Phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống thắt lưng và cột sống cổ nhân tạo
Hiện nay thay đĩa đệm cột sống thắt lưng nhân tạo hoặc mổ thay đĩa đệm cột sống cổ đã trở nên không còn xa lạ tại Việt Nam. Thay đĩa đệm nhân tạo là phương án được nhiều bệnh nhân lựa chọn khi đĩa đệm bị tổn thương nặng nề và không có khả năng hồi phục. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhưng rất cần thiết dành cho những ai đang tìm hiểu về phương pháp thay đĩa đệm cột sống thắt lưng, cổ nhân tạo này.
Nội dung chính:
Thay đĩa đệm nhân tạo
Đĩa đệm nhân tạo là gì?
Đĩa đệm nhân tạo là một thiết bị được con người tạo ra nhằm mục đích thay thế cho đĩa đệm thật trong cơ thể trong những trường hợp đĩa đệm của người bệnh bị tổn thương quá nặng đến mức không thể hồi phục.
Đĩa đệm nhân tạo được cấy vào đốt sống, nó có chức năng tương tự với đĩa đệm thật. Đĩa đệm nhân tạo thường được chế tạo từ nguyên liệu bằng nhựa hoặc kim loại. Một số trường hợp đĩa đệm nhân tạo được chế tạo bằng việc kết hợp cả hai nguyên liệu trên.
Hiện nay, có nhiều dạng thiết kế đĩa đệm nhân tạo nhưng thông thường sẽ được chia thành 2 loại như sau:
- Đĩa đệm nhân tạo có thể thay thế toàn bộ đĩa đệm
- Đĩa đệm thay thế nhân đĩa.
Với sự thay thế toàn bộ thì tất cả hay hầu hết các mô của đĩa đệm sẽ được loại bỏ và 1 thiết bị thay thế được cấy vào ngay khoảng trống giữa các đốt sống. Trường hợp thay thế nhân đĩa thì chỉ có phần trung tâm của đĩa đệm được loại bỏ và thay thế bằng cấy ghép. Còn phần bên ngoài sẽ vẫn được giữ nguyên.
Ngoài 2 loại đĩa đệm trên, còn có dạng đĩa đệm nhân tạo được thiết kế riêng để dành cho việc thay thế đĩa đệm ở cột sống cổ. Tuy nhiên, những thiết bị này rất hay được sử dụng trong khoảng thời gian ngắn.
Đĩa đệm nhân tạo được chỉ định thay thế trong trường hợp nào?
Việc thay thế đĩa đệm nhân tạo được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khi:
- Các phương án điều trị như sử dụng vật lý trị liệu, sử dụng thuốc hoặc những biện pháp chữa trị bảo tồn khác không có hiệu quả.
- Tình hình bệnh nhân trở lên quá nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động.
Phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống thắt lưng
Phẫu thuật để thay đĩa đệm cột sống thắt lưng là phương pháp được các bác sĩ chỉ định khi:
- Thoát vị di trú, bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra tình trạng rách bao xơ.
- Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép thần kinh cấp tính.
- Việc thực hiện chữa trị nội khoa sau 5-8 tuần không thành công.
Ngoài những trường hợp trên thì những người bệnh thuộc 1 trong 2 dạng sau sẽ được các bác sĩ thực hiện phẫu thuật cấp cứu:
Thứ nhất là người bị thoát vị đĩa đệm đau đớn quá mức và dù đã được các bác sĩ cho sử dụng một số loại thuốc giảm đau nhưng vẫn không thấy có hiệu quả.
Thứ hai là trường hợp người bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra hội chứng đuôi ngựa làm liệt do rễ thần kinh bị chèn ép làm giảm trương lực. Tình trạng có thể xảy ra là yếu hoặc liệt những nhóm cơ của rễ thần kinh chi phối hay do những khối thoát vị quá lớn vào bên trong ống sống khiến liệt mềm đột ngột tại 2 chân. Đồng thời xuất hiện cảm giác rối loạn tầng sinh môn vùng hình yên ngựa hoặc rối loạn cơ tròn.
Một số phương pháp phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống thắt lưng:
- Mổ nội soi cột sống để loại bỏ phần nhân thoát vị.
- Mổ hở hay qua một ống banh để loại bỏ phần nhân thoát vị đang chèn ép tại rễ thần kinh. Trong quá trình mổ hở này các bác sĩ có thể sẽ cần sự hỗ trợ của kính hiển vi.
Tùy theo từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên áp dụng phương pháp mổ nào cho phù hợp. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.
Mổ thay đĩa đệm cột sống cổ nhân tạo
Phương pháp này áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới, hiện đại bậc nhất hiện nay của nền y học nước nhà. Cơ chế hoạt động của biện pháp này là lấy đi một phần đĩa đệm bị tổn thương và thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo mới để giúp cho bệnh nhân có thể phục hồi lại các chức năng vận động ở cột sống cổ.
Không những thế phương pháp này còn giúp cho người bệnh có thể giải phóng được vùng tủy xương sống và những rễ dây thần kinh đang bị nhân nhầy chèn ép.
Các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện bằng việc đặt một dụng cụ làm bằng vật liệu cứng để giữa 2 đốt sống. Nó có công dụng giữ chắc phần cột sống và đồng thời làm giảm nhanh chóng mức độ đau đớn ở cột sống cổ.
Không chỉ có một kiểu phẫu thuật mà có tới vài kiểu mổ cố định các đốt sống, trong đó có sự khác nhau về các dụng cụ dùng để cố định cột sống cổ.
Việc phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống cổ được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây ra chèn ép các dây thần kinh đồng thời cột sống trên X-quang không mất vững.
- Những bệnh nhân không có tiền sử bị dị ứng với các chất kim loại.
- Người bệnh không bị nhuyễn xương, nhiễm trùng hay loãng xương.
- Người bệnh đang ở mức thể trạng tốt, trong vòng 6 tháng gần đây dù đã được điều trị bằng các phương pháp bảo tồn khác nhau nhưng không có tác dụng hoặc đem lại kết quả rất nhỏ không đáng kể.
- Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây chèn ép tủy sống.
Những đối tượng sau sẽ cần đặc biệt lưu ý vì thuộc nhóm chống chỉ định:
- Những người bệnh bị hẹp ống sống cổ do bị chèn ép ở thân đốt sống cổ, cốt hóa dây chằng ở dọc sau, hẹp nhiều ở khe khớp liên đốt sống, cột sống cổ mất vững.
- Bệnh lý xương khớp di truyền hoặc bệnh lý do chuyển hóa.
- Những người bị bệnh thoái hóa cột sống cổ nặng.
- Người bệnh tim mạch.
- Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm bị hội chứng máu khó đông.
- Đối tượng trẻ nhỏ, phụ nữ đang trong thời gian mang thai sẽ cần tuyệt đối tránh.
Trên đây là những thông tin về phẫu thuật thay đĩa đệm cột sống thắt lưng và cổ bằng đĩa đệm nhân tạo. Hy vọng các bạn đã có được những thông tin cần thiết liên quan đến chủ đề này.

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay, muốn đặc trị bệnh uống thuốc gì?
28 Tháng Mười Hai, 2020

Bài tập giảm cân cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả sau 1 tuần
5 Tháng Mười Một, 2020

Ghế cho người thoát vị đĩa đệm cách sử dụng đúng, hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm c3 c4 là gì và cách khắc phục hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm khớp háng có nghiêm trọng không và cách khắc phục
26 Tháng Sáu, 2020

Thoát vị đĩa đệm ra trước và ra sau là gì? Cách chẩn đoán, điều trị hiệu quả
25 Tháng Sáu, 2020