Thoái hóa đốt sống cổ có mổ được không, có nguy hiểm không?
Thoái hóa đốt sống cổ có mổ được không? Mổ có nguy hiểm không, chữa khỏi được không và chi phí hết bao nhiêu? Đây là thắc mắc của nhiều người bệnh khi bị những cơn đau phiền toái kéo dài làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi trên và giới thiệu một số cách chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả khác.
Nội dung chính:
Thoái hóa đốt sống cổ có mổ được không?
Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng thoái triển của các xương đốt sống, xảy ra chủ yếu ở người tuổi cao và đặc trưng bởi tình trạng quá sản xuất của tổ chức xương tạo thành các gai xương hoặc do viêm, lắng đọng canxi làm hẹp lỗ ra của các dây thần kinh. Việc chèn ép các dây thần kinh và tủy sống còn có thể dẫn tới sự thoát vị nhân đĩa đệm của đốt sống cổ. Như vậy, tổn thương có thể ở cả đốt sống, đĩa đệm hoặc cả hai. Các tổn thương này thường gây nên các biểu hiện đau, cứng cổ, hạn chế vận động của cổ trên bệnh nhân.
Khi bị các triệu chứng của thoái hóa làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, nhiều người bệnh thường nghĩ tới việc phẫu thuật để làm giảm các khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, không phải bất kỳ bệnh nhân nào bị thoái hóa đốt sống cổ cũng có chỉ định mổ.
Trên lâm sàng, chỉ định mổ thoái hóa đốt sống cổ còn tùy thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của bệnh. Các trường hợp vẫn có thể điều trị bằng các phương pháp khác thì rất hạn chế chỉ định phẫu thuật. Đối với các trường hợp thoái hóa nặng, gây cổ cứng làm người bệnh mất các tầm vận động cột sống cổ, hoặc thoái hóa gây yếu liệt các chi thì mới nên tiến hành phẫu thuật để giải phóng chèn ép.
Dưới đây là một số trường hợp cụ thể có chỉ định mổ giải phóng chèn ép do thoái hóa đốt sống cổ:
- Đau quá giới hạn chịu đựng, cứng cổ: Trường hợp này thoái hóa đốt sống cổ gây đau nhức nhiều, không thể chịu được, người bệnh có thể mất ngủ. Cứng cổ gây hạn chế nhiều các tầm xoay, cúi, ngửa cổ, làm giảm năng suất công việc trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Khi đó, có chỉ định phẫu thuật giúp giảm đau cho bệnh nhân, đồng thời giảm sự chèn ép các rễ dây thần kinh và tủy sống.
- Đau lan xuống chi do chèn ép rễ thần kinh: Do thoái hóa làm hẹp lỗ ra của các rễ thần kinh nên xảy ra tình trạng chèn ép. Chèn ép rễ làm bệnh nhân đau từ vùng cột sống cổ lan xuống cánh tay, bàn tay và tới tận các đầu ngón tay. Kèm theo đó có rối loạn cảm giác, tê bì, dị cảm. Vì vậy phẫu thuật để giải phóng sự chèn ép cho các rễ thần kinh.
- Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép vào tủy cổ: Đây là tình trạng nặng nề nhất của thoái hóa đốt sống cổ do nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường và chèn ép vào tủy cổ. Bệnh nhân có biểu hiện yếu, liệt chi trên, chi dưới hoặc cả tứ chi, mất hoặc giảm cảm giác, xuất hiện các cảm giác tê bì, dị cảm, kiến bò trên da. Trường hợp này nhất thiết cần phẫu thuật để khắc phục các triệu chứng của bệnh nhân.
Nhìn chung trên lâm sàng, các bác sĩ thường chỉ định mổ khi thoái hóa đốt sống cổ tiến triển nặng nề. Và đây cũng là giải pháp điều trị cuối cùng khi mà các phương pháp điều trị khác không đạt được hiệu quả cho bệnh nhân. Cuộc phẫu thuật nào cũng sẽ có những nguy cơ tai biến nhất định, vì vậy người bệnh cần thực sự cân nhắc và tham khảo tư vấn điều trị của bác sĩ kĩ càng.
Mổ thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?
