Thoát vị đĩa đệm c3 c4 là gì và cách khắc phục hiệu quả
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cùng với cột sống lưng là hai vị trí thường gặp nhất. Nếu bạn thấy mình xuất hiện những cơn đau đầu, đau cổ, vùng vai gáy,… rồi biến mất sau vài ngày lại tái phát thì rất có thể các bạn đã bị thoát vị đĩa đệm c3 c4. Cùng tìm hiểu thoát vị đĩa đệm c3 c4 có nghiêm trọng không? cũng như cách điều trị hiệu quả nhất cho bạn qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính:
Thoát vị đĩa đệm c3 c4 là gì?
Cột sống cổ của con người gồm 7 đốt từ C1 – C7 theo thứ tự từ trên xuống dưới. 7 đốt này lại được chia thành các nhóm khác nhau như C3-C4; C4-C5; C5-C6; C6-C7. Trong đó từ C3 – C5 là vị trí chịu tác động nhiều nhất mỗi lần bạn chuyển động cổ quay trái, quay phải hoặc ngẩng lên cúi xuống; phần từ C5-C7 sẽ chịu sức nặng của đầu.
Thoát vị đĩa đệm C3 C4 là tình trạng đĩa đệm tại vị trí xương cổ C3 và C4 bị rạn nứt gây chảy lớp nhầy bên trong. Thoát vị đĩa đệm cổ C3 C4 khi chèn ép vào dây thần kinh sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau mỏi cổ, lâu dần có thể lan rộng sang các vùng vai gáy.
Thoát vị đĩa đệm c3 c4 có nghiêm trọng không?
Nếu bạn đã biết về bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ có thể hiểu bệnh nguy hiểm như thế nào. C3 – C4 là vị trí hỗ trợ chính trong các hoạt động của cổ nên sẽ cần được quan tâm chú trọng hơn cả. Một số ảnh hưởng xấu mà người bệnh thường gặp phải khi bị thoát vị đĩa đệm c3 c4 có thể kể đến như:
- Chèn ép dây thần kinh: vỡ đĩa đệm cột sống cổ gây nên tình trạng chèn ép, khiến dây thần kinh bị tổn thương. Gây nên cảm giác đau mỏi khó chịu cho người bệnh, đau cứng cổ khó quay qua quay lại, cơn đau lan rộng ra vùng vai và có thể kéo dài đến cả cánh tay.
- Rối loạn cảm giác: C3 – C4 khi bị tổn thương lâu ngày ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh cánh tay tạo cảm giác tê bì, người bệnh có thể xuất hiện cảm giác ngứa ran, lạnh hoặc nóng,…
- Teo cơ: Bất kỳ tại vị trí nào bị thoát vị đĩa đệm cũng đều xuất hiện tình trạng cơ bị teo do mạch máu bị chèn ép, cơ không nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Ngoài những ảnh hưởng xấu mà người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp ở trên thì thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c3 c4 có thể gây thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho người bệnh như:
Hội chứng rễ thần kinh
Khi rễ thần kinh C3 bị tổn thương sẽ khiến người bệnh có cảm giác tức ngực, các cơn đau tại vùng xương chẩm trở nên dữ dội hơn, khó nói chuyện.
- Tổn thương tại rễ thần kinh C4 gây nên hiện tượng nấc, ho tức ngực, cảm giác khó thở.
- Phân ly cảm giác: Phần tủy sống bên trái khi bị chèn ép trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng liệt nửa người, rất nguy hiểm.
- Hội chứng cột sống cổ: Khi phần nhân mềm bên trong thoát ra ngoài có thể gây hẹp ống sống, các cơ liên quan bị tê cứng, hoạt động các bộ phận trên cơ thể gặp khó khăn. Người bệnh có thể bị bại liệt vĩnh viễn nếu để tình trạng này kéo dài.
Như vậy các bạn đã tự mình trả lời được cho câu hỏi thoát vị đĩa đệm c3 c4 có nghiêm trọng không rồi phải không nào?
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm c3 c4 là gì?
Thông thường, nếu không có sự tác động từ bên ngoài thì lão hóa tự nhiên cũng có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Một số nguyên nhân liên quan có thể kể đến như:
- Đĩa đệm bị mất nước: Thường từ tuổi 40 trở đi tình trạng lão hóa sẽ bắt đầu nhanh hơn, phần lớn các đĩa đệm trên cơ thể sẽ bắt đầu gặp tình trạng mất nước và co lại. Các đốt sống từ đó mà sẽ tiếp xúc với nhau nhiều hơn gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm.
- Thoái hóa xương: Xương hay cột sống bị bào mòn dần theo quá trình lão hóa hình thành nên các gai xương. Sau một khoảng thời gian, những gai xương này sẽ có xu hướng chèn ép lên tủy và các rễ thần kinh gây cảm giác đau đớn cho người bệnh.
