Thoát vị đĩa đệm gây teo chân, tê chân, đặc biệt sau khi mổ phải làm sao?
Thoát vị đĩa đệm gây tê chân, teo chân xuất hiện khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nặng nề. Nội dung bài viết sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu hơn về tình trạng tê chân, teo chân do bệnh thoát vị ở đĩa đệm gây ra.
Thoát vị đĩa đệm gây tê chân
Đĩa đệm bị thoát vị là tình trạng bao xơ bên ngoài của địa đệm bị rách làm cho khối nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh và cột sống. Nguyên nhân phổ biến gây bệnh là do làm việc sai tư thế, thường xuyên mang vác vật nặng hoặc vận động mạnh.
Bệnh nhân sẽ thường phải đối mặt với tình trạng đau nhức rất khó khó chịu ở vùng cột sống lưng. Các cơn đau âm ỉ hoặc dữ đội khi người bệnh vận động mạnh. Ngoài các triệu chứng nêu trên, bệnh thoát vị đĩa đệm gây tê chân là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải, đặc biệt là đối với thoát vị ở lưng.
Để lý giải triệu chứng tê bì chân tay do bệnh thoát vị gây ra, các bác sĩ chia sẻ rằng khi nhân nhầy chảy ra và chèn lên dây thần kinh sẽ làm suy giảm quá trình truyền tín hiệu từ cơ quan đến cơ quan vận động, đặc biệt là các chi.
Tủy sống và dây thần kinh bị chèn ép cũng dẫn đến mọi hoạt động của chân và tay sẽ bị hạn chế. Việc mạch máu đi xuống dưới các chi cũng bị ảnh hưởng khiến cho tình trạng tê bì, đau buốt ở chân tay càng dễ xảy ra.
Khi bệnh thoát vị gây tê chân thì người bệnh sẽ còn phải đối mặt với các cơn đau nhức ở mức độ nặng hơn khi thực hiện các động tác gập hoặc duỗi bàn chân.
Tình trạng chân tay bị tê bì sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động, đi lại khó khăn, đau nhức xương. Dần dần, các cơ sẽ bị yếu đi và giảm tính năng hoạt động. Nếu để bệnh kéo dài có thể dẫn đến liệt tứ chi, tiểu tiện mất kiểm soát, thậm chí là tàn phế.
Nguyên tắc điều trị là phải khắc phục được tình trạng địa đệm bị thoát vị. Để làm được điều này thì sẽ phải thăm khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, để giảm chứng tê chân gây ra bởi đĩa đệm bị thoát vị thì có một số cách chữa phổ biến như:
Sử dụng thuốc Tây
- Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm: Paracetamol, Meloxicam, Diclofenac,…
- Thuốc giúp giãn cơ: Được bác sĩ chỉ định khi cơ cạnh cột sống bị xơ cứng, bao gồm Myonal, Mydocalm,…
Bài thuốc dân gian
Người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài thuốc trong dân gian để điều trị bệnh sau khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Một số phương thuốc được nhiều người bệnh sử dụng là:
- Sử dụng lá mướp hương: Chuẩn bị từ 5 đến 7 lá mướp hương, rửa sạch rồi giã nát cùng với một ít muối. Sau đó, đắp hỗn hợp này lên vùng bị đau nhức mỗi ngày 2 lần. Thực hiện 1 tuần sẽ thấy hiệu quả giảm đau nhức, tê bì tay chân do thoát vị đĩa đệm gây ra.
- Bài thuốc từ lá ngải cứu: Dùng khoảng 100g ngải cứu, rửa sạch rồi sao vàng trên chảo. Để lá bớt nguội rồi dùng đắp lên vị trí cột sống bị thoát vị trong khoảng 30 phút để giảm các triệu chứng của bệnh thoát vị ở đĩa đệm.
- Chườm xương rồng và muối hạt: Lấy vài nhánh xương rồng rồi loại bỏ hết gai, đập dập cùng với một ít muối hạt. Hơ nóng nhánh xương rồng trong khoảng 3 phút rồi lấy 1 tấm vải bọc lại. Lăn nhẹ nhàng lên vùng bị đau nhức đến khi nguội hẳn.