Kỹ thuật mổ thoái hóa đốt sống cổ ngày càng được cải thiện giúp giảm tổn thương sau phẫu thuật, phục hồi nhanh hơn. Mặc dù vậy nhưng phương pháp này không thể chữa khỏi được hoàn toàn bệnh. Bởi lẽ nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa là do quá trình lão hóa đốt sống, xương khớp tự nhiên. Vì thế, việc thực hiện mổ cũng chỉ giúp đẩy lùi được cơn đau và khôi phục được khả năng vận động của người bệnh mà thôi.
- Theo số liệu thống kê, khoảng 10 – 15% trường hợp mổ thoái hóa đốt sống cổ tái phát lại trong 1,5 tháng sau khi thực hiện phẫu thuật. Khi đó, việc điều trị bệnh gặp khó khăn hơn nhiều.
- Sau 1 – 3 năm thực hiện phẫu thuật, những cơn đau nhức có thể quay trở lại nếu như người bệnh không có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập, dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mổ đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Mổ thoái hóa đốt sống cổ có thể tiềm ẩn một số nguy cơ sau:
- Nhiễm trùng sau mổ nếu như không được vệ sinh sạch sẽ, chăm sóc cẩn thận. Vị trí bị nhiễm trùng thường là ở vùng da mổ, ống cột sống hoặc bên trong đĩa đệm cổ.
- Các cơn đau nhức sau phẫu thuật kéo dài. Nguyên nhân do thực hiện mổ có thể mô mềm, mô sẹo bị tổn thương gây ảnh hưởng rễ thần kinh ở xung quanh khu vực đó gây ra những cơn đau nhức kéo dài.
- Những cơn đau nhức có thể bị tái phát lại sau 1 – 3 năm thực hiện phẫu thuật.
Chi phí phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ
Chi phí mổ thoái hóa đốt sống cổ phụ thuộc vào phương pháp mổ và dịch vụ của từng cơ sở y tế, bệnh viện thực hiện phẫu thuật.
- Thông thường nếu mổ truyền thống chi phí mổ sẽ ở trong khoảng từ 15 – 20 triệu đồng.
- Mổ nội soi chi phí mổ cao hơn, một ca mổ chi phí sẽ dao động trong khoảng 20 – 40 triệu đồng.
- Trường hợp bệnh nặng đã có những biến chứng nghiêm trọng thì kỹ thuật phẫu thuật đòi hỏi phức tạp hơn, chi phí mổ sẽ cao hơn dao động từ 40 – 50 triệu đồng/ca phẫu thuật.
Phục hồi chức năng thoái hóa đốt sống cổ
Tại các cơ sở phục hồi chức năng, người ta áp dụng các bài tập vật lý trị liệu. Đây là phương pháp điều trị không dùng thuốc, được áp dụng cho các bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ giai đoạn sớm. Các phương pháp được áp dụng là parafin, xoa bóp trị liệu, kéo giãn cột sống…
Mục đích giúp giảm đau, giãn cơ, tăng cường dinh dưỡng tuần hoàn tại chỗ, gia tăng tầm vận động của cột sống cổ, tạo điều kiện thuận lợi cho đĩa đệm mới bị thoát ở mức độ nhẹ và vừa có thể trở về vị trí cũ.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh án đông y thoái hóa cột sống cổ 11/07/2018
Như vậy, bài viết đã giúp trả lời cho thắc mắc thoái hóa đốt sống cổ có mổ được không, bên cạnh đó cũng cung cấp một số phương pháp điều trị khác hiệu quả. Người bệnh nên tới các cơ sở Y tế để thăm khám, được chẩn đoán giai đoạn bệnh và tư vấn biện pháp điều trị thích hợp.

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Vôi hóa cột sống là gì? Có chữa khỏi được không?
25 Tháng Mười, 2021

Bệnh gai cột sống thắt lưng: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị
28 Tháng Mười Hai, 2020

Cong vẹo cột sống là gì? Các dạng, hậu quả và chi phí chữa trị?
21 Tháng Mười Một, 2020

Xương chậu nằm ở đâu? Giải phẫu xương chậu
18 Tháng Mười Một, 2020

Gãy xương đòn bao lâu lành, kiêng ăn gì?
16 Tháng Mười Một, 2020

Khám cột sống ở đâu tốt tại Hà Nội và TPHCM?
12 Tháng Mười Một, 2020