Sinh vật ngoại lai là gì? 6 loài sinh vật ngoại lai nguy hiểm nhất

5/5 - (11 bình chọn)

Sinh vật ngoại lai là gì và chúng có ảnh hưởng như thế nào. Đến đời sống con người cũng như môi trường thiên nhiên? Dưới đây sẽ là những thông tin thú vị về sinh vật ngoại lai. Cũng như thực trạng của các loại này trong thiên nhiên nước ta.

Sinh vật ngoại lai là gì?

Có thể xác định rằng, sinh vật ngoại lai là loại sinh vật du nhập từ nước ngoài về nước ta. Lấn chiếm nơi sinh sống, có thể không gây hại hoặc gây hại đến hệ thực vật bản địa. Và tạo nên sự mất cân bằng trong môi trường.

Nếu như sinh vật ngoại lai phát triển mạnh, lây lan sang khu vực xung quanh. Sẽ gây nên nguy cơ tuyệt chủng một số loài, gây thiệt hại về xã hội, kinh tế và sức khỏe con người.

6 loài sinh vật ngoại lai nguy hiểm xuất hiện tại Việt Nam

Lần đầu tiên, nước ta biết đến sinh vật ngoại lai là ở năm 1975. Khi có dịch ốc bươu vàng xuất hiện tại đồng bằng sông Cửu Long. Sau đó lây lan sang khắp các tỉnh thành khác. Kể từ đó, chúng ta mới bắt đầu chú ý đến sinh vật ngoại lai.

Sinh vật ngoại lai

Ốc bươu vàng

Vậy, ở nước ta xuất hiện 6 loại sinh vật ngoại lai là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây để biết được sự nguy hiểm của chúng:

Ốc bươu vàng

Đây được coi là sinh vật ngoại lai đầu tiên và cũng gây nguy hiểm nhất cho môi trường nước ta. Ban đầu, ốc bươu vàng được nhập về với mục đích làm cảnh. Sau đó, chúng được nhân giống và nuôi trồng rộng khắp ở đồng bằng sông Cửu Long. Với vòng đời ngắn, sinh sôi và phát triển nhanh. Ốc bươu vàng đã nhanh chóng lan rộng khắp các tỉnh phía Nam. Sau đó lan ra miền Bắc với số lượng lớn.

Ốc bươu vàng có thể ăn các loài thực vật. Do đó chúng đe dọa đến cây trồng, đặc biệt là trồng lúa. Do đó, khi sinh vật ngoại lai này xuất hiện đã đe dọa đến sản xuất nông nghiệp.

Sâu róm

Sinh vật ngoại lai là gì mà gây nhiều tranh cãi, đó là loài sâu róm. Chúng ta có thể đã từng nghĩ rằng đây là loài vật bản địa. Song chúng lại là sinh vật ngoại lai từ những năm 1950.

Sâu róm tàn phá rừng thông. Gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cây trồng và dịch bệnh cho con người.

sâu róm

Chuột hải ly

Chuột hải ly là sinh vật nằm trong top 100 sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất thế giới. Mỗi năm, chúng đẻ 3 lứa, mỗi lứa từ 5 -11 con. Chúng không chỉ là động vật gây hại cho cây trồng. Mà còn mang trong mình nhiều dịch bệnh nguy hiểm cho con người và động vật khác như: Lao tủy, lao da, lao…

Ban đầu, loài sinh vật ngoại lai này được du nhập vào nước ta với mục đích thí nghiệm. Song, hiện nay với sự phát triển mạnh của chúng. Nước ta cần phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Nếu không sẽ gây hại lớn đến môi trường sống của con người.

Cây trinh nữ thân gỗ

Cây này còn có một số tên gọi khác như: Cây xấu hổ, cây mai dương, cây mắt mèo, cây trinh nữ nhọn…. Có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Nam Mỹ.

