Thoái hóa đốt sống cổ có nên uống glucosamin mỗi ngày
Thoái hóa đốt sống cổ uống glucosamin không? Vậy nhưng glucosamin thực chất là thuốc gì, tác dụng ra sao, cách dùng thế nào? Người bệnh có nên uống hay không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài viết dưới đây được bác sĩ Phạm Thị Hậu chuyên gia xương khớp hàng đầu của Vietnamforestry chia sẻ!
Nội dung chính:
Glucosamin là thuốc gì?
Thực chất glucosamin không phải thuốc mà là một loại thực phẩm chức năng. Glucosamin là hợp chất chứa đường glucose kết hợp với acid amin glutamine. Chúng có trong thành phần của nhiều tổ chức sụn, xương, cơ và khớp.
Khi thiếu glucosamin sẽ gây bào mòn và thoái hóa các tổ chức cơ xương khớp do không có nguyên liệu để tổng hợp các chất cấu trúc và bảo vệ cần thiết. Do đó người thoái hóa đốt sống cổ uống glucosamin để bổ sung chất này.
Trong tự nhiên, dẫn xuất của glucosamin là Chitin được tìm thấy rất nhiều trong vỏ các loại giáp xác như tôm, cua, tôm hùm và các sinh vật biển khác. Đây là nguồn nguyên liệu để sản xuất ra glucosamin trong công nghiệp dược phẩm.
Thoái hóa đốt sống cổ có nên uống glucosamin mỗi ngày?
Khi cơ thể già đi, bệnh tật, ăn uống kém cơ thể sẽ bị thiếu thành phần chất này. Cùng với tăng quá trình thoái hóa khớp, các yếu tố bảo vệ không được tổng hợp là cơ chế chính gây bệnh khi thiếu glucosamin. Mặt khác, glucosamin cũng tham gia vào nhiều cấu trúc tạo nên hệ xương khớp, đẩy mạnh hoạt động thay cũ đổi mới ở đây.
Thoái hóa đốt sống cổ uống glucosamin có tác dụng bồi bổ, tăng cường các yếu tố bảo vệ và sự đổi mới của xương khớp. Qua đó nó giúp ngăn ngừa thoái hóa xương khớp, trong đó có đốt sống cổ.
Sản phẩm rất phù hợp cho người già, phụ nữ tiền mãn kinh và người bệnh mắc các bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Với người trẻ tuổi nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ như làm việc lâu ở một tư thế, hay đau mỏi vai gáy, ăn uống kém, dùng nhiều chất kích thích… thì glucosamin cũng có tác dụng rất tốt.
Glucosamin uống sáng hay tối
Cách bổ sung glucosamin tốt nhất hiện nay là sử dụng viên uống glucosamin. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất và phòng tránh các tác dụng không mong muốn, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ đúng chỉ định.
Liều khuyến cáo thay đổi tùy trường hợp:
- Với bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ nặng, đau nhức nhiều: Sử dụng ngày 4 viên, chia làm hai lần sáng và tối vào 2 tuần đầu. Sau đó giảm liều xuống hai viên mỗi ngày, chia làm hai lần, mỗi lần một viên.
- Với người bệnh thoái hóa đốt sống cổ mức độ nhẹ đến trung bình: Uống glucosamin ngày 2 viên, chia làm hai lần sáng và tối.
- Người khỏe mạnh muốn phòng thoái hóa đốt sống cổ uống glucosamin theo liều: 1-2 viên mỗi ngày.
Thời gian khởi đầu tác dụng của glucosamin là khoảng 10 ngày. Để tăng hiệu quả với bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ, nên dùng thêm NSAIDs.
Thời điểm uống glucosamin có thể trước, trong hoặc sau bữa ăn đều được. Uống thuốc với nhiều nước để thuốc tan hoàn toàn, dễ hấp thu. Người thoái hóa đốt sống cổ uống glucosamin nên tập luyện thể thao nhẹ nhàng để phát huy được tối đa hiệu quả của thuốc.
Các lưu ý khi uống glucosamin
Dù được coi là thực phẩm chức năng, không phải thuốc nhưng glucosamin vẫn có thể gây những tác dụng không mong muốn nếu không được sử dụng đúng cách. Sau đây là những lưu ý rất quan trọng khi người thoái hóa đốt sống cổ uống glucosamin:
- Glucosamin có thể gây dị ứng: Như đã biết sản phẩm được chiết xuất từ giáp xác như tôm, cua, tôm hùm… nên những người thoái hóa đốt sống cổ bị dị ứng với các loại hải sản này cũng có thể dị ứng khi uống Glucosamin.
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên sử dụng glucosamin: Hiện nay chưa có đủ bằng chứng về độ an toàn của sản phẩm lên các đối tượng nhạy cảm này. Các nhà khoa học khuyến cáo không nên sử dụng sản phẩm cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- Thận trọng với bệnh nhân tiểu đường: Glucosamin cũng là một dẫn xuất của đường nên chúng có thể gây tăng đường huyết trên bệnh nhân bị tiểu đường. Do vậy, bác sĩ cần theo dõi đường huyết thường xuyên khi cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ uống glucosamin. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến chuyên gia để điều chỉnh liều lượng hợp lý.
- Glucosamin có thể gây tăng cholesterol máu: Cùng với tăng đường huyết, rối loạn sản xuất insulin cũng gây nặng thêm tình trạng tăng mỡ máu, các bệnh xơ vữa mạch.
- Tác dụng lên bệnh hen suyễn: Glucosamin là một tác nhân có thể thúc đẩy sự phát triển của bệnh hen. Do đó người bệnh thoái hóa đốt sống cổ uống glucosamin mắc kèm hen suyễn cần hết sức thận trọng, tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
- Các tác dụng phụ khác của glucosamin có thể gặp là đầy hơi, buồn nôn, đau đầu mất ngủ… tùy thuộc vào cơ thể người bệnh. Ngưng thuốc và báo với bác sĩ điều trị để có lời khuyên trong trường hợp này.
- Trường hợp uống quá liều khuyến cáo có thể làm chậm đi quá trình hồi phục của xương khớp. Ngoài ra nó làm nặng thêm các tác dụng không mong muốn.
- Glucosamin có thể gây các biến chứng sau phẫu thuật: Theo nhiều nghiên cứu, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ uống glucosamin ngay trước hoặc trong phẫu thuật có thể gây nhiều rủi ro sau mổ như đột quỵ, rối loạn đông chảy máu, tăng huyết áp… Vì vậy không nên sử dụng glucosamin trong các thời điểm này. Thời gian ngưng uống ít nhất là 2 tuần trước phẫu thuật.
Bệnh lý liên quan: Thoái hóa đốt sống cổ c4 c5 c6 phổ biến và nguy hiểm nhất
Như vậy, thoái hóa đốt sống cổ uống glucosamin thực sự có thể đem lại hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên có nhiều tác dụng không mong muốn khi sử dụng sản phẩm mà người bệnh cần hết sức lưu ý. Hãy tìm hiểu ngay để sử dụng glucosamin an toàn, hiệu quả!

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Vôi hóa cột sống là gì? Có chữa khỏi được không?
25 Tháng Mười, 2021

Bệnh gai cột sống thắt lưng: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị
28 Tháng Mười Hai, 2020

Cong vẹo cột sống là gì? Các dạng, hậu quả và chi phí chữa trị?
21 Tháng Mười Một, 2020

Xương chậu nằm ở đâu? Giải phẫu xương chậu
18 Tháng Mười Một, 2020

Gãy xương đòn bao lâu lành, kiêng ăn gì?
16 Tháng Mười Một, 2020

Khám cột sống ở đâu tốt tại Hà Nội và TPHCM?
12 Tháng Mười Một, 2020