện U Minh và Trần Văn Thời. Ngày 20 tháng 1 năm 2006, theo quyết định số 112/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thành lập vườn quốc gia U Minh Hạ.
Ngày 26 tháng 5 năm 2009, UNESCO đưa vườn quốc gia U Minh Hạ vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển của thế giới và là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau.

Rừng quốc gia u minh hạ
Diện tích và vị trí địa lý của rừng U Minh Hạ
Rừng U Minh Hạ có diện tích rộng khoảng 82,86 km². Nó năm trên địa phận xã Khánh Lâm, Khánh An của huyện U Minh và xã Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc của huyện Trần Văn Thới.
Tọa độ:
- Từ 9°12′30″ tới 9°17′41″ vĩ bắc
- Từ 104°54′11″ tới 104°59′16″ kinh đông
Vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp tuyến 27 – Phân trại K3 thuộc trại giam K1 Cái Tàu
- Phía Nam giáp vùng đệm kinh xáng Minh Hà
- Phía Đông giáp kinh 100, ấp 14 xã Khánh An và hậu T19 ấp Vồ Dơi
- Phía Tây giáp kinh 90, phân trường Trần Văn Thời và đê bao phía tây Vồ Dơi
Khu vực chính trong vườn quốc gia U Minh Hạ bao gồm:
- Khu bảo tồn hệ sinh thái rừng trên đất than bùn
- Khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập nước
- Khu dịch vụ hành chính
- Có hơn 25.000 ha vùng đệm thuộc các lâm ngư trường U Minh 1, U Minh 3, Trần Văn Thời, trại giam K1 Cái Tàu
- Trung tâm nghiên cứu ứng dụng rừng ngập Minh Hải
Sự đa dạng sinh học
Rừng U Minh Hạ là một khu rừng có sự phong phú và đa dạng về sinh vật bao gồm:

Đa dạng sinh học của rừng u minh
- Có hệ động thực vật đặc trưng vùng đất ngập nước trên lớp than bùn do xác thực vật tích tụ lâu năm tạo thành
- Thực vật đặc hữu ở đây là các loài như tràm, móp, trảng năn, sậy
- Động vật đặc trưng là: rái cá lông mũi, tê tê, nai, khỉ đuôi dài, lợn rừng, rùa, rắn, trăn, các loại cá nước ngọt, chim, côn trùng
Chức năng của Vườn quốc gia U Minh Hạ
Rừng U Minh Hạ có chức năng vô cùng quan trọng đối với nước ta và thế giới bao gồm:
- Bảo tồn, tái tạo các giá trị về cảnh quan thiên nhiên
- Bảo tồn, tái tạo các môi trường sinh thái và đa dạng sinh học
- Bảo tồn, tái tạo các hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù, rừng tràm trên đất than bùn
- Bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài động thực vật quý
- Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, tinh thần, di tích lịch sử
- Phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, tham quan và phát triển du lịch
Rừng U Minh Thượng
Vườn quốc gia U Minh Thượng hay rừng U Minh Thượng là một trong những vườn quốc gia có vai trò quan trọng của Việt Nam. Ngày 14 tháng 1 năm 2002, theo Quyết định số 11/2002/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nâng cấp khu bảo tồn thiên nhiên U Minh Thượng lên thành vườn quốc.

Rừng quốc gia u minh thượng
Diện tích và vị trí địa lý của rừng U Minh Thượng
Vườn quốc gia U Minh Thượng có diện tích rộng khoảng 80,53 km² thuộc địa phận của huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận thuộc tỉnh Kiên Giang và bán đảo Cà Mau.
Tọa độ:
- Từ 9°31 đến 9°39′ vĩ bắc
- Từ 105°03′ đến 105°07′ kinh độ đông
Trước đây rừng U Minh Thượng là rừng úng phèn U Minh hình thành ở phía Tây bán đảo Cà Mau và tiếp giáp với dải rừng ngập mặn ven biển vịnh Thái Lan. Năm 1950 diện tích của rừng là 400 ha. Năm 1970 diện tích của rừng là 200 ha. Năm 1990 diện tích của rừng là 100 ha.
Hiện nay, đây đang là nơi được đầu tư, phục vụ cho việc nghiên cứu, bảo tồn các nguồn giống, gen sinh học quý hiếm. Đồng thời rừng U Minh Thượng cũng đã và đang thực hiện dự án phát triển du lịch sinh thái và truyền thống.
Sự đa dạng sinh học
Những sự đa dạng về sinh vật ở rừng U Minh Thượng như:
- Không khí trong lành cùng với không gian khoáng đãng
- Tha hồ nhìn ngắm chim muông, thú rừng, các loài động thực vật
- Nhiều địa chỉ để các bạn tham quan như mảng chim, mảng dơi quạ, tràm nguyên sinh
- Tham quan nhiều quần thể rái cá, heo rừng, kỳ đà và đặc biệt là khu giải trí câu cá Hồ Hoa Mai
- Đây còn là nơi cư trú của một số loài hoang dã vùng rừng ngập như Sóc mun, Viverra, Viverra megaspila, Cầy vòi đốm (Paradoxurus hermaphroditus), Zibetha, Trút java (Manis javanica)
Chức năng của vườn quốc gia U Minh Thượng
Rừng U Minh Thượng có chức năng vô cùng quan trọng đối với Việt Nam bao gồm:
- Bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng tràm úng phèn trên đất than bùn, một vùng ngập nước quan trọng của hạ lưu sông Cửu Long
- Bảo tồn đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập nước, đặc biệt 8 loài chim nước quan trọng và các loài động vật quý hiếm
- Góp phần bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử cấp quốc gia về chiến khu cách mạng U Minh Thượng trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ
- Góp phần cân bằng sinh thái, tăng độ che phủ của rừng, đảm bảo an ninh môi trường và sự phát triển bền vững của đồng bằng sông Cửu Long
- Phát huy giá trị của hệ sinh thái rừng tràm phục vụ nghiên cứu khoa học và tham quan, du lịch sinh thái
Như vậy chúng tôi đã chia sẻ những kiến thức về rừng U Minh Hạ và rừng U Minh Thượng và những sự đa dạng sinh học. Hi vọng với những thông tin hữu ích ở bài viết trên sẽ giúp mọi người hiểu hơn về vườn quốc gia U Minh này.

Bài viết liên quan

Rừng tràm Trà Sư có sự đa dạng sinh học và nhiều điểm du lịch
19 Tháng Hai, 2019

Sao la “Kỳ lân châu Á” được tìm thấy ở đâu?
22 Tháng Một, 2019

Lâm sản ngoài gỗ – Cẩm nang ngành lâm nghiệp
18 Tháng Tám, 2018