Thoát vị đĩa đệm gây teo chân
Không chỉ gây ra cảm giác tê bì mà bệnh thoát vị còn có thể làm cho các cơ chân dần bị teo đi. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị ở đĩa đệm.
Khi bị thoát vị vùng đĩa đệm ở cột sống thắt lưng (L5 – S1 hoặc L4 – L5) thì các cơn đau sẽ lan rộng đến mông, vùng phía sau đùi và chân. Khi mắc bệnh một thời gian dài mà không được chữa trị đúng cách thì các khối cơ ở chân sẽ dần trở nên teo nhỏ lại, kích thước và khối lượng cũng giảm.
Tình trạng teo cơ chân có thể là do khối thoát vị đĩa đệm chèn lên gốc dây thần kinh và tủy sống làm cản trở việc máu lưu thông đến các cơ. Do đó, cơ chân sẽ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn đến bị teo.
Ngoài ra, các cơn đau nhức xảy ra thường xuyên khiến bệnh nhân bị hạn chế vận động. Chính vì vậy các cơ chân sẽ giảm tần suất vận động làm cho các cơ chân bị teo đi.
Nếu hiện tượng cơ chân bị teo được chẩn đoán là do thoát vị ở địa đệm gây ra thì chứng tỏ bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng. Lúc này, việc sử dụng các loại thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời và không thể điều trị dứt điểm.
Biện pháp phổ biến được các bác sĩ chỉ định là phẫu thuật để loại bỏ khối nhân nhầy đang chèn ép lên dây thần kinh. Thậm chí, ở một số trường hợp sẽ phải sử dụng đĩa đệm nhân tạo để thay thế.
Trên thực tế, nhiều người bệnh bị teo chân do thoát vị ở đĩa đệm phải trải qua nhiều ca phẫu thuật nhưng không điều trị được dứt điểm. Các cơn đau vẫn tiếp tục quay lại, cơ chân vẫn bị teo.
Như vậy, thoát vị đĩa đệm gây teo chân gần như là giai đoạn cuối của bệnh. Biến chứng này rất phức tạp và khó để chữa lành hoàn toàn.
Do đó, khi có các biểu hiện của đĩa đệm bị thoát vị thì bạn nên đi thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh để bệnh nặng và gây ra các biến chứng như tê chân teo chân, liệt tứ chi hoặc tán phế.
Xem thêm: Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm và đau lưng có hiệu quả?
Thoát vị đĩa đệm gây tê chân, teo chân là biểu hiện của bệnh đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn nặng. Vì vậy, bạn cần phải kịp thời đến các cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị. Hy vọng, qua bài viết sẽ giúp bạn nhận thức được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Chúc bạn luôn luôn mạnh khỏe!

Bác sỹ Phạm Thị Hậu với chuyên môn khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền, là một trong những chuyên gia cố vấn thông tin y khoa của Việt Nam Forestry – Cổng thông tin sức khỏe 24h.
Bài viết liên quan

Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay, muốn đặc trị bệnh uống thuốc gì?
28 Tháng Mười Hai, 2020

Bài tập giảm cân cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả sau 1 tuần
5 Tháng Mười Một, 2020

Ghế cho người thoát vị đĩa đệm cách sử dụng đúng, hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm c3 c4 là gì và cách khắc phục hiệu quả
10 Tháng Bảy, 2020

Thoát vị đĩa đệm khớp háng có nghiêm trọng không và cách khắc phục
26 Tháng Sáu, 2020

Thoát vị đĩa đệm ra trước và ra sau là gì? Cách chẩn đoán, điều trị hiệu quả
25 Tháng Sáu, 2020