- Cứng dây chằng: Các xương được nối liên kết với nhau bởi dây chằng. Theo tuổi tác của cơ thể, dây chằng cũng sẽ bị thoái hóa theo trở nên cứng không còn mềm mại như trước. Điều này dẫn đến hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ, gây cứng cổ.
Ngoài những nguyên nhân kể trên thoát vị đĩa đệm c3 c4 cũng có thể xuất hiện bởi những yêu tốt sau:
- Tuổi tác: Những người từ 40 tuổi trở đi thường dễ gặp tình trạng này hơn cả.
- Nghề nghiệp: Những công việc có tính chất liên quan đến hoạt động của cổ hoặc tạo áp lực cho cổ sẽ làm tăng nguy cơ bị thoái hóa xương đốt sống cổ.
- Chấn thương tại vùng cổ: Một số chấn thương tại vùng cổ mà người bệnh gặp phải trước đó cũng có thể làm gia tăng nguy cơ thoái hóa cột sống cổ.
- Di truyền: Cha mẹ có cấu trúc xương không ổn định cũng có thể di truyền cho con trẻ, gia tăng tỉ lệ bị thoát vị đĩa đệm ở trẻ hơn so với người khác.
Cách khắc phục tình trạng thoát vị đĩa đệm c3 c4
Khi nhận thấy có những cơn đau tại vùng cổ, các bạn không nên chủ quan mà cần sớm đến bệnh viện để được khác chữa bệnh. Tùy vào tình trạng mức độ của bệnh mà sẽ có những biện pháp khắc phục điều trị khác nhau.
Điều trị bệnh tại nhà
Đối với những người mới bị thoát vị đĩa đệm c3 c4 nhẹ, các bạn hoàn toàn có thể điều trị ngăn ngừa những triệu chứng của bệnh ngay tại nhà với một số biện pháp sau:
- Thường xuyên tập thể dục: Thực hiện các bài thể dục, vận động được các chuyên gia khuyên dùng. Cải thiện cơn đau cũng như tăng cường khả năng hồi phục cho những xương cột sống cổ. Ngoài ra người bệnh cũng có thể đi bộ hàng ngày nhằm gia tăng chức năng xương thắt lưng.
- Chường nóng hoặc lạnh: Cách này cũng hỗ trợ giảm các cơn đau
- Sử dụng nẹp cổ: Sử dụng nẹp cổ giúp cổ được nghỉ ngơi, hạn chế các hoạt động có thể gây tổn thương cho cổ, cũng như giúp cổ có thể hồi phục như ban đầu.
Điều trị thoát vị đĩa đệm c3 c4 bằng thuốc
Đối với những người điều trị không phẫu thuật sẽ được các bác sĩ kê đơn sử dụng một số loại thuốc như:
- Thuốc giảm đau: Một số thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau như: Opioids, Steroid, Corticosteroid,… sẽ được chỉ định sử dụng giúp kiểm soát các cơn đau, hạn chế tối đa sự xuất hiện của các bệnh liên quan.
- Thuốc giãn cơ: Thoát vị đĩa đệm c3 c4 gây nên tình trạng co cơ, teo cơ,… bởi vậy mà một số loại thuốc sẽ được chỉ định sử dụng giúp làm giãn cơ, ngăn ngừa trình trạng co thắt ở cổ và hạn chế dấu hiệu thoái hóa các đốt sống cổ.
- Thuốc chống trầm cảm: Trong một số trường hợp của bệnh các bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc chống trầm cảm giúp làm giảm cơn đau.
Điều trị phẫu thuật
Khi tất cả các cách điều trị không mang lại hiệu quả, người bệnh sẽ được tư vấn phẫu thuật khi cần thiết.
Ngoài ra người bệnh cũng nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, lịch biểu làm việc và nghỉ ngơi khoa học. Tránh để cơ thể bị béo phì khiến cổ hay các đốt sống lưng phải chịu áp lực lớn của cơ thể trong thời gian dài gây lão hóa.
Thoát vị đĩa đệm c3 c4 sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu bạn không nhận biết sớm và có các biện pháp điều trị thích hợp. Rất mong qua bài viết phần nào đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh và có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả cho mình. Đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng tôi để có những thông tin về chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay, muốn đặc trị bệnh uống thuốc gì?
28 Tháng Mười Hai, 2020

Bài tập giảm cân cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả sau 1 tuần
5 Tháng Mười Một, 2020

Ghế cho người thoát vị đĩa đệm cách sử dụng đúng, hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm khớp háng có nghiêm trọng không và cách khắc phục
26 Tháng Sáu, 2020

Thoát vị đĩa đệm ra trước và ra sau là gì? Cách chẩn đoán, điều trị hiệu quả
25 Tháng Sáu, 2020

Bài tập yoga chữa thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và cổ
24 Tháng Sáu, 2020