Cây trinh nữ thân gỗ có thể sinh sôi, phát triển nhanh, mạnh. Tạo thành một quần thể lớn trong thời gian ngắn. Nên chúng được coi là sinh vật cỏ dại nguy hiểm thứ 3 trên thế giới. Nằm trong top 100 loài cây gây hại cho nhiều quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Loài sinh vật ngoại lai này phát triển ở hầu khắp các tỉnh thành ở nước ta. Lan rộng và ảnh hưởng đến các loài cây cỏ xung quanh. Đặc tính của cây trinh nữ thân gỗ là chặt rồi lại mọc, và tính lây lan mạnh. Vì thế, rất nhiều vùng đất trồng, canh tác của người dân xuất hiện loài cây này. Bị phá bỏ nhưng một thời gian sau chúng lại phát triển như bình thường. Hậu quả của cây trinh nữ gây ra là rất lớn nhưng nước ta chưa thực sự có biện pháp để ngăn ngừa triệt để.

Cây bông ổi

Còn gọi là cây ngũ sắc, được du nhập làm cảnh vào nước ta từ những năm đầu của thế kỷ 20. Hiện nay, loài cây này đang phát triển mạnh ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Trước sự lớn mạnh của loài cây này. Một số cây trồng khác đang có nguy cơ đe dọa đến năng suất và số lượng.

Bèo lục bình

Bèo lục bình hay còn gọi là bèo Nhật Bản, bèo tây. Xuất hiện tại nước ta vào những năm 1902 với mục đích làm cảnh. Nhưng hiện nay, chúng ta có thể thấy đâu đâu cũng xuất hiện loài sinh vật ngoại lai này.

bèo lục bình

Bèo lục bình có tốc độ sinh sôi mạnh. Chỉ trong 10 ngày chúng có thể tăng lên gấp đôi số lượng ban đầu. Khi che phủ mặt nước, bèo lục bình thối mục làm giảm lượng oxy. Dẫn đến tình trạng thiếu hụt oxy trong nước của cá và các loài thủy sinh khác.

Ngoài ra, bèo lục bình còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Làm chậm dòng chảy, hoạt động tưới tiêu, kinh phí khai thông kênh rạch, hồ chứa nước,…

Giải pháp ngăn chặn sự nguy hiểm của sinh vật ngoại lai

Trước sự phát triển mạnh mẽ và đe dọa đến môi trường, chúng ta cần phải có những giải pháp ngăn chặn các sinh vật ngoại lai. Có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

  • Tăng cường kiểm tra, giám sát, khoanh vùng phát triển của các sinh vật ngoại lai để xử lý kịp thời, đúng khu vực.
  • Trước khi có ý định nhập khẩu các sinh vật về thì cần phải nghiên cứu kỹ, giả định các khả năng có thể xảy ra để có thể đánh giá và đưa ra kết luận chính xác.
  • Tuyên truyền thông tin, nâng cao nhận thức của người dân về mối đe dọa của các sinh vật ngoại lai. Khi người dân có nhận thức và hiểu rõ về sự nguy hiểm của các sinh vật này, họ sẽ tự hành động ngăn chặn tại địa phương mình, từ đó ngăn ngừa sự lây lan của chúng ra bên ngoài.
  • Nghiên cứu, áp dụng biện pháp nuôi trồng các loại cây có tính cạnh tranh, tiêu diệt các sinh vật ngoại lai.
  • Đối với một số sinh vật ngoại lai có thể bị tiêu diệt bằng thuốc bảo vệ thực vật thì nên sử dụng hợp lý, khoa học để ngăn chặn sự bùng phát. Lưu ý, người dân nên lựa chọn các loại thuốc phù hợp, không sử dụng tràn lan sẽ gây hại cho cây trồng mà lại không mang đến tác dụng tiêu diệt sinh vật ngoại lai.
Trên đây là các thông tin về sinh vật ngoại lai là gì và các loài nguy hiểm đe dọa đến môi trường và sức khỏe con người ở nước ta. Đừng chủ quan với dịch bùng phát của các loài vật này, nếu không ngay cả môi trường sống của chúng ta cũng bị suy kiệt, suy giảm nền kinh tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *