Thoái hóa khớp háng và cách điều trị – Triệu chứng viêm khớp háng
Thoái hóa khớp háng là một trong những căn bệnh hay gặp ở người già, gây ra những cơn đau kéo dài và làm biến dạng khớp. Bệnh lý này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thể xác cũng như sức khỏe tinh thần của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.
Nội dung chính:
Triệu chứng thoái hóa khớp háng
Khớp háng là khớp hoạt dịch lớn được bao bởi sụn khớp, nằm giữa xương đùi và xương chậu, có chức năng nâng đỡ cơ thể, giúp cơ thể di chuyển một cách linh hoạt. Phần sụn khớp có tính chất đàn hồi và trơn trượt, đóng vai trò quan trọng trong chức năng vận động của xương khớp. Tuy nhiên, theo sự tăng dần của thời gian, phần sụn khớp sẽ bị mài mòn gây tổn thương khớp háng, rồi dẫn đến tình trạng bệnh lý thoái hóa khớp háng.
Bệnh lý này hay xảy ra với những đối tượng trên 50 tuổi, người bệnh có khớp háng bị thoái hóa thường phải chịu những cơn đau do xương bị tổn thương và mất dần chức năng vận động. Chính vì vậy, nếu không can thiệp trị liệu kịp thời, bệnh nhân có thể bị tàn phế, mất khả năng đi lại.
Khi người bệnh mắc thoái hóa khớp háng, thường có những triệu chứng điển hình như sau:
- Triệu chứng điển hình là đau khớp vùng bẹn và vùng đùi. Cảm giác đau tăng lên trong quá trình di chuyển hoặc vận động mạnh và có xu hướng giảm dần khi nghỉ ngơi, đặc biệt về ban đêm. Trong giai đoạn nhẹ, các cơn đau chỉ mang tính chất cơ học, nhưng sang giai đoạn nặng tần độ đau xảy ra liên tục hơn, đau cả khi đang nghỉ ngơi và về đêm.
- Bệnh nhân bị hạn chế, khó khăn trong quá trình vận động hàng ngày như lên xuống cầu thang, động tác ngồi buộc dây giày, đứng dậy khi ngồi lâu,…
- Khi thăm khám lâm sàng thấy tình trạng khớp bị biến dạng, có thể sờ được chồi xương.
- Trong lúc đi lại nghe được tiếng lạo xạo khớp, cử động khó khăn, chân đi khập khiễng, thi thoảng vận động mạnh sẽ xuất hiện một cơn đau nhói dữ dội.
- Tình trạng phá rỉ khớp cũng xảy ra phổ biến, điển hình là người bệnh thấy bị tê cứng khớp mỗi sáng, triệu chứng này diễn ra trong khoảng 30 phút hàng ngày. Kèm theo cảm giác tê cứng, bệnh nhân còn có thể cảm giác được sự mỏi cơ khi co duỗi khớp háng.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng
Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh góp phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh thoái hóa khớp háng. Thực tế cho thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lý này, được chia thành hai nhóm chính như sau:
Nguyên nhân nguyên phát: Đây là nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp háng, chiếm tỷ lệ cao, bao gồm các cơ chế bệnh sinh như:
- Sự lão hóa: Theo các nghiên cứu cho thấy nhóm tuổi người già mắc thoái hóa khớp chiếm trên 50% trong tổng số các trường hợp. Điều này chứng tỏ quá trình già hóa tự nhiên của con người theo thời gian là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh.
- Nguyên nhân về di truyền: Hai yếu tố di truyền liên quan tới tình trạng khớp háng thoái hóa đã được nhận định là hàm lượng collagen và sự sinh tổng hợp proteoglycan của sụn khớp.
- Yếu tố nội tiết, chuyển hóa: Bao gồm các tình trạng rối loạn nội tiết như mãn kinh, hay rối loạn chuyển hóa như tiểu đường.
Nguyên nhân thứ phát: Nguyên nhân thứ phát gây thoái hóa khớp háng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, chủ yếu là do các yếu tố tác động khác, gây tổn thương nhanh và nặng như:
- Bị chấn thương cơ học trong quá trình lao động, trong đời sống hàng ngày. Những chấn thương này gây áp lực ảnh hưởng tới cấu trúc khớp háng, làm thoái hóa sụn, dẫn tới thoái hóa khớp háng.
- Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh viêm khớp háng hoặc các bệnh về xương như hoại tử xương.
- Người bị các dị dạng từ khi sinh ra như trật khớp háng bẩm sinh, bất thường khớp háng.
- Biến chứng từ các bệnh lý khác như gout, cushing, bệnh huyết học…
Cách điều trị thoái hóa khớp háng
Ngày nay, theo sự phát triển của Y học, có rất nhiều biện pháp điều trị thoái hóa khớp háng, giúp giảm đau, phòng ngừa các biến dạng khớp cũng như cải thiện khả năng vận động của khớp háng. Trong đó, người ta chia thành hai phương pháp điều trị chính là:
Điều trị nội khoa:
- Sử dụng các nhóm thuốc Tây y trong điều trị như: Thuốc giảm đau, chống viêm (Thường dùng các NSAID, Ibuprofen, Indomethacin, giúp giảm nhanh các cơn đau xảy ra cũng như ngăn ngừa tình trạng viêm diễn biến nặng hơn, lan sang các vùng xung quanh) hoặc các thuốc điều trị theo cơ chế bệnh học như Chondroitin và Glucosamin.
- Tiến hành vật lý trị liệu, dùng nhiệt điều trị bằng các phương pháp sử dụng tia hồng ngoại hay chườm nóng.
- Hướng dẫn bệnh nhân thực hiện chế độ sinh hoạt thích hợp, tránh các tư thế vận động mạnh, ảnh hưởng tới xương khớp háng.
Điều trị ngoại khoa:
Dùng các thủ thuật can thiệp để trị bệnh như: Nội soi khớp, thay khớp háng nhân tạo, cấy tế bào gốc tự thân, ghép sụn,…
Phương pháp phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa khớp háng thoái hóa từ sớm hoặc làm giảm sự tiến triển khi đã mắc bệnh, mỗi người nên có một chế độ sinh hoạt, ăn uống khỏe mạnh và cân bằng, cụ thể là:
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, yoga để tránh bị béo phì, đái tháo đường cũng như nâng cao độ dẻo dai và sức chịu đựng của xương khớp, đồng thời còn giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch cho cơ thể.
- Khi đã bị thoái hóa khớp háng giai đoạn sớm, bệnh nhân nên tránh các vận động mạnh, hạn chế cơn đau bằng cách chườm nước nóng, ăn các laoij thực phẩm cung cấp nhiều canxi như tôm, cua, sữa,…
- Tuân thủ lối sống lành mạnh, không thức khuya, không dùng các chất kích thích như bia, rượu,…
- Khi thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bị bệnh, cần đi khám luôn và nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
Như vậy, thoái hóa khớp háng là một trong các bệnh lý thoái hóa khớp gây ra những triệu chứng, biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Các biện pháp điều trị có hiệu quả làm giảm tình trạng bệnh, duy trì chức năng xương khớp, nhưng tốt hơn cả, mỗi chúng ta nên phòng ngừa để bệnh không xảy ra, tránh những thiệt hại về sức khỏe cũng như về kinh tế.
Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Rách sụn chêm là gì? MRI chẩn đoán, chi phí mổ và sau bao lâu thì phục hồi?
28 Tháng Mười Một, 2020

Vôi hóa sụn khớp là gì? Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
28 Tháng Mười Một, 2020

Chấn thương dây chằng chéo sau có nguy hiểm không? Cách phục hồi hiệu quả
25 Tháng Mười Một, 2020

Chấn thương dây chằng chéo trước là gì? Hậu quả và cách điều trị
19 Tháng Mười Một, 2020

Xương bánh chè nằm ở đâu? Giải phẫu xương bánh chè
17 Tháng Mười Một, 2020

Sai chệch trật khớp cùng đòn là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
13 Tháng Mười Một, 2020
Thoái hóa khớp háng giai đoạn nhẹ cấp tính thì có tự khỏi được không và cần thực hiện chế độ sinh hoạt như thế